Cách làm cá diếc kho tương hấp dẫn

Là loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài 15 - 30cm; đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.

Thành phần hóa học: Thịt cá chứa 17,7% protid; 1,8% lipid; 70 mg% calci; 152 mg% phospho; 0,8mg% sắt; vitamin B1, B6­. Cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, vào tỳ vị, đại tràng; tác dụng bổ tỳ vị, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn. Mật có vị đắng, tính lạnh.

Công năng chủ trị: Kiện tỳ, lợi thấp, khai vị, hạ khí thông nhũ, thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp suy nhược, mỏi mệt ăn kém, tiêu chảy, kiết lỵ, phù, đại tiểu tiện xuất huyết.

Liều dùng cách dùng: 200 - 250g, dưới dạng nấu, hầm, chiên, nướng.

Kiêng kỵ: Các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.

Y học dân gian Việt Nam dùng cá diếc

trong y thực trị:

- Cá diếc nấu với rau má mơ (rau má họ), ăn hàng ngày chữa đau gan vàng da.

- Cá diếc nấu với rau rút làm canh, ăn hàng ngày chữa biếng ăn.

- Cá diếc nấu với đậu đỏ hoặc vỏ bí đao chữa phù thũng.

- Cá diếc nấu với nấm hương làm tăng tiết sữa cần cho phụ nữ sau sinh.

- Cá diếc bỏ ruột, cho ít phèn chua (cục nhỏ), đốt tồn tính, tán mịn. Ngày uống 10g chia 2 lần. Chữa trẻ em bị phù, kiết lỵ ra máu.

- Cá diếc làm sạch, cho lá chè non vào đầy bụng, nướng chín. Ăn cả cá và lá chè. Chữa bệnh đái tháo đường (thể uống nước nhiều).

- Bột cá diếc 5g, bột gừng 3g, bán hạ chế 3g chữa viêm phế quản mạn tính.

Một số thực đơn chữa bệnh có cá diếc trong y học phương Đông:

Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, cải củ 200g, cà rốt 200g, nước bột đậu 1500 - 2000ml. Cá diếc cắt khúc, cải củ, cà rốt thái lát. Nước bột đậu nấu sôi, thả cá khúc vào, thêm cải củ, cà rốt, gừng, hành tươi đập dập và gia vị hầm nhừ. Khi ăn thêm tương dấm hoặc vắt chanh (nếu có thể cho khế cùng hầm). Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể.

Cá diếc hầm sa nhân cam thảo: Cá diếc 1 con, sa nhân 8g, cam thảo 4g. Sa nhân, cam thảo giã vụn cho vào bụng cá (đã làm sạch bỏ ruột) khâu lại. Không cho ớt, muối mắm, cho các gia vị khác và nước hầm nhừ. Ăn liên tục đợt 3 tuần. Dùng cho bệnh nhân phù thũng toàn thân.

Cá diếc hầm chân giò: Cá diếc 200g, giò heo 1 cái, thông thảo 10g, thêm nước gia vị hầm nhừ, bỏ bã thông thảo. Dùng cho bệnh nhân ít sữa, tắc sữa.

Cá diếc hầm đậu đỏ: Cá diếc 200g, xích tiểu đậu 100g. Hầm nhừ, thêm gia vị nhưng hạn chế muối. Dùng cho các trường hợp phù nề tay chân (cước khí), phụ nữ có mang phù nề; còn có tác dụng an thai.

Canh cá diếc sa nhân: Cá diếc to 2 con, sa nhân 4g, trần bì 3g, lá lốt, ớt, cá diếc làm sạch bỏ ruột để cho róc nước khô; sa nhân tán bột, trần bì tán bột, lá lốt, ớt, gừng, hành, tỏi, bột tiêu lượng thích hợp, thêm muối trộn đều cho trong bụng cá. Dùng dầu lạc chiên rán cá trên chảo cho chín vàng, gắp ra để cho khô. Trên bếp chảo nóng có dầu rán, cho gừng hành cho thêm nước dùng gia vị thả cá vào, cho nước dùng sôi đều. Cho ăn vào các bữa ăn. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, đầy trướng bụng, ăn kém hoặc đau quặn bụng, tiêu chảy.

- Cá diếc 500g, tương 100ml, nghệ 50g. Cá mổ bỏ ruột, rửa sạch cho vào xoong (nồi đất); nghệ gọt bỏ vỏ đen, đập rập, băm nhỏ, rải lên trên, có thể cho thêm quả sung bổ đôi hoặc khế thái lát; đổ tương và khoảng 1500ml nước (mùa đông thay bằng 200g dưa muối và 1500ml nước dưa). Đun sôi, đun nhỏ lửa đến khô. Phụ nữ nhiều địa phương dùng làm thuốc kích thích ăn uống trong bữa ăn, thuốc cung cấp canxi hữu cơ, là món ăn bổ huyết, dưỡng da làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn. 

Cá diếc kho tương

Cá làm sạch ruột ướp gia vị theo ý thích. Gia vị gồm có nghệ giã nát, sả băm nhỏ, đường, hạt tiêu, ớt băm (hoặc để cả quả), tùy theo lượng cá mà cho gia vị. Củ riềng thái lát lót kín đáy nồi. Sau khi uớp khoảng ba mươi phút cho vào nồi, một lớp cá kế đến một lớp tương. Khi nồi cá sôi thì giảm lửa tối thiểu, liu riu cho cá mềm cả thịt lẫn xương. Mùi vị rất thơm ngon.

Cá diếc nấu rau răm

Nguyên liệu: 3 con cá diếc (tùy lượng người ăn). Một ít rau sam, rau răm, ớt tươi (xanh). Cách chế biến như sau: Cá diếc rửa sạch, ướp tiêu, hành, muối, để 30 phút. Cho nước vào nồi đun sôi (tùy lượng cá và khẩu phần ăn), thả cá vào, khi cá chín cho rau sam. Tắt bếp cho rau răm, ớt xanh dập dập vào, thêm nước mắm ngon vừa. Ăn nóng.

Từ đợt tháng 5 tới giờ, mình rất hay thấy các chợ có hàng cá diếc. Trước đây cá diếc rất rẻ, mình nhớ có 10000 – 12000 đồng một kg. Bây giờ, có khi phải mua cá diếc 25000 đồng một kg. Hôm nay mình phải mua cá với giá đó.

Cá diếc kho tương là món ăn ngon khỏi bàn. Mình được dạy kho cá với tương từ nhỏ, vừa đơn giản, vừa ngon. Cá kho tương không cần gia vị gì cho thêm vào, chỉ cần cá và tương. Nồi cá kho thời xưa thường vùi vào bếp tro nóng hoặc cuốn bằng lượt rơm dầy rồi đốt lên, cá sẽ khô, ăn bùi bùi, mùi thơm nức mũi. Giờ mình mua nồi đất cắm điện ở chợ về kho cá, không ngon bằng cá cuốn rơm nhưng ăn cũng được.

Kế tiếp là khâu chọn tương. Tương bán ở chợ đa số là tương không ngon, nếu mua về kho cá sẽ chua, hỏng nồi cá. Phân biệt tương rất dễ, chỉ cần ngửi mùi là biết. Tương không ngon sẽ có mùi chua, thậm chí có mùi như mùi thối. Tương có mùi hơi ngái, thơm mùi đậu tương rang, màu sắc nâu vàng là tương ngon.

Cá diếc kho tương rất ngon (Ảnh minh họa)

Ngoài ra nhiều mẹ sẽ chọn tương Bần, nhưng phải là loại tương Bần xịn và vẫn phải kiểm tra chất lượng. Tương giá 10000 đồng một chai nửa lít.

Đến hàng tương lại thấy các loại mắm. Ngày xưa, khi chưa có thông tin về thịt lợn thối, thịt lợn tai xanh được làm mắm tép chưng thịt, thể nào mình cũng mua 1 – 2 lạng về ăn. Nhưng giờ mình không dám mua. Phí cho những món ăn dân gian ngon mà bị hủy hoại bởi thói làm ăn không nghĩ đến uy tín, chỉ nghĩ đến lợi nhuận của một bộ phận những người sản xuất và kinh doanh.

Qua hàng ngũ cốc, thấy hạt kê thật ngon. Kê vàng về nấu chè, vừa dễ làm, ăn vừa bổ. Cháo kê có tác dụng an thần hơn cả hạt sen. Kê giá 80000 đồng một kg. Các mẹ ít có thói quen mua kê nhưng món bánh đa kê ở ngoài đường được nhiều người rất thích.

Các loại rau, củ được cho là thu hoạch tại Việt Nam như rau mồng tơi, rau muống, rau đay, rau ngót, rau bí, bầu, bí,… đắt khách. Giá không có gì biến động, đắt hơn thời gian tháng 5 khoảng 10% cho tất cả các loại rau. Những người đi chợ vẫn chấp nhận được giá cả như thế.

Cá diếc kho tương ăn với rau ngót và dưa chuột là thực đơn buổi trưa; thịt ba chỉ luộc với rau bí xào tỏi là thực đơn buổi tối nhà mình. Chúc các mẹ chọn được thực phẩm ngon, tốt và có những món ăn ngon với Bếp Eva!

Các mẹ có muốn bổ sung thêm Caxi ko nào, một thành phần hóa học làm chắc xương, chắc bộ khung để nhảy dây, chơi cầu lông, bơi lội,... và đặc biệt không bị loãng xương. Hôm nay mẹ Joe ra chợ câu được 1 kg cá Diếc mua thêm lọ tương bần và chút gừng sả về kho ăn cho thay đổi. Cá Diếc mẹ câu được ở chợ toàn các chị cá có quả trứng to đùng ở trong bụng, cá Diếc trứng kho lên ăn bùi bùi ngậy ngậy rất là đưa cơm nhá các mẹ ^=^.
Cá kho kiểu này ăn được đầu cho tới đuôi tha hồ nhiều canxi nhá.

 Mẹ nào quan tâm tới món này thì làm theo cách của mẹ Joe nhé:
                                                                                                        Thánh phần:


- 1 lg Cá Diếc


- 1 lọ tương bần


- 3 củ Sả


- 1 củ Gừng


- 1 củ Giềng















Cách làm

- Gừng, Giềng thái lát mỏng 1mm


















- Sả thái mỏng và dài
















- Cá mua ở chợ bảo người ta bỏ ruột và mang, để nguyên cả vảy và vây.


- Rửa sạch để ráo rồi rán vàng 2 mặt cá cho thơm.













- Lấy nồi áp suất ra, lót dưới đáy nồi gừng. giềng và sả.

















- Cá rán vàng 2 mặt xong rồi xếp cá vào nồi.















- Xếp hết cá vào trong nồi xong rồi thì đổ hết số tương trong lọ vào nồi. (Loại tương này mẹ Joe mua ko mặn lắm nên mới phải đổ hết cả lọ, nếu tương mặn rồi thì chỉ cẩn đổ 1/2 lọ thôi, đổ trước 1/2 đun 1 lúc thấy nhạt đổ tiếp tới khi nào mặn vừa ý)










- Đã hoàn tất khâu đổ tương.



















- Tiếp đến cho thêm độ 3 bát nước ăn cơm vào nồi cho sâm sấp mặt cá.















- Sâm sấp nước như thế này nhé.

















- Tiếp theo cho thêm 2 thìa đường vào nồi cá. ( có thay đường bằng mía nhé). Đậy nắp nồi áp suất lại vào đun trong vài giờ, chúng ra đã có nồi cá kho tương măm măm rồi. Thật là đơn giản phải ko nào!











Và đây sản phâm của chúng ta đây, múc 1 ít ra cái niêu đất cho nó có chút hương vị đồng quê nào ^=^.



Chúc các mẹ có nồi cá kho như ý nhé!



Trong Đông y, cá diếc là một trong 499 vị "nam dược thần hiệu" (sách của Tuệ Tĩnh) gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao, cả bệnh tiểu đường và sưng hòn dái (đối sán)...

Còn dân ăn nhậu kháo nhau "ăn cá diếc bổ đủ thứ" nên các nhà hàng, quán ăn ở miền Trung có món đặc sản này thường rất đông khách. Cái đặc biệt khi ăn cá diếc là phải thực hiện nghiêm ngặt quy định "thực bất ngôn” - không nói chuyện trong lúc ăn!

Cá diếc ở quán nhậu

Một tô cá diếc từ một đến 3 con tùy loại lớn hay nhỏ, nấu với rau răm và một trái ớt xanh lớn đập dập. Chỉ có vậy. Thức chấm là một đĩa muối tiêu chanh nhỏ. Thực khách gắp từng con cá ra chiếc đĩa để lấy vảy và thịt chấm với muối tiêu. Thường thì chúng tôi hay gọi những con cá diếc lớn và có trứng. Có lẽ vì trứng cá diếc có vị thơm rất lạ không nhầm lẫn với bất kỳ loại trứng cá nào và rất ngon. Cái khoái của món ăn sành điệu này là sau khi chén xong phần cá, bưng tô nước có cả rau răm và quả ớt xanh đập dập còn đang nóng đưa lên miệng... húp cái rột. Người nghe thấy bạn mình ăn uống thiệt tình; còn người ăn thú vị với cái cay nồng của mùi rau răm và ớt xanh, có khi cay quá làm nước mắt ràn rụa mà vẫn thích.

Ăn cá diếc phải ăn luôn vảy và đầu mới thấy hết vị ngon của nó. Một trong những "nghệ thuật" nấu món cá này là để không bị tróc vảy. Theo tiết lộ mới nhất của một chủ quán tại Đà Nẵng là chỉ nên bỏ cá vào nồi khi nước đã sôi! Người sành ăn cá diếc rất khó bị hóc xương (đây là loại cá xương nhiều và rất sắc). Phải có cách lấy thịt thuận theo chiều của xương, từ sống lưng trở ra. Người mới ăn, nên bắt chước người sành ăn và nhất là phải thực hiện nghiêm ngặt quy định "thực bất ngôn” - không nói chuyện trong lúc ăn cá diếc! Có lẽ chính chuyện dễ hóc xương này mà trong một bài đồng dao về các loài cá có nói: "...được nhiều diễm phúc là con cá hanh, phản cha hại anh là con cá diếc…".

Lại còn chuyện phải phân biệt cá diếc sông với cá diếc bắt trong các bàu ở miền Trung. Cá diếc sông vảy trắng nhưng thịt không béo bằng cá trong bàu, tuy màu vảy sậm hơn. Chỉ tiếc, bây giờ các bàu, ao đã bị lấp để phân lô nền nhà, nên cá diếc loại này hơi hiếm! Cá diếc ngon nhất là vào thời điểm bắt đầu mưa nhiều ở miền Trung, khoảng tháng 9-10 âm lịch, khi cá băng đồng đi tìm nơi đẻ trứng.

Cá diếc bổ đến đâu?

Một hôm cùng đến quán với một người bạn là Đông y sĩ, anh ấy gọi "cá diếc nấu rau răm". Anh giải thích: "Hai thứ này đều là vị thuốc cả đấy. Trong Đông y, cá diếc là một trong 499 vị "nam dược thần hiệu" gọi là tức ngư, tính hàn, công dụng điều khí hòa trung rất bổ ích, chữa mụn trĩ, đại tiện ra máu, lao, cả bệnh tiểu đường và sưng hòn dái (đối sán)... Còn rau răm gọi là thủy liễu có tính ấm chữa đau bụng lạnh, vết thương rắn cắn, cước khí sưng chân và chàm ghẻ...".

Món ăn ngon, bổ

Không tiện hỏi thêm trong lúc đông người, hôm sau tôi đến nhà Đông y định tìm hỏi cho ra ngọn ngành. Anh lặng lẽ đưa cho tôi cuốn Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, rồi nói: "Tôi đang có khách đến bắt mạch bốc thuốc, ông muốn biết thì cứ đọc trong đó!".

Tôi phải mượn sách mang về đọc mấy ngày mới lấy ra được mấy "toa thuốc" liên quan đến cá diếc sau đây. Xin chép lại:

Trị chứng "hòn dái sưng đau do tỳ kinh cảm, tà khí hàn thấp lưu trệ mà sinh bệnh" dùng "cá diếc bỏ ruột, nấu canh với cây thà là, ăn nhiều thì sẽ khỏi hẳn". Liên quan đến bệnh đái đường, Tuệ Tĩnh gọi là bệnh tiêu khát và trong nhiều bài thuốc vẫn có "cá diếc một con bỏ ruột, lấy lá trà bỏ vào ruột cho đầy, bọc nhiều kới giấy đem nướng chín mà ăn, chỉ độ 3 bốn lần là khỏi". Liên quan đến bệnh mắt, "sau khi chữa sốt nóng dữ dội rồi ăn đồ cay nóng, mắt mờ tối" thì ăn cá diếc nấu canh thường xuyên thì rất hay! Cá diếc cũng là vị thuốc trị mọi chứng lao tổn do "ăn ở mất chừng mực, ham muốn quá độ. Có lúc vì thất tình, lục dâm mà tổn hại khí huyết...". Một trong công dụng của tức ngư là chữa các chứng thương thực do người có tạng phủ yếu ớt, "những người giàu sang, an nhàn, tì vị hư lạnh, lười vận động, đồ ăn cũ chưa tiêu đồ ăn mới đã tống vào mới thành chứng tích thực". Để điều trị, lấy "cá diếc to, bỏ ruột, lấy 5, 6 tép tỏi dồn vào bụng cá, ngoài gói vài lớp giấy, nướng chín. Bỏ tỏi đi, ăn cá. Ngày ăn hai ba lần sẽ ăn lại được nhiều, lại chữa chứng bụng bị tắc nghẽn, ăn không xuống. Phương này công dụng điều hòa được dạ dày, chắc được ruột, không nên khinh thường" (những đoạn trong ngoặc kép là trích nguyên văn bản dịch từ sách của Tuệ Tĩnh).

Tôi đem trả lại sách cho bạn và trầm trồ về công dụng thần kỳ của cá diếc. Thấy tôi hớn hở, anh bạn Đông y phải dặn đi dặn lại là ăn cá diếc hay lấy nó làm thuốc phải cẩn thận vì gan nó rất độc, bởi thế nên các phương thuốc có tức ngư đều được dặn là "bỏ ruột" vì trong ruột có gan.

Cách nấu canh cá diếc món ngon bình dân

Canh ngải cứu nấu cá diếc

Chế biến món cá an thai cho mẹ bầu

Công dụng của hoa thiên lý

Món ăn trị cảm lạnh và cúm

Bài thuốc cho sản phụ thiếu sữa

(ST).

cá giếc kho ai làm cách nào
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Cho toi hoi cach lam ca diec kho tuong nhon theo kieu ha noi.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận