Cách làm cá hồi sashimi Nhật Bản

Những hiểu biết cơ bản về món Sashimi trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản và hướng dẫn cách làm cá hồi sashimi Nhật Bản.

Sashimi - món ăn ngày Tết ở Nhật Bản

Nếu như Sushi là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong các bữa tiệc truyền thống kết hợp hương vị của đồng xanh và biển cả thì Sashimi chính là "nữ hoàng" của hương vị tinh khiết đến từ đại dương bao la.

Ẩm thực đón Tết của người Nhật ít nhiều có điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình. Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành. Các món ăn đó đều được làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ...

Sashimi là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có "tiêu chuẩn sashimi", được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, sau đó được xử lý ngay theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi. Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra, Sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả...

Loại dao dùng để cắt Sashimi của các đầu bếp Nhật Bản được ví như thanh kiếm báu của các võ sĩ Samurai, giá trị có khi lên tới vài nghìn USD. Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, dài 4cm và dày chừng 0,5cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tùy vào loại nguyên liệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau, nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.

Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng. Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế.

Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí, điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon), cùng với lá tía tô.

Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi. Người Nhật đôi khi trộn wasabi với nước tương để làm nước chấm mà khi ăn sushi thì thường không làm như thế. Một cách khác dùng wasabi để làm dậy mùi nước tương là bỏ wasabi vào chén và xịt nước tương lên. Làm cách này thì wasabi quyện vào nước tương nhẹ nhàng tinh tế hơn. Ăn wasabi chung với sashimi ngoài việc gia tăng hương vị, còn là để diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có ở hải sản tươi sống.

Màu sắc bắt mắt kết hợp với khả năng phối màu của người đầu bếp không chỉ cho thấy sức quyến rũ của nguyên liệu tươi ngon mà còn gửi gắm trong đó nét tinh tế của văn hóa xứ hoa anh đào. Sashimi chắc chắn cho bạn một chuyến du lịch đầy hương vị và sắc màu của biển cả theo một cách riêng biệt đầy sống động

Cách làm sashimi cá hồi Nhật Bản

Sashimi (IPA: /'saɕimi/Tiếng Nhật: 刺身|さしみ; : 刺身|さしみ; có thể dịch ra tiếng Việt là "xẻo thân") là một món ăn truy là "xẻo thân") là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5cm, chiều dài 4cm và dày chừng 0.5cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hàcủ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.

Cũng có thể nói sashimi là "cắt thịt tươi sống ra để ăn". Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có "tiêu chuẩn sashimi" được bắt bằng các dây câu riêng biệt, ngay sau khi bắt được cá, người ta dùng một cái đinh nhọn đâm xuyên óc cá làm cho cá chết ngay lập tức, sau đó xếp cá vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh như thế nên thịt nó chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic, do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị uơn, ngược lại nếu cá chết từ từ thì chất lượng sẽ giảm sút. 

Một khay sashimi trình bày cầu kỳ trong một bữa ăn tại một nhà nghỉ

Từ sashimi cũng được dùng để chỉ các món cá tươi sống khác. Nhiều người ngoại quốc thường gộp sashimi và sushi lại làm một. Thực ra hai món này hoàn toàn khác biệt nhau. Sushi là các món mà thành phần của nó có giấm gạo, cá tuơi sống - theo kiểu truyền thống, nhưng cũng có nhiều loại có cả hải sản đã nấu chín, nhiều loại khác lại không có hải sản.

Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Một số loại, chẳng hạn như bạch tuộc phải được hấp qua cho đỡ dai[cần dẫn nguồn]. Đôi khi, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt , gan (tất nhiên đều tươi sống) và konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm sashimi. Lúc đó sẽ có các món basashi (sashimi thịt ngựa), torishashi (sashimi thịt gà), rebasashi (sashimi gan) hay konyakusashi (sashimi konyaku).

Cùng với sự thống trị của Nhật Bản ở bán đảo Triều TiênĐài Loan, sashimi cũng trở nên phổ biến ở các nơi này. Ở Hàn Quốc, sashimi được gọi là hoe (회).


Hướng dẫn cắt sashimi cá hồi

Dưới đấy là mẹo nhỏ rất đơn giản để cắt món sashimi cá hồi mà không bị nát

Khi mua ở siêu thị, bạn nên mua miếng cá hồi chưa lọc da. Da cá hồi giúp bảo quản cá tươi và không làm vỡ lớp thịt bên trong. Trong mẹo nhỏ này, nhờ có lớp da, bạn sẽ có thể fillet miếng

cá hồi

dễ dàng theo ý muốn.

Bắt đầu cắt miếng

thành từng lớp fillet dày khoảng 0.5 cm. Lưu ý không cắt rời hẳn, mà vẫn giữ lại lớp da như hình trên.

Sau đó cắt từ giữa sang 2 bên, lọc theo lớp da cá.

Cuối cùng, chỉ việc tách các miếng cá ra và bày ra đĩa.



(St)

Cách làm ruốc bông cá hồi bồi bổ cho bé yêu
Cách chế biến cá hồi cho bé yêu mau lớn, thông minh
Công thức nấu lẩu đầu cá hồi
Chế biến món ăn từ lườn cá hồi
Cách làm cá hồi sốt bơ đơn giản mà cực ngon