Cách làm hết nhức đầu bằng trái cây
Cách làm gỏi đu đủ Lào ngon như ăn ở Lào
Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cùng với mỳ Quảng, cơm gà là một trong những món ăn phổ biến, luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách khi đặt chân đến nơi đây.
Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất hút du khách là “Con đường di sản miền Trung” và “Con đường xanh Tây Nguyên” nhưng khách dừng chân ở Quảng Ngãi lại rất ít. Và gần như cái tên Quảng Ngãi vẫn còn vắng bóng trong bản đồ du lịch nước ta.
Nhưng nếu đã 1 lần ngang qua mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió này, bạn nhớ đừng quên thưởng thức món Cơm gà đặc sản nơi đây nhé.
Cùng với mỳ Quảng, cơm gà là một trong những món ăn phổ biến, luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách khi đặt chân đến Quảng Ngãi.
Nguyên liệu chính của cơm gà là giống gà ta được nuôi nhiều ở miền đất cát cằn cỗi, phải bới sục tìm thức ăn nên thịt chắc, da mỏng. Sau khi được chế biến gà có da vàng ươm, từng thớ thịt săn lại, thơm phức. Cơm được nấu từ nước luộc gà cùng ít nước nghệ giã, vì thế khi chín, hạt cơm ngả màu vàng nhạt, óng mượt, rất hấp dẫn.
Nếu so sánh với cơm gà Hội An thì những hột cơm của cơm gà Quảng Ngãi có phần khô hơn. Nhưng không phải vì vậy mà hương vị của nó bớt đi phần hấp dẫn. Từng hạt gạo được cẩn trọng chọn lựa, ướp thêm gia vị nên hương vị đậm đà, ngon hơn cả những loại cơm khác.
|
Nhưng điểm khác biệt lớn nhất, tạo nên sự độc đáo của cơm gà Quảng Ngãi nằm ở những gia vị được dùng để tẩm ướp gà. Tỏi, ớt, gừng, hành tím và rau răm là những phụ gia không thể thiếu.
Cơm gà xé trộn với rau răm, ăn cùng với đu đủ, hành chua, cà rốt ngâm, tương ớt hoặc các loại nước chấm và măng được luộc trong nước gà. Cơm gà Quảng Ngãi là sự kết hợp tuyệt hảo của vị gà béo ngọt, the the của rau răm, cay cay của ớt và gừng thơm.
|
( Ảnh: Yamaha-Moto). |
|
( Facebook: Địa Chỉ Hà Nội). |
Ngoài cơm gà, các chế phẩm từ gà cũng rất hấp dẫn, mỗi món có một hương vị khác nhau như: gà xé trộn rau thơm, gà kho gừng, gà xào xả ớt, gà chiên, gà chặt, ca-ri gà, hay gà nấu cá mòi là món ăn đặc sản với hương vị mới lạ, rất hấp dẫn thực khách khi ghé qua nơi đây.
|
( Ảnh từ Facebook) |
Giờ đây cơm gà có mặt ở rất nhiều nơi trên khắp các mảnh đất hình chữ S, từ Bắc vào Nam thế nhưng không ở nơi đâu có được hương vị đặc trưng mà chỉ Quảng Ngãi mới có. Phải chăng vì thế mà bất cứ ai khi có dịp đặt chân đến dải đất Miền Trung cũng cố nán lại để thưởng thức món ăn nức tiếng này!
|
Một quán cơm gà ngon xứ Quảng. (Ảnh: Yamaha-Moto) |
Tôi có dịp ra thăm Hội An, được ăn thử món cơm gà rất ngon, đặc biệt là sa tế ăn kèm. Tôi rất muỗn học cách làm món cơm gà này.
Nguyên liệu:
• 1 con gà mái dầu.
• 500g gạo tẻ + 50g gạo nếp.
• 200g cải chua (lấy nhiều cọng).
• Cải ngọt hay cải cay.
• Gừng, tỏi, ớt, củ hành tây.
• Nước mắm, xì dầu, giấm, đường , bột nghệ .
Thực hiện:
• Gà làm sạch. Tim, gan, mề gà rửa kỹ, cắt hạt lựu nhỏ. Xào phần tim, gan, mề với hành, tỏi và nêm vừa ăn.
• Nếp và gạo vo sạch, để ráo.
• Gà cho vào luộc chín, khi luộc cho vào nước luộc gà một ít bột nghệ. Gà chín, vớt ra, để ráo, xé miếng hay chặt (tùy thích).
• Nước luộc gà dùng để nấu cơm. Cho gạo vào nồi, đổ nước luộc gà vừa đủ (cơm phải hơi săn hạt mới ngon). Nêm chút hạt nêm, dầu ăn cho cơm dẻo, thơm, đậm đà. Cơm chín, trộn phần tim, mề, gan vào cơm rồi dọn kèm dưa cải chua, xà lách, dưa leo, cà chua, hành tây ngâm giấm chua ngọt.
• Phần nước còn lại nấu canh cải ngọt hay cải cay đều ngon.
• Thịt gà chặt miếng hay xé. Có thể pha nước mắm chua ngọt, nước tương hay chấm với tương ớt của Hội An. Nếu ăn gia đình có thể dọn dĩa gà riêng, các loai rau riêng. Nếu dọn cơm phần thì lấy cơm, để trên thịt gà và các loai rau (dọn riêng, để cơm không bị ướt)
Là vùng đất đa dạng về môi trường sinh thái, Quảng Ngãi có nhiều loài động vật, thực vật sinh trưởng, với nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi. Trải qua nhiều thế kỷ, các tộc người ở Quảng Ngãi đã tận dụng các nguồn sản vật có trong tự nhiên để chế biến những món ăn, thức uống phù hợp với khẩu vị và điều kiện sống của mình và sáng tạo ra những đặc sản nổi tiếng. Cuộc sống đan xen và giao lưu giữa các dân tộc, các luồng dân di cư cũng góp phần sản sinh những món ăn, thức uống khá phong phú và đa dạng.
Nhìn chung, các món ăn, thức uống của người Việt ở Quảng Ngãi có nhiều điểm tương đồng với các món ăn, thức uống của người Việt ở vùng Nam Trung Bộ. Đại bộ phận cư dân người Việt ở Quảng Ngãi và các tỉnh Nam Trung Bộ có cùng quê gốc ở vùng Thanh - Nghệ nên cách chế biến thức ăn và đồ uống cơ bản vẫn theo khẩu vị và kinh nghiệm của người Việt nói chung.
Thường ngày, người Quảng Ngãi dùng hai bữa cơm chính vào buổi trưa và buổi tối. Thành phần bữa cơm chính thường ngày là: cơm + rau + cá + mắm. Người miền núi thì thường: cơm + rau + muối. Những gia đình khá giả hơn thì có khi thêm thịt (chủ yếu là thịt heo). Bữa ăn sáng thường chỉ "quấy quá", khi là cơm mắm, khi là xôi với muối, khi là củ khoai, củ mì (sắn). Người nông dân đi làm đồng còn có bữa ăn giữa buổi và bữa ăn xế. Hai bữa ăn này thường là ăn nhẹ với ít xôi, khoai luộc, bún mắm (mắm cái, mắm nước), bánh tráng nhúng nước cuốn rau muống sống… Nói chung, cơ cấu bữa ăn thường chú ý đến chất bột trong gạo, nếp, củ. Người Quảng Ngãi dù có ăn gì cũng phải cố ăn một ít cơm mới thấy "ấm bụng", "dằn bụng", hoặc "chặt bụng".
Muốn có hạt gạo dùng nấu cơm hằng ngày, người ta phải xay, giã, giần sàng. Cối giã là cối gỗ hoặc cối đá. Còn xay thì thường xay trên cối đóng bằng tre. Ngày nay, hầu hết trong các làng xã đều có máy xay xát gạo, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian, công sức. Ở trên các vùng núi cao, các tộc người vẫn dùng phương thức phổ biến là giã (không xay), giần, sàng cho các loại lúa, nếp trồng trên các nương rẫy.
Người Quảng Ngãi cũng ăn nhiều loại khoai củ, nhiều loại rau, bí khác nhau. Phổ biến có các loại khoai lang, khoai mì, khoai sọ, củ từ, củ sắn (nước), củ lăng, củ huỳnh tinh, củ chuối nước. Các loại củ này có thể nấu canh, xào, luộc, ghế cơm. Cách đây vài chục năm trở về trước, vì còn thiếu lúa gạo, nên hầu hết người Quảng Ngãi đều ăn cơm độn (ghế) củ mì, củ lang, bắp. Cho đến nay, người Quảng Ngãi vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: "Tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm" phản ánh đúng thực trạng này. Người Quảng Ngãi cũng trồng nhiều loại cây, rau khác nhau: bí (bí đỏ, bí đao), bầu, mướp, khổ qua, bạc hà, rau muống, cải... Những thứ này được chế biến bằng cách xào, luộc, nấu canh với thịt bò, thịt heo, cá cơm, hoặc chỉ nêm mắm cá cơm, mắm cá nục. Những loại gia vị thường được dùng là ớt, tiêu, hành, tỏi, gừng, sả, màu (là đường thắng cô đặc), nghệ...
Người Việt ở Quảng Ngãi dọn bữa cơm trên phản gỗ hoặc chõng tre, chiếu (thức ăn đặt trong chiếc mâm bằng gỗ hay đồng thau); ngày nay phổ biến là dọn cơm trên bàn. Bàn ăn thường được đặt gần bếp. Gia đình khá giả thì có phòng ăn riêng. Người đàn bà chủ gia đình thường ngồi ở đầu nồi cơm. Bữa ăn không nhất thiết phải mời mọc như người dân ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, thường là miếng ăn ngon bao giờ cũng được dành cho người cao tuổi trong gia đình, hoặc khách, hoặc là con trẻ. Khi ăn không được đùa giỡn, không nói chuyện ồn ào, nhai nhỏ nhẹ, không được để rơi vãi, không được khua chén bát, ăn phải sạch chén...
Dụng cụ dùng cho bữa ăn là đũa, muỗng, vá, chén, tô, đĩa. Đũa được làm bằng tre, sang trọng hơn là đũa mun, ngày nay còn có đũa gỗ, đũa dừa, đũa nhựa. Cơm được xới bằng vá hoặc bằng đũa cái. Chén bát phải sạch sẽ. Vào dịp giỗ, tết người ta hay dùng loại chén rất mỏng, có in hình rồng, phụng. Nhà nghèo dùng chén bát bằng sành, nhuộm men màu xanh lục hay xanh lam. Người Quảng Ngãi gọi bát để ăn là chén; gọi bát lớn để đựng canh là tô; gọi thìa là muỗng, gọi cốc uống nước là ly (nhỏ, lớn đều gọi là ly); gọi ly uống nước nhỏ, có quai là tách.
Người miền núi dọn bữa ăn trên sàn, nơi gần bếp lửa của nhà sàn. Cơm thường được nấu trong nồi đất hoặc nồi đồng, nay là xoong nhôm. Cơm lúa rẫy có màu đỏ, cứng, nhưng nhiều chất bổ dưỡng. Những thức ăn thông thường của người miền núi là cơm, rau rừng, muối ớt, cá (được đánh bắt trên suối, sông), có khi còn có thịt ếch nhái, cua, ốc, hoặc thêm những loại thịt thú rừng. Mỗi ngày chỉ có hai bữa cơm chính vào buổi sáng và buổi tối. Món ăn được dùng phổ biến là món cháo đặc được nấu từ gạo giã thành tấm trộn chung với rau rừng. Do điều kiện sinh hoạt sản xuất nương rẫy, phải thường xuyên xa nhà, nên người miền núi Quảng Ngãi thường chỉ nấu ăn vào buổi sáng sớm (trước khi lên rẫy), và buổi chiều (khi ở rẫy về). Bữa ăn trưa thường chỉ có một ít cơm được nấu trong ống bương hoặc trong các nồi đất, được cô con gái hoặc bà chủ nhà mang theo lên nương rẫy. Trước đây, người dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi thường ăn bốc. Cơm (và các thức ăn khác) được đặt trên lá cây, hoặc mo cau, có khi là bỏ trong rá, là một tập quán có từ lâu đời với ý nghĩa nhằm để "trân trọng" đối với hạt gạo, tựa như phải tuốt lúa bằng tay (vì nếu dùng dụng cụ bằng sắt tuốt lúa sẽ làm lúa đau !). Trong Phủ Man tạp lục, Nguyễn Tấn cũng xác nhận rằng: "Người miền núi cao trong tỉnh ăn thì dùng tay bốc chứ không dùng bát đũa. Món họ thích nhất là mắm cá (tục gọi là cá mòi) và muối, còn như thịt trâu, thịt dê thì thường nướng mà ăn chứ không nấu chín hoặc ăn sống". Khi ăn cơm bốc, mỗi người chỉ được bốc đúng một chỗ trên mo cơm, hoặc rá cơm, không được bốc sang chỗ khác; không được để cơm rơi vãi, không được để dính trên tay. Ngày nay, các dân tộc miền núi trong tỉnh đều đã dùng các loại dụng cụ để ăn như người Việt.
Nhờ có truyền thống chăn nuôi bò, heo, gà, vịt... nên người Quảng Ngãi dần dần đã cải thiện đời sống, cải thiện bữa ăn của mình.
Từ xa xưa, người Quảng Ngãi đã chế biến các loại mắm từ các loại sản vật của biển, của ruộng đồng, sông nước, đặc biệt là từ các loại cá cơm, cá nục. Sau khi muối các loại cá này một thời gian thì có các loại mắm, nếu muối nhạt để ngắn ngày thì có mắm chua, nếu muối mặn dài ngày thì có mắm chín, nếu để nguyên ăn thì gọi là mắm cái, nếu lấy từ thùng nhĩ ra gọi là mắm nhĩ, nu nấu lên rồi lọc lấy nước thì gọi đó là mắm nước... Ngoài các loại mắm được dùng phổ biến này, Quảng Ngãi còn có mắm mực, mắm ruốc, mắm nhum, mắm cá kình, mắm tôm, mắm cua, mắm mày mạy (mắm cáy). Quảng Ngãi có nhiều địa phương nổi tiếng với nghề làm mắm, như: An Vĩnh, An Kỳ (ở vùng biển Sa Kỳ), An Chuẩn, Kỳ Tân (ở vùng cửa Lở), Thạch Bi (ở vùng cửa biển Sa Huỳnh)... Phủ biên tạp lục có ghi: "Năm Cảnh Hưng th 30 (tức năm 1759, đời vua Lê Hiến Tông): xã An Vĩnh nộp đồi mồi 10 bộ (mỗi bộ 13 phiến), mắm 4 vò, dầu vừng 20 chỉnh, cá quý 1 sọt, nước mắm 705 vò. Qua dòng ghi chép này, chứng tỏ thời ấy, ngoài sự phong phú về các loại hải vật, sản vật, nghề làm mắm ở Quảng Ngãi đã khá phát triển.
Cũng như người Việt trong toàn quốc, người Việt ở Quảng Ngãi quan niệm ngày giỗ chạp, lễ tết phải có "mâm cao, cỗ đầy". Lễ vật hiến tế thần linh và tổ tiên tùy theo mùa. Mùa nào thức ấy. Nhưng thông thường phải có: hoa, trái (cam, chuối, bưởi...), bánh (bánh nổ, bánh thuẫn, bánh ít...), xôi, rượu... Nếu cúng ngoài sân phải có thêm cháo trắng. Nếu cúng ở ngã ba đường thì bỏ cháo vào lá đa, hay bẹ chuối tươi.
Người nghèo có khi vào ngày kỵ cũng chỉ cúng "hương, hoa, trà, quả", nhưng dù giản đơn cũng phải có lễ vật thông thường như trên. Ngoài ra, vào ngày kỵ, giỗ chạp, người Việt ở Quảng Ngãi còn mổ heo, mổ gà, mổ vịt; nếu họ hàng đông đúc và có điều kiện thì còn mổ bò (có nơi còn có dê), gọi là cúng "tam sanh" hay "tứ sanh". Nhưng thường lễ vật hiến tế là "tam sanh", còn "tứ sanh" chỉ có ở tế đình, tế đền, lăng, hoặc ở những tộc họ lớn. Hiện nay, ở một số làng xã vẫn còn bày biện mâm cỗ theo kiểu đặt hàng vài chục đĩa nhỏ đựng thức ăn theo nhiều lớp trên mâm. Trên cùng là bánh tráng, rồi đến những món như gỏi, lòng, ram, lớp dưới cùng là thịt luộc, các món xào... Mỗi mâm có 1 cái bánh tráng. Người Việt ở Quảng Ngãi dường như ăn gì cũng kèm theo bánh tráng (ăn cỗ, ăn bún, ăn cháo...). Bánh tráng được dùng làm món khai vị; xôi, bánh tét là món ăn sau cùng và chuối, bánh ít, bánh nổ... là món tráng miệng.
Khi ăn uống trong ngày tế lễ, giỗ chạp ở đình, đền, nhà thờ tộc họ thì người dự ngồi theo thứ bậc. Ngày trước các bậc tiên chỉ, thứ chỉ được ngồi ở mâm trên, tiếp đến là các chức dịch, sau cùng là dân đinh và con trẻ. Cách ngồi theo thứ bậc này được thể hiện rõ tại điều khoản Hương ẩm tọa thứ trong hương ước ở các làng xã Quảng Ngãi trước đây. Ngày nay, những vị bô lão, chức sắc hoặc khách quý cũng được ngồi ở mâm trên, hoặc ở vị trí trang trọng (như giữa nhà, giữa đình...).
Ở các tộc người miền núi Quảng Ngãi, trong các dịp tế lễ, những món ăn thiêng nhất của lễ hiến tế cho thần linh là món ăn mà người trong gia đình và thầy cúng (pơdâu) được hưởng trước. Sau khi các thành viên trong gia đình ăn xong, khách và họ hàng mới được ăn, đặc biệt trong lễ ăn trâu, lễ ăn lúa giống thừa, lễ mừng cơm mới, lễ ngả rạ...
Đường kẹo đặc sản
Trước nhất, đó là những món ăn được chế biến từ cây mía. Cây mía gắn liền với người Quảng Ngãi từ lâu đời. Theo Bômăng (G.Bauman), một học giả người Pháp, viết trên tạp chí Kinh tế Đông Dương năm 1942 (tập V), thì cây mía có mặt ở Quảng Ngãi vào đầu thế kỷ XVI. Nghề trồng mía gắn chặt với nghề làm đường cát, từ đường cát mà sản xuất các món ăn đặc sản: đường phèn, đường phổi, kẹo gương. Các đặc sản này từng được xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... từ thế kỷ XVII qua các thương cảng Hội An, Cổ Lũy, Sa Cần, Sa Huỳnh.
Chim mía
Chim mía là tên gọi chung cho các loại chim sống trong những cánh đồng mía bạt ngàn, thường có các loại: chim sẻ, chim én, chim chéo, chim chìa vôi, chim dồng dộc, chim chào mào, chim ri... Trong các loại chim này thì chim chéo, chim sẻ, chim dồng dộc ngon nhất, đặc biệt là chim chéo. Muốn bắt chim mía người ta phải dùng lưới. Có thể là lưới rập, lưới giương, lưới kép, tùy theo mùa và vị trí. Mỗi mẻ đánh lưới có khi đến vài trăm con chim. Thông thường người ta đánh chim mía từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau. Cách chế biến chim mía đơn giản. Có mấy cách chính: một là nhổ sạch lông, mổ bỏ ruột, ướp gia vị rồi cho vào chảo mỡ, rim; cách thứ hai là nhổ lông, mổ bỏ ruột rồi bỏ vào bụng chim lá chanh thái nhỏ, ớt xiêm xanh, muối sống, rồi lấy thanh tre kẹp, hoặc xỏ xâu chim nướng trên than củi; có khi người ta nhổ lông, mổ bụng bỏ ruột rồi dồn thịt heo, trứng vào bụng rồi chiên hoặc nướng, hay chưng cách thủy.
Nằm cạnh Quảng Nam - trọng điểm du lịch của miền Trung với 2 di sản văn hóa thế giới; Quảng Ngãi gần như chưa có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Lâu nay, khách du lịch chỉ biết Quảng Ngãi có Khu di tích Sơn Mỹ (Sơn Tịnh) và gần đây có thêm Khu di tích bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ). Dân đi xe lửa Bắc - Nam thì biết Quảng Ngãi có cơm gà, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương…
Rủ khách đi du lịch Quảng Ngãi thì được cười trừ kèm câu trả lời “Có gì đâu mà đi?”. Tôi đã từng đi khắp đất nước và nghiệm ra, chẳng có nơi nào ở Việt Nam mà không thể làm du lịch. Tài nguyên du lịch mỗi tỉnh thành đều có, cả tương đồng và khác biệt nhưng chỉ ở dạng tiềm năng, chưa thể khai thác hiệu quả ngay.
Dù đã đến và đi qua Quảng Ngãi mấy lần. Dù đã đụng cách làm việc máy móc và thiếu lửa của địa phương, tôi vẫn rủ anh em đi Quảng Ngãi khảo sát kỹ hơn và liều lĩnh bảo lãnh: “Nếu không có gì mới thì bỏ nghề”. Từ Sài Gòn chúng tôi bay ra Chu Lai (Núi Thành, Quảng Nam). Sân bay giáp ranh với Quảng Ngãi, máy bay nhỏ mà sân bay thì lớn. Mỗi ngày có 2 chuyến khứ hồi TP.HCM - Chu Lai, còn Hà Nội - Chu Lai thì cách ngày mới có. Tổ hợp Chu Lai resort, Phi Trường resort nằm sát cạnh sân bay; giáp ranh Quảng Ngãi; được nối kết bởi Khu Du Lịch (KDL) Thiên Đàng có chung chủ đầu tư. Tổ hợp có bờ biển dài 12 km, nối biển Chu Lai (Núi Thành - Quảng Nam) với Khe Hai (Bình Sơn - Quảng Ngãi). Biển chưa có khu dân cư nên hoang sơ, đẹp và cực kỳ quyến rũ. Cùng lúc có thể tắm biển ở 2 tỉnh. Chu Lai resort ấn tượng với tường bằng đá ong, phòng biệt lập, nhỏ nhất cũng 32m2.
Bên cạnh là Phi Trường resort với những bàn gỗ tròn và giường ngủ nguyên khối, dày hơn 2 tấc, có đường kính hoặc chiều dài gần 3m! Tiếp đó là KDL Thiên Đàng với rừng dương điệu đàng và từng cụm 4 - 5 phòng chung một khối nhìn ra biển. Đá và gỗ là những chất liệu tạo nên phong cách riêng cho tổ hợp. Ngoài bờ biển dài và đẹp, tổ hợp có khu bảo tàng tư nhân tầm cỡ châu Á với hơn 10.000 hiện vật. Từ bộ sưu tập súng Thần Công, có cả súng Hỏa Hổ mà Nguyễn Huệ từng sử dụng trong cuộc tổng tấn công thần tốc, quét sạch hơn 200.000 quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Từ những hũ tiền cổ đến bộ sưu tập gốm sứ Đồng Nai, gốm nung Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt, bộ sưu tập đồng hồ cổ… Có những khối gỗ trầm hơn trăm ký, còn những khối gỗ hóa thạch nặng hàng tấn… Toàn cổ vật gốc, ai đến tham quan cũng sững sờ kinh ngạc.
Cách đó chừng mươi cây số là Nhà máy lọc dầu Dung Quất, có diện tích 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển, công suất 6 triệu rưỡi tấn mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD. Doanh thu năm 2011 dự kiến 74.000 tỉ, đáp ứng 30% nhu cầu cả nước. Hiện nay nhà máy đã mở cửa đón khách vào tham quan với những quy định nghiêm ngặt về an ninh và an toàn. Khách vào phòng chờ, xem phim tư liệu, nghe giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí và quá trình xây dựng nhà máy. Rồi được hướng dẫn lên đài Vọng Cảnh, phóng tầm mắt bao quát cả nhà máy hiện đại. Bằng ống nhòm, có thể thấy rõ các tàu dầu thô đang nhả hàng cách đó mấy cây số. Xe đưa khách dạo quanh nhà máy rồi xuống cảng xuất sản phẩm, ngắm nhìn những bồn chứa khổng lồ, những giàn lọc tối tân, những đường ống dẫn chằng chịt và cảng biển sầm uất mà không cần qua tận Brunei hay Ả Rập Xê Út. Nếu có điều kiện thì dùng ca-nô vòng quanh vịnh, nhìn nhà máy và cảng từ trên biển và chụp hình với đê chắn sóng lớn nhất Asean. Đê dài 1.600m, cao 11m, sâu 18m, mặt đế đê dưới biển rộng 75m, mặt trên đê rộng 10m…
Quảng Ngãi có các bãi biển đẹp như Sa Huỳnh (Đức Phổ), Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Minh Tân (Mộ Đức), Lệ Thủy, Khe Hai (Bình Sơn)… Nhưng điểm nhấn của du lịch Quảng Ngãi là đảo Lý Sơn. Từ cảng Sa Kỳ (Sơn Tịnh) ra đảo Lý Sơn chỉ 25 km - mỗi ngày có một chuyến tàu cao tốc, chở được hơn 100 người và một chuyến tàu chợ chở hàng và chủ hàng - chừng 50 người. Lý Sơn là huyện đảo rộng 9,97km2, dân số chừng 21.000 người, có 2 đảo và 3 xã. Đảo Lớn có xã An Vĩnh và An Hải, đảo Bé có xã An Bình. Đảo có nhiều miệng núi lửa, chỗ nào cũng có đá ong. Ven biển là các bãi đá đen, còn gọi là đá cháy vốn, là nham thạch núi lửa. Đến Lý Sơn, tôi lại nhớ đảo JeJu - Hàn Quốc. Cũng có nhiều miệng núi lửa và toàn đá đen nhưng lớn hơn và cách họ làm du lịch thì tuyệt vời. Lý Sơn chỉ bằng 1/7 Jeju, biển đẹp hơn, nhiều món lạ nhưng du lịch gần như chưa có. Ra đảo phải ngủ lại đêm mà điện lúc không lúc có, toàn nhà nghỉ xập xệ. Đường hẹp, cả huyện chỉ có 4 xe 15 chỗ cà tàng. Tôi không hiểu tại sao cả nước không lo được cho Lý Sơn có điện như đất liền? Tôi chẳng hiểu tại sao các nhà đầu tư không sắm mấy chiếc ca-nô hoặc tàu nhỏ để chở khách du lịch đi - về Lý Sơn trong ngày. Đi thuyền quanh đảo, bằng mắt thường, tôi cũng đã thấy vô số rạn san hô kỳ ảo, lung linh, hoành tráng...
Lý Sơn là cái nôi của đội hùng binh Hoàng Sa, bảo tàng sống về chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở biển Đông với rất nhiều di tích và thắng cảnh. Âm Linh Tự và quần thể Mộ Gió - nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa và các chiến binh từng bỏ mình trên biển. Chùa Hang (Thiên Khổng Thạch tự) trong hang đá tự nhiên, xây dựng cách đây hơn 300 năm. Chùa Đục, dưới chân miệng núi lửa, có tượng Phật Quan Thế Âm cao 27m nhìn ra đảo Bé. Đỉnh núi là miệng núi lửa, có giếng Tiên; đường lên đỉnh có 3 hang đá là những chùa nhỏ. Lý Sơn có nhiều kiến trúc cổ độc đáo. Đó là quần thể đình làng An Hải, đền thờ Lăng Chánh, đền thờ Cá Ông, dinh Tam Tòa, dinh Bà Thiên Y Ana, các miếu tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng… Nhà trưng bày lưu niệm hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có nhiều hiện vật quý, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa - Trường Sa. Chiều lên đỉnh Tò Vò ngắm hoàng hôn, còn sáng sớm đi xe ôm (đa phần là xe Honda 67) lên đỉnh núi Thới Lới đợi bình minh và xem Lý Sơn rộn rã ngày mới thì thật tuyệt. Thới Lới là miệng núi lửa khổng lồ, xưa có nguyên rừng cây cổ thụ, giờ chỉ còn bãi cỏ úa vàng, đang xây đập để giữ nước.
Gần đây Quảng Ngãi có thêm di tích quốc gia đặc biệt - Trường Lũy, làm bằng đá và đất, chạy dọc thượng đạo xưa, từ Trà Bồng - Quảng Ngãi đến An Lão - Bình Định. Cả công trình được tính toán công phu, sắp xếp khoa học, có hàng rào và hào chắn; bên trong là các đồn (lô cốt). Thành cao hơn 4m, rộng 2m5, không chỉ có ý nghĩa quân sự mà còn cả giao thông, kinh tế. Còn nhiều việc phải làm để biến Trường Lũy thành điểm hẹn của du khách. Quảng Ngãi còn có các danh thắng như núi và chùa cổ Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, thành cổ Châu Sa, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh…
Ẩm thực Quảng Ngãi có nhiều món ngon nổi tiếng. Ngoài đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương… còn có tỏi Lý Sơn. Loại tỏi trồng trên cát lấy từ biển, nhỏ tép, chắc, có vị rất riêng. Các món cá bống trứng, cá thái bai sông Trà; đồn đột (một loại hải sâm) Lý Sơn tiềm thuốc bắc; gỏi cá cơm; don (cùng họ với hến) trộn xúc bánh đa; dưa hấu An Tiêm; nắm nhum; cơm gà… Loại nào cũng tươi rói và đậm đà hương vị Quảng Ngãi.
Tôi tin là nếu những người làm du lịch ở đây nỗ lực hơn và biết phối hợp với các đối tác thì du lịch Quảng Ngãi sẽ cất cánh. Quảng Ngãi sẽ là điểm hẹn kỳ thú với những ai thích vẻ hoang sơ của biển, cái độc đáo của các danh thắng, sự hấp dẫn của các món ngon và cả những tình cảm chân quê của bà con vùng biển.
Ấn tượng nhất ở Quảng Ngãi chính là huyện đảo Lý Sơn với những cảnh đẹp núi lửa hùng vĩ ôm lấy bãi biển xanh ngời nắng gió và những món ăn mặn mòi khó quên. Những món ngon phải kể vào hàng "top ten" của huyện đảo đương nhiên là đặc sản biển. Ngay cả những món hải sản tưởng chừng quen thuộc, nhưng hương vị đồ biển của những món ấy trên đảo dường như mang vị tươi ngon khác biệt và cách xào nấu rất riêng.
Như khi dùng bữa trưa khá thịnh soạn dọn ra cho đoàn du khách đến thăm đảo gồm những món "kinh điển" như còi sò điệp xào xả ớt, cá kho, canh chua cá, mực xào chua ngọt, mọi người ai cũng trầm trồ bởi vị tươi ngọt của những món ăn rất đỗi bình dân quen thuộc này. Cũng phải thôi, toàn là những miếng cá, miếng sò tươi ngon mà mới hôm qua con cá, con sò ấy còn bơi tung tăng ngoài biển Lý Sơn, hôm nay đã nằm trong đĩa đặc sản biển thì làm sao không thơm, không ngọt!
Cách nêm nếm của người miền Trung cũng dị biệt so với người miền Nam, những món ăn biển mang vị đậm đà gần với cách nêm nếm của người miền Bắc, dường như làm cho món ăn biển ở đây thêm mặn mòi khó quên. Không chỉ thế, trong mỗi món ăn đồ biển quen thuộc, người Lý Sơn dường như luôn có thêm chút sáng tạo nho nhỏ để làm nên mùi vị khác biệt.
Hay như món canh chua cá, người Lý Sơn chỉ dùng cái vị chua dìu dịu của cà chua, của dứa mà không bỏ thêm me chua; vị ngọt đã có nạc cá, không cần bỏ thêm đường đến mức ngọt lịm như món canh chua của người miền Nam. Tô canh chua phong vị biển của đảo Lý Sơn chỉ chua vừa đủ cho người ta nhớ, không quá ngọt nồng mà cũng chẳng quá cay đến xuýt xoa.
Còn món mực xào chua ngọt nếm ở Lý Sơn thì tươi giòn khỏi chê chỗ nào. Vẫn là món mực xào chua ngọt giống như ở thành phố ta vẫn nếm qua, nhưng ăn mực tươi vừa bắt đêm qua trên đảo và vừa xào chín tới chắc hẳn ngon hơn nhiều.
Trở về đất liền, mọi người vẫn còn chưa muốn giã biệt Quảng Ngãi. Một đêm lưu lại bãi biển Khe Hai bên bãi tắm Thiên Đàng (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã mang lại những giờ vui thú khám phá những món ngon nổi danh xứ Quảng.
Và rồi không chỉ có gà nướng, một bữa tiệc nướng dọn ra ngay bên bãi Thiên Đàng, ê hề những sò điệp nướng ớt mỡ hành, tôm thẻ nướng mọi, cá nục nướng mộc vừa xem xém... và cả bắp nướng, khoai lang nướng nữa. Tất cả đều tươi roi rói và giòn tan ở đầu lưỡi. Gió biển nồng nàn từ đâu ngoài xa khơi đưa về như làm dậy thêm lên mọi mùi hương đặc sản biển vương vấn khó gọi tên, cảm giác lâng lâng khó tả như lạc chốn thiên đường...
Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả
Bí quyết làm đẹp da dân gian
Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy
Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí
Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông
Các cung theo ngày sinh
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản
Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh
Cách lấy lòng người khác để công việc luôn như ý
Các kiểu tóc tết mái cực yêu đang hot mùa thu đông 2012
Xu hướng thời trang tóc thu đông 2012
Xu hướng tóc uốn 2012 hot hot hot
Các kiểu tóc xoăn trẻ trung hợp mốt
Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy
Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát
Cách trồng cây kim phát tài
Cách trồng cây tai thỏ cực yêu
Cách làm lasagana món ngon mang phong cách Italia
Cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả
Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng
Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn
Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh
Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp
Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ
Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé
Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm
Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng
Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán
Cách làm thạch xoài thơm ngon trong nháy mắt
Cách làm thạch rau câu hoa quả bắt mắt chiêu đãi cả nhà
(ST).