Tự chế biến dầu gấc giúp da căng mịn, trắng đẹp
Video Clip: Tự chế biến dầu gấc tại nhà chuẩn nhất
Tự chế biến dầu gấc an toàn và chất lượng
Dầu gấc là sản phẩm chế biến từ màng hạt gấc. Dầu gấc có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, tuy nhiên giá thành của dầu gấc không hề rẻ, bạn có nghĩ đến việc tự chế biến dầu gấc tại nhà vừa đơn giản lại an toàn và tiết kiệm chi phí, bạn đã thử chưa? Hướng dẫn cách làm dầu gấc tại nhà.
CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG DẦU GẤC
Dầu gấc có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt. Dầu được dùng bổ sung vitamin A, hoặc bôi ngoài cho vết thương chóng lành.
Dầu gấc được chế biến từ màng hạt gấc. Cách làm cụ thể như sau: Bổ đôi quả gấc chín, lấy hết hạt có màng nhầy mầu đỏ, dàn mỏng lên khay men hay mâm nhôm, đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60o C cho se màng đến khi sờ không dính tay. Dùng dao tách màng ra khỏi hạt. Tiếp tục phơi hoặc sấy cho màng khô kiệt, đem xay hoặc cắt nhỏ, rồi cho vào chõ, đồ chín, ép nóng được dầu nguyên chất. Dầu này phải đun cách thủy cho bốc hết hơi nước, nếu không dầu sẽ biến mầu và mất tác dụng sau hơn 1-2 tháng.
Hoặc cho màng gấc khô đã xay nhỏ vào dầu lạc (hoặc mỡ lợn) với tỷ lệ một phần màng và hai phần dầu. Đun nóng 60-70o trong nửa giờ, luôn đảo đều. Sau đó, tắt lửa, đảo thêm 30 phút nữa. Để nguội, gạn dầu, bỏ bã.
Dầu gấc thu được có mầu đỏ cam, mùi vị thơm ngon. Thông thường, cứ 30-50 quả gấc sẽ được một lít dầu nguyên chất.
Dầu gấc có hai tác dụng phòng bệnh và chữa vết thương. Để phòng bệnh, dầu được dùng trong những trường hợp cần vitamin A hay caroten như người bị thiếu máu, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em chậm lớn và những biến chứng về mắt như thị lực kém, khô mắt, quáng gà. Liều dùng trong một ngày là 1-2ml dầu cho người lớn, 0,5 - 1ml dầu cho trẻ em, uống làm hai lần trước mỗi bữa ăn hoặc trộn với cơm nóng mà ăn. Có thể chế dạng thuốc dầu gấc - kẹo mạ bằng cách trộn 50% dầu gấc với 50% mạ đun chảy, dùng rất thuận tiện. Những người hay bị táo bón dùng dầu gấc cũng rất tốt.
Dùng ngoài, dầu gấc dưới dạng thuốc mỡ 5-10% bôi chữa vết thương, vết loét, bỏng, nứt núm vú, làm mau lành, chóng lên da non.
CÁCH LÀM DẦU GẤC NGON TẠI NHÀ
Trong quá trình sử dụng không nên dùng dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy caroten.
TÁC DỤNG CỦA DẦU GẤC VÀ NHỮNG KHUYẾN CÁO KHI DÙNG
Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào...
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học.
Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, nhưng việc nghiên cứu cây này thì mới chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Năm 1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả gấc để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.
Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc cao.
Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A và có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.
Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay.
Ngành dược Việt Nam đã sản xuất một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư ở Việt Nam.
Để chế thuốc, cần sấy hay phơi khô cả hạt và màng gấc (lớp cơm bao quanh hạt) cho đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa, tức đã se màng, thì lấy dao nhọn bóc lấy màng đỏ. Với màng này người ta dùng chế ra dầu gấc, mà thành phần chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol…
Beta-caroten khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, có tác dụng dưỡng da...
Lycopen có nhiều trong trái cây có màu đỏ như cà chua, đu đủ, càrốt, ổi ruột đỏ... Đặc biệt trong trái gấc, hàm lượng lycopen đã được kết luận cao gấp 70 lần cà chua. Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn. Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm trên một nhóm đối tượng ăn ít nhất hai lần nước sốt cà chua/tuần, cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 35%. Tác dụng này còn mạnh hơn ở những người ung thư đang tiến triển. Lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt, mờ mắt…
Công dụng của hạt gấc
Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Nó được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng.
Trong nhân dân, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi.
Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).
Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…
Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50 (liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết), rất quan trọng để người bệnh và thầy thuốc lưu tâm khi sử dụng hạt gấc làm thuốc. Theo đó, dùng dưới liều 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết. LD50 tính bằng phương pháp Behrens và Karber là 92,27g bột hạt gấc/kg.
Kết quả nghiên cứu này tuy chưa thật sự toàn diện nhưng đã chứng minh nhận định hạt gấc có độc trong các sách thuốc đông y là có cơ sở. Mà đã có độc tính thì không thể muốn dùng bao nhiêu cũng được. Dùng bôi ngoài, liều lượng chỉ nên 2–4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt. Mọi người cần tránh sử dụng hạt gấc làm thuốc dùng trong qua đường uống một cách bừa bãi, chưa có sự tư vấn của thầy thuốc, vì có thể ngộ độc.
Dầu gấc chứa lycopen thực vật nên có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần có tác dụng dưỡng da, bảo bệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng.
Ngoài ra dầu gấc còn có tác dụng phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường hợp bị nhiễm tia xạ, nhiễm chất độc dioxin.
Thành phần hoá học: Dầu gấc 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A, ngoài ra chứa acid béo omega 3,6,9...
DẦU GẤC CÓ TÁC DỤNG LÀM ĐẸP DA
Áp dụng liên tục biện pháp này khiến làn da mình tươi sáng, chống sạm da, khô da, rụng tóc, mụn trứng cá… hiệu quả. Chúng cũng giúp da hồng hào, khỏe mạnh mà không tác dụng phụ.
Chia sẻ điều này, nhiều mẹ có thể nghi hoặc. Nhưng thực tế, mình đã trị nám và sạm da thành công chỉ bằng dầu gấc hàng ngày đấy.
Năm nay mình 31 tuổi và đã có 2 nhóc tì. Tuổi tác càng cao, làn da của mình càng sạm đen hơn vì bị những vết nám xấu xí trên mặt. Không để ý đến mặt tiền thì còn đỡ cảm thấy tự ti. Chứ những lúc để ý đến mặt tiền, mình xót xa cho khuôn mặt của mình lắm.
Đã mấy lần, mình đi da liễu khám và chữa nám rồi. Nhưng bạn bè mình cứ ngăn cản vì sợ “lợn lành thành lợn què”. Bản thân mình cũng đã nhiều lần đầu tư các loại thuốc trị nám, sạm da nhưng thực sự chúng không cải thiện nhiều. Hoặc chúng có cải thiện nhưng vẫn bị sạm lại khi không dùng nữa.
Vì thế, cách duy nhất trị nám có lẽ là đi làm laser. Tuy nhiên, mình nghe nói biện pháp này cũng không triệt nám tận gốc được. Hơn nữa, chúng quá tốn kém và mất nhiều thời gian nên mình chưa thu xếp để có thể điều trị nám và sạm da theo cách này được.
Đến một ngày con trai đòi ăn xôi gấc trong bữa sáng. Chiều con nên mình cũng lon ton ra hàng xôi gần nhà để mua. Mình thấy rất lạ khi nhiều mẹ mua xôi gấc vẫn thường xin thêm hạt có dính màng hạt gấc ở ngoài để mang về ăn. Thấy lạ, mình hỏi một chị thì chị ấy bảo là ăn màng gấc như vậy có tác dụng đẹp da.Câu chuyện qua lại, chị ấy cũng tiết lộ rằng, vừa ăn gấc làm đẹp da từ bên trong, da mình xấu tệ thế này thì nên mua dầu gấc để thoa lên mặt, chăm sóc da từ bên ngoài.
Chị ấy cũng nói, dầu gấc rất nhiều Vitamin A có thể tái tạo làn da khỏe mạnh, mềm mại, mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da của bạn nhiều hơn. Hơn nữa, dầu gấc cũng chứa nhiều Lycopen hơn hẳn so với cà chua, nên có tác dụng chống lão hóa rất mạnh. Đặc biệt, những vitamin E tự nhiên có trong dầu gấc có khả năng hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sinh sản và làm đẹp da.
Khi được chị mách nước tường tận, về đến nhà mình đã rất thích cực ăn lớp màng bên ngoài của hạt gấc. Sau đó, mình còn tự mua lọ dầu gấc ở nhà thuốc về tự làm đẹp da và đôi môi. Sau 4 tháng liên tục sử dụng dầu gấc làm đẹp, làn da mình tươi sáng hơn đến 60% rồi.
Để sử dụng dầu gấc làm đẹp, bạn cần thoa dầu gấc này lên khắp mặt và đôi môi. Sau đó mát xa cho làn da khoảng 15-30 phút. Điều này sẽ giúp tăng sự hấp thụ dưỡng chất cho làn da được tốt hơn.
Áp dụng liên tục biện pháp này khiến làn da mình tươi sáng, chúng giúp chống sạm da, khô da, rụng tóc, mụn trứng cá… cực kỳ hiệu qủa. Chúng cũng giúp da luôn hồng hào, khỏe mạnh. Hơn nữa, chúng lại không tác dụng phụ.
Nếu chị em nào muốn thử nghiệm và thổi bay các vết nám, sạm da bằng dầu gấc thì cứ làm như mình chia sẻ trên nhé. Nếu có điều gì cần thắc mắc, chị em cứ chia sẻ với mình. Chỉ cần chú ý những lưu ý sau khi chăm sóc da bằng dầu gấc là ổn:
- Bạn có thể thêm vào đó một vài giọt tinh dầu tùy thích vào dầu gấc trong quá trình thư giãn và tăng hiệu quả.
- Làm sạch mặt với nước ấm trước khi thực hiện chăm sóc da để dầu gấc thẩm thấu nhanh.
(st)