Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Cách làm đậu phụ bằng đường nho hương vị thơm ngon đặc biệt.Hương vị ngọt mát hấp dẫn rất thích hợp ăn vào những ngày nóng bức mùa hè. Hãy cùng thực hiện nhé!
CÁCH LÀM ĐẬU PHỤ BẰNG ĐƯỜNG NHO
Một món giải khát mùa hè mình rất thích, mà lại rất Việt Nam. Món ăn rất đơn giản được làm từ đỗ tương. Chắc mọi người cũng đoán ra món phớ thân thuộc bình dị rồi.
Có đợt hè, ngày nào mình của phải làm một bát đầy. Mẹ hẹn với cô bán phớ, cứ qua thì gọi. Thế là kết thúc đợt hè ấy, mình béo lên thấy rõ. L. Nhưng buồn hơn cả là hết hè thì cô bán phớ cũng nghỉ, chuyển sang làm việc khác. Mà mình thì vẫn thèm phớ đều đều.
Rồi một đợt, có đứa bạn cùng lớp bảo mình là mẹ nó cũng làm tào phớ rất ngon. Mình cuống cuồng hỏi công thức. Nó bảo chẳng có gì, chỉ xay đỗ tương thành nước, đun sôi rồi để nguội là có phớ ăn. Mình nghĩ quái lạ, sao đơn giản được như thế. Nhưng cũng hào hứng thử lắm. Kết quả thì thất bại ê chề. Nước đậu vẫn hoàn nước đậu.
Mình tức tối hỏi lại con bé, sau khi hứa hẹn về sẽ hỏi rõ lại công thức, nó bảo phải vắt thêm chanh. Ừ thì vắt thêm chanh. Mình lại hy vọng rồi xông vào bếp hì hục làm. Kết quả là, nước đậu có đông, nhưng chỉ một chút ở dưới đáy thôi, đã thế còn có vị chua chua, giống như kiểu bị lên men ý. Mình chán hẳn. Định bụng từ bỏ nghiệp làm phớ luôn.
Nhưng vẫn chưa chịu thua, sau đợt ấy, mình lên mạng tìm hiểu xem người ta làm phớ bằng cách nào. Ôi thì thôi một loạt. Nhưng mình phát hiện ra mấu chốt chủ yếu khiến mình luôn thất bại, đó là mình thiếu chất làm đông. Trên mạng hướng dẫn rất nhiều cách làm với những nguyên liệu làm đông khác nhau. Lá galentine, đường nho, thạch cao, bột thạch rau câu. Toàn những thứ giời ơi đất hỡi một nơi hẻo lánh như nhà mình kiếm không ra.
Nhưng tuy chưa làm được phớ, nhưng mình vẫn ngâm cứu kỹ càng các cách làm phớ xem tình hình thế nào. Sau một hồi mầy mò, mình nhận thấy đa số các bà các mẹ tự làm phớ ở nhà thì chọn 1 trong galentine hoặc đường nho. Còn các hàng bán phớ thì dùng thạch cao phi. Nghe bảo thạch cao có hại cho sức khỏe, nhưng mà rẻ tiền, nên các bác làm hàng ưa chuộng, nhưng cho ra phớ cũng cứng hơn thì phải.
Không nghĩ đến thạch cao phi, còn lại hai giải pháp là galentine và đường nho, thì phương pháp dùng đường nho có vẻ tối ưu hơn. Cách làm đơn giản, không để lại mùi tanh như galantine. Đấy là những người đi trước bảo thế.
Đợt đi học dưới Hà Nội, mình có ghé qua cửa tiệm đồ làm bánh để mua. Và sau một hồi đằn đo mình đã quyết định chọn đường nho. Đơn giản là vì trên bao bì của gói đường nho có ghi dùng để làm đậu phụ, tào phớ, pho mát… hehe
Lại hì hục lên mạng nghiên cứu. Nhìn cách làm cũng đơn giản lắm. Nhưng có một mấu chốt quan trọng là tỉ lệ. Và cũng chính cái sự chủ quan về tỉ lệ ấy là hại mình một lần.
Nguyên liệu
50g đậu tương khô (mình chỉ làm cho 3 người nhà mình ăn trong 1 ngày nên chỉ làm ít vậy thôi)
1 thìa cà phê gạt ngang đường nho
800ml nước
Đường cát (tuy khẩu vị)
Cách làm
Phần tào phớ
1. Ngâm đậu tương khô khoảng 2 tiếng cho đậu ngấm nước, mềm và nở căng. Sau đó rửa sạch. Nhiều công thức có kèm theo yêu cầu đãi sạch vỏ. Mình thì không đãi vỏ vì công việc này khá tốn sức. Và mình cũng nhận thấy chuyện đãi vỏ hay không chẳng ảnh hưởng gì đến chất lượng phớ cả.
2. Cho đậu tương vào máy xay sinh tố xay lấy 800ml nước đậu theo cách làm nước đậu với máy xay sinh tố.
3. Đun nước đậu lửa vừa cho đến khi nóng già thì hạ lửa nhỏ, hớt bỏ bọt, đun đến sôi thì tắt bếp.
4. Pha đường nho với 20ml nước đun sôi để nguội. Nhớ là phải nguội nhé. Đổ nước đường nho vào âu đựng phớ (không nên là âu nhựa vì nước đậu rất nóng). Pha nước đường khi nước đậu đang sôi.
5. Đổ nước đậu vừa sôi thật dứt khoát vào âu đựng nước đường. Hớt sạch bọt phía trên. Giữ im cho đến khi nguội. Ta thu được tào phớ.
Phần nước đường
Chẳng có gì ghê gớm cả, trên mạng có rất nhiều kiểu pha nước đường độc đáo với nhiều nguyên liệu và có thể ăn sẽ ngon hơn. Mình thì chỉ pha nước vào đường theo khẩu vị, khuấy đến tan, cho thêm vài giọt dầu chuối nữa là xong. :D
Lưu ý :
Nếu thích ăn lạnh, khi phớ nguội cho phớ vào tủ lạnh, phớ sẽ rắn hơn và dễ hớt hơn. Nước đường cũng có thể cho vào tủ lạnh để giảm bớt vị ngọt. Còn cho đá vào phớ thì mình không thích lắm. Vì nước đá tan ra không đều ăn phớ sẽ chỗ ngọt chỗ nhạt.
Các nguyên nhân khiến làm phớ thất bại.
-Tỉ lệ đường nho – nước đậu chưa đúng. Vì đường nho là chất làm đông nên nhất thiết phải có tỉ lệ đúng. Nếu cho ít đường nho quá -> không đông. Nếu cho nhiều quá -> phớ bị chua.
-Pha đường nho với nước nong. Phải pha với nước nguội và phải pha khi chuẩn bị đổ nước đậu. Đường nho vào nước sẽ chua, càng nóng càng nhanh chua, nước đậu sẽ không đông được.
-Đổ nước đường vào nước đậu => sai. Phải đổ nước đậu vào nước đường. Tuyệt đối không làm ngược lại. Cái này thì nhiều chỗ hướng dẫn rồi. Đơn giản là khi đổ nước đậu vào nước đường thì nước đường sẽ hòa đều vào nước đậu dẫn đến việc đông đặc được đều khắp. Còn nếu bạn làm ngược lại sẽ phải khuấy lên, như thế phớ sẽ bị vữa, đông không đều.
-Còn thêm một nguyên nhân nữa xuất phát từ nước đậu nhưng không đáng kể lắm, đấy là việc xay và lọc nước đầu không kỹ, dẫn đến bột đậu vẫn còn dính lại, phớ không được mịn, mượt.
Chia sẻ một chút
Nhắc đến chuyện tỉ lệ ở phần đầu. Có một lần mình xay 100g đậu tương lấy 1,3l nước đậu, đun sôi chắc còn 1,2l gì đó nhưng nghĩ thế nào chỉ cho 1 thìa cà phê gạt ngang đường nho vì mình nghĩ không ảnh hưởng. Kết quả là khi nguội phớ vẫn không đông. Hoảng quá mình tưởng là hỏng mất nồi phớ rồi, nhưng mẹ bảo cho vào đun rồi làm lại nên mình cũng thử xem sao. Cho nước đậu vào đun lại (nhưng mình không dám đun sôi, chỉ đun cho nóng thôi), rồi pha lại đường nho. Lần này để cho chắc, mình cho 1,5 thìa đường nho. May sao, phớ vẫn đông. Ăn vẫn ok, nhưng hơi bị chua, đó là do mình cho quá nhiều đường nho. Một trải nghiệm làm mình nhớ đời về chuyện tỉ lệ. Dù phớ không phải là món đòi hỏi tỉ lệ chuẩn xác như baking nhưng một tỉ lệ áng chừng đúng cũng rất quan trọng. Đừng ai dại dột nghĩ rằng cho bao nhiêu đường nho cũng không quan trọng nhé.
Còn một chuyện khác về làm phớ, ấy là công đoạn mệt nhất chính là làm nước đậu. Nên thay vì xay nước đậu và đun sôi các bạn có thể mua sẵn sữa đậu ở ngoài hoặc dùng máy làm nước đậu. Mình thì chưa dùng qua cái máy này bao giờ nhưng theo ý hiểu thì cho đậu tương và nước vào thì nó sẽ tự cho ra nước đậu dùng ngay không phải chế biến gì thêm nữa.
Chuyện xay nước đậu khá là vất vả, và nếu không cẩn thận ở khâu này thì chất lượng phớ cũng kém đi nhiều. Có lần mình chỉ lọc nước đậu qua loa. Kết quả phần trên của phớ vẫn mịn mượt. Nhưng phần dưới không thể hớt và ăn nổi vì toàn cặn bột đậu lắng thôi.
Mình khá tâm đắc với món này và cả nhà mình ai cũng thích lắm. Nhưng bố mình hay kêu là phớ ra nhiều nước. Để tránh bị ra nước trong bát thì bạn nên hớt bỏ lớp màng trên khi phớ nguội, rồi bỏ tủ lạnh, nước sẽ tách bớt khỏi phớ, bạn hớt bỏ nước đó nhé. Để ý các cô làm hàng cũng thường xuyên phải hớt bỏ cái nước đó mà.
Chúc mọi người làm phớ thành công nhé. Món này ăn rất tốt, dễ ăn hơn là uống nước đậu, mát và giúp giải khát mùa hè nữa.
CÁCH 2:
Nguyên liệu
Đỗ tương, dấm, nước lã |
Đậu phụ là món ăn chay giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khoẻ
Các bước thực hiện
1
Hôm nay nổi hứng làm đậu phụ. Sữa đậu nành mình làm nhiều lần rồi nhưng đây là lần đầu làm đậu. Làm được đĩa đậu thì thùng xô bát đĩa lủng xủng xoẻng.
Nguyên liệu
Một túi đỗ tương 400 gr
Máy xay sinh tố hoặc máy làm sữa đậu nành (mình dùng máy xay sinh tố)
Khoảng 5 thìa con dấm và một ít nước lã.
Khăn lọc.
Cách làm
Đậu ngâm qua đêm cho nở.
Sáng hôm sau rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ, hoà với nước được một chậu con nước.
Múc từng muôi vào khăn lọc rồi dùng tay bóp cho nước chảy xuống, bã bỏ đi.
(Mình nhờ xã lọc hộ, ai dè ổng tay to bóp bục luôn hai cái khăn, bã biếc bắn đầy mặt
Sau đó cho vào nấu đến khi nóng vừa vừa, đừng sôi hẳn. Hoà dấm với nước lã rồi đổ từ từ nhẹ nhàng vào nồi sữa đậu nành.
Đợi một lúc cho cái đậu kết tủa. Múc nó ra một các khăn lọc khác, nắn nắn hình tròn hoặc hình vuông. Đặt một chậu nước đầy lên trên, ép chừng 10 phút cho ra hết nước.
Xong. Thế là có món đậu phụ home made. Nói thì nhanh mà làm thì vật vã lần sau đi mua cho nhàn
CÁCH 3:
Nguyên Liệu:
-1 + 1/2 cups đậu nành khô
-6 cups nước lạnh
-1 +3/4 teaspoons đường nho (Glucono Delta Lactone) phải đó là tỷ lệ đo lường qua dụng cụ của mỹ. Nếu lường vào muỗng cafe của người Việt thì nó khoảng là một muỗng cafe (không vung lắm nhé ace)
-máy xay sinh tố
-thau, tô hay nồi để đựng đậu hũ nước đường này (nó phải là một loại tô / thau bằng mũ, bằng xành. ACE không nên dùng những nồi, thau hay tô bằng kim khí vì nó sẽ làm mất nhiệt của sữa rất mau. Trong các lần tham khảo món này kk còn biết được cái ruột của nồi cơm điện (yes cái nồi bên trong của nồi cơm điện mà chúng ta dùng để nấu cơm. là một dụng cụ lý tưởng để chứa đựng đậu hũ nước đường này đó) Vì xí xọn muốn đẹp cho món, kk không dùng ruột nồi cơm mà kk dùng một cái thau bằng mũ có cả nắp đậy để cho họp vệ sinh sau khi đậu đã đông lại.
Nguyên Liệu Cho Nước Đường thì cho kk nói sơ lược. Kk dùng nữa đường thốt nốt và nữa đường phèn của Nhật. Hồi xưa kk chỉ dùng đường thẻ màu nâu mà thôi. Nhưng đường đó là của Trung Quốc cho nên kk đành phải tìm những kiểu cách khác để chế biến nước đường này sao cho nó nhìn đẹp mắt và mùi vị thơm ngon khi dùng chung với món đậu hũ này. Gừng thì kk cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng, rồi cắt sợi lại. Đường thốt nốt kk microwave tí cho đường chảy ra, cho vào nồi. Cho đường phèn của Nhật vào, Chan nước sôi, khuấy đều bắt lên bếp cho gừng thái sợi vào, đun sôi với lửa nhỏ. Tắt bếp để nguội. Phần này kk đã làm trước một ngày để cho nước đường được đậm đà và có mùi vị đặc trưng hơn.
Cách Làm:
-Đậu nành rửa, vo cho sạch, ngâm vào nước khoảng 6-8 giờ đồng hồ. Nói chung là ace cần ngâm cho chúng mềm hột ra. ACE đừng ngâm quá lâu vì đậu sẽ có mùi chua thì sẽ làm mất đi chất bổ, ngọt của đậu.
-1 + 1/2 cups đậu khô sau khi ngâm mềm chúng sẽ thành 3 + 1/2 cho nên ace hãy chia ra thành hai lần để xay trong máy xay sinh tố. Tổng cộng số nước sẽ xay chung với lượng đậu nành này là 6 cups tất cả. ACE cứ tuỳ cơ ứng biến, cho đậu và nước sao cho nhanh và tiện với số lượng và đậu đã có.
-Xay cho thật mịn, đổ sữa đậu nành ra cái vợt để lược lấy nước sữa đậu nành bỏ xác.
-Lường lại đúng 6 cups mà thôi. Nếu ace vắt chưa ráo và hiện giờ lượng sữa thiếu một ít thì ace nên thêm tí nước vào để cho đủ phần 6 cups.
-Bắt nồi sữa đậu nành (6 cups sữa) lên bếp đun sôi. Khi sôi hạ lửa nhỏ, lâu lâu dùng đủa khuấy nhẹ và đều để tránh đáy nồi bị khê. ACE đừng khuấy quá mạnh sẽ tạo bọt, ace đun như thế 10 phút.
-Khi sữa đun được 8 phút thì ace hãy chuẩn bị một cái thau, tô hay nồi sạch và ráo. Cho vào đây 2 muỗng canh ăn phở (lượng nước pha với đường nho cũng rất là quan trọng nhé ace, ace không thể cho thêm hay bớt đâu) nước lộc đã được nấu sôi và để thật nguội vào đây. Kế đó cho vào đây 1 + 3/4 teaspoons (khoảng một muỗng cafe ngang ngang không vung lắm) đường nho vào. Cầm miệng thau hay tô đó xoay vòng để cho lượng nước và đường nho hoà hộp và tráng đều đáy thau / tô đó.
-Sữa đậu nành hiện đang sôi trên bếp, sữa đậu nành trong nồi hiện giờ chắc chắn sẽ có bọt, ace dùng muỗng hớt nhẹ lớp bọt này bỏ. Sau đó bưng nồi sữa đậu nành này đổ nhanh tay (đổ dứt khoát) vào cái thau / tô đang có nước đường nho kia.
-Lẹ tay dùng muỗng hay dụng cụ vớt bọt (trong hoá trình đổ sữa xuống nó cũng tạo bọt nữa) Khi vớt ace phải làm nhanh tay, vì khi gặp thể nước đường nho sẽ react (biến hoá) ngay lập tức. Nếu ace làm lâu quá ace sẽ để lại một lớp xần xù trên mặt của tô đậu hũ này đó. Để yên thau đậu hũ không đụng tới trong vòng 30-35 phút, dùng lồng bàn đặt che lại tránh những con ruồi hay muỗi bay vào. Sau 30-35 phút đậu hũ sẽ đông lại tuy vẫn còn ấm. ACE có thể dùng nóng, hay để vào tũ lạnh dùng từ từ. Với cách làm đậu hũ nước đường bằng đường nho này ace có thể múc đậu hũ cho vào chén hâm trong microwave thoải mái mà đậu hũ không hề bị chảy ra như cách làm với râu câu.
Với gia phụ thực phẩm đường nho mong rằng kk sẽ nghĩ ra nhiều cách / món khác mà kk có thể dùng pha chế với gia phụ đường nho này.
thắng đường
đường nấu trước một đêm cho vào tủ lạnh
đậu đang vo, rửa, và ngâm trong nước đây
ngâm đã xong, chuẩn bị đem xay
xay đậu nành trong máy xay sinh tố
sữa đậu nành đã được vắt xong
đun sữa đậu nành
những nguyên liệu phải có sẵn sàng để khi thời gian đúng đã tới ace sẽ pha nước đường nho để chuẩn bị cho sữa đậu nành vào
Em Qui'Phi ơi. Em có nhận ra cái lọ nho nhỏ mà chị dùng đựng đường nho trong ảnh này hay không? Đó là là món quà X-mass mà em đã tặng cho chị năm nào khi chị còn chơi trong bếp VietFun đó. Nó dễ thương lắm phải không em? Còn một lọ bé tí nữa khi có dịp chị sẽ đem chúng ra chưng bày cho nó xinh xắn heng..Chị cám ơn em rất nhiều nè. :hug :kiss
pha đường nho với tí xíu nước vào thau đây. Chỉ pha trước khi đổ sữa đậu nành vào khoảng chừng 1 phút thôi
chuẩn bị đổ sữa đậu nành vào thau
đổ sữa đậu nành vào (đổ nhanh, dứt khoát)
|
Khi chưng bày những đóa hoa màu sắc sảo đậm màu như thế này để tạo cho một thau đậu hũ đẹp mắt thì ace nên lựa những đoá hoa có thể ăn được nhé. Hoà này gọi là Nasturtium, nó có thể dùng làm món salad từ hoa cho tới lá tuy mùi của hoa rất khó chịu. Nasturtium có rất nhiều bài thuốc hay. |
da mặt mịn màn. (ở phần trên hết của đậu hũ nó hơi cứng và dai, cho nên giai đoạn đầu ace cần phải nhè nhẹ múc phần này ra tô để riêng, yes chúng ta vẫn dùng phần này)
Cách làm đậu phụ -
Các món ngon từ đậu phụ thơm phức
Cách làm đậu hũ nước đường gừng ngọt mát vô
Cách làm tào phớ
Chế độ ăn cho người béo
Cách làm tào phớ tại nhà
Các món ngon với đậu phụ
(ST)