Cách làm đường phèn, món ăn từ đường phèn chữa bênh

Cách làm đường phèn mon ăn từ đường phèn chữa bệnh mà lại rất ngon miệng. Cùng ăn ngon và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé!

 

CÁCH LÀM ĐƯỜNG PHÈN

Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.


Ðường nguyên liệu càng trắng càng ít tạp chất, càng dễ chế biến đường phèn. Dùng đường RS chế biến là tốt nhất.
Thường người ta dùng 3 phần đường RS trộn thêm hai phần nước lã hòa với nước vôi đánh tan đường, cho vào cho nấu – ngày trước dùng 4 lá chảo gang, nay chỉ dùng 2 lá chảo bằng nhôm. Vôi có tác dụng làm chắc đường. Vôi nấu đường là loại vôi ăn trầu hầm bằng vỏ sò, hến, ốc. Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc đường nguyên chất đã ăn vôi tới mức nào. Khi nhìn cho đường sôi, người thợ lành nghề biết ngày là già vôi hay non vôi để gia giảm.

Người thợ dùng trứng gà đã pha chế sẵn cho vào cho đường sôi để tạp chất nổi lên, vớt nhiều lần cho sạch. Trứng gà thay thế cho thuốc tẩy. Chế nước trứng đến đâu vớt bọt bẩn đến đó. Khi cho đường sôi mạnh cho vào vài ba thìa dầu phụng để đường khỏi bị trào, vẫn cho thêm nước trứng vớt cho đến bọt trắng. Sau đó tiến hành khâu lọc. Khăn lọc bằng vải, dày vừa phải. Khăn được căng trên một cho khác, múc đường đổ vào khăn cho chảy xuống chảo. Lọc xong thì tiếp tục nấu cô.

Nấu lần này chảo đường tốt thì tiếng sôi nghe reo giòn. Cho đường xấu thì tiếng sôi nghe “phình phịch”. Người thợ luôn theo dõi tiếng sôi, độ sôi và thử đường để biết độ cô của đường. Mỗi người thợ có cách thử đường khác nhau. Ðường già nhỏ giọt chậm, đường non nhỏ giọt nhanh. Có thể xem cái tơ vương của đường để xác dịnh mức độ tới của đường phèn.
 
 
Khi đường tới, thợ múc ra đổ vào vại. Vại ngày trước lam?bằng đất nung, cắt thành nhiều miếng ghép lại, dùng niềng néo thật chặt rồi dùng hồ trít kín các kẽ hở để khỏi chảy rỉ. Lúc lấy đường thì tháo niềng, gỡ các miếng vại ghép rời ra. Dụng cụ bằng gốm này dễ vỡ, lại bất tiện. Ngày nay người ta dùng tôn dày gò thành cái vại nguyên, khi lấy đường ra dễ dàng.

Trước khi đổ đường vào vại phải chuẩn bị sẵn một mạng ghim trong vại. Ngày trước ghim là những lạt tre dài, khoanh dàn đều trong vại để đường có chỗ dựa kết tinh, đóng khối. Ngày nay người ta dùng chỉ sợi mới đánh, tiện lợi và rẻ hơn.

Ðường trong vại từ 7 đến 9 ngày thì nghiêng vại cho mật chảy ra hết. Thường thu được 55% đường phèn so với lượng đường cát ban đầu, với 50% mật và 5% “đường ô” là đường nấu lại từ bọt. Tỷ số cuối cùng bao giờ cũng cao hơn lượng đường ban đầu. Ðây là bí mật nghề nghiệp của người sản xuất.
 

Ðường phèn đổ ra nong phải, dùng trang kéo, cào trở cho khô đều. Nếu đường trong trắng, đóng đinh to là tốt nhất. Nếu vớt bọt không sạch, đinh hơi xanh có màu trứng sáo Ðinh có gai là nấu còn non. Ðinh nhỏ có dính cát là nấu quá già, không được tốt. Cắn cục đường có dấu răng sắc là đường già vôi, không thấy dấu răng cào là đường non vôi.

Mật đường phèn ngọt thanh, nếu khi nấu không cho lượng thuốc tẩy quá nhiều thì ăn rất ngon và bổ.

CÔNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG PHÈN

 

Đường phèn được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Cao long nhãn đường phèn: đường phèn 100g, long nhãn 100g. Cho long nhãn, đường phèn và nước, nấu đến khi long nhãn nhuyễn thành cao. Mỗi ngày cho ăn 20g. Thuốc có tác dụng bổ khí dưỡng huyết. Dùng khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu.

Chè bí đao đường phèn: bí đao 100 - 200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè. Ăn hằng ngày. Dùng cho trẻ em ho suyễn, sốt nóng.

Lê ướp đường phèn: lê 1 quả, đường phèn 15g. Lê gọt vỏ, bỏ ruột thái lát, cho ít nước cùng đường phèn, đun chín, cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan đờm dính.

Ô mai ướp đường phèn: ô mai 5 quả, đường phèn 20g. Đun cho tan đường, cho ô mai vào, nấu chín nhuyễn. Ăn dần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sau viêm nhiễm, sốt nóng dài ngày, miệng họng khô, khát nước, chán ăn.

 

CÁC MÓN ĂN NGON TỪ ĐƯỜNG PHÈN

Tổ yến xào đường phèn

Nguyên Liệu:

 - Tổ yến đã qua sơ chế , khoảng 5 Gr/ một lần ăn/ một người.

- Đường phèn liều lượng tùy thích ( khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5 Gr tổ yến ),

- Nước chín để nguội .

- Một chén nhỏ ( hay thố nhỏ ) để chưng cách thủy.

- Một nồi vừa đủ để đựng chén.

Cách Làm :

Bước 1 Tổ yến sau khi mua về

- Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chấttrước khi qua bước 2.

- Nếu là yến đã qua sơ chế ( yến đã làm sạch lông ), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 5ph rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.

Bước 2.  Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén.

Bước 3.   Đặt chén vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.

Bước 4.  Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.

Bước 5.  Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa dùng yến nóng hay để lạnh đều được , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.

Lưu ý : không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định, tổ yến có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng của tổ yến.

Chè Nha Đam đường phèn

 
( ST)
xin cho biết người bị tiểu đường có dùng đường phèn được không
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
hay
hơn 1 tháng trước - Thích
cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Thành phần của đường phèn giống đường kính trắng, thực tế chính là đường kính trắng nấu chảy đông kết lại. Vậy không nên dùng nhé. Chúc bạn sức khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Nguoitieufupng
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận