Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do nhiều tế bào chết tạo nên. Khi bàn chân, bàn tay phải cọ xát nhiều và thường xuyên vào một vật, những cái chai sẽ xuất hiện ở điểm tiếp xúc. Ở bàn tay, thủ phạm của chai thường là bút viết, tay lái xe máy. Ở bàn chân, thường là giày, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Trong trường hợp này chai nằm ở giữa hai ngón chân. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng có thể dẫn đến một số chứng nhiễm trùng khác ở chân.
Mặt nạ cho từng vùng da bị chai
Tránh đi những đôi giày quá chật, giày có điểm tì quá mạnh như giầy có gót cao và mũi nhỏ.
Mặt nạ cho da chân: Trộn 4 thìa đường đỏ với 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu olive, thêm vài giọt dầu bạc hà hoặc dùng tay không vò nát một ít lát bạc hà tươi cho vào dung dịch trên, bôi hỗn hợp lên gót chân, vùng da chân bị chai từ 1-2 lần để cải thiện tình hình.
Mặt nạ cho da tay: Trộn 1 lòng đỏ trứng gà, 6 thìa bột yến mạch, 1 thìa sữa tươi, 1 thìa dầu và 1 thìa mật ong để tạo thành một hỗn hợp, sau đó thoa đều lên tay. Để trong vòng 15 - 20 phút rồi rửa sạch. Mặt nạ này sẽ giúp da tay bớt khô và hạn chế chai tay.
Mặt nạ cho khuỷu tay và đầu gối: Trộn 2 thìa nước ép chanh tươi, 1 muỗng canh dầu ôliu và 1/2 chén muối thành một hỗn hợp. Thoa hỗn hợp và chà nhẹ nhàng lên khuỷu tay và đầu gối. Sau đó, để hai lát chanh tươi mỏng lên khuỷu tay và đầu gối của bạn trong vòng 5-10 phút, rồi rửa sạch với nước ấm. Mặt nạ này giúp khuỷu tay bạn trắng hơn và mịn màng hơn.
Tự chữa chai chân tay bằng phương pháp đơn giản
- Bạn ngâm chân, tay trong nước muối ấm khoảng 15 phút. Sau đó dùng đá bọt, hoặc bàn chải mềm hay xơ mướp chà nhẹ dưới lòng bàn chân, phần gót chân, mặt trên bàn chân, bàn tay, khuỷu tay và khuỷu chân để làm sạch tế bào chết. Rửa chân lại bằng nước sạch.
- Không nên dùng kềm cắt những lớp da này vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Ngoài ra, việc cắt da có thể tạo kích thích cho lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn trong quá trình cọ xát.
- Dùng vải bông hay các loại đế lót giày mềm có thể làm dịu các chỗ đau gây ra do vết chai và sau một thời gian sử dụng, các loại đế mềm này còn có thể làm giảm thiểu sự xuất hiện của vết chai. Tránh việc đi lại bằng chân đất, giữ sạch và dưỡng ẩm cho chân để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.
- Massage thường xuyên bàn chân theo hướng từ ngón chân vuốt ngược lên mắt cá chân. Việc này không chỉ giúp bạn khắc phục những vết chai chân, cho làn da mềm mại mà còn giúp máu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái cho bàn chân. Với tay thì bạn massage theo hướng từ cổ tay xuôi đến đầu ngón tay. Có thể sử dụng tinh dầu để massage, sau đó ủ tay trong bao tay chuyên dụng hoặc túi áo rộng để tăng khả năng thẩm thấu của các dưỡng chất vào sâu trong da.
- Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng vitamin E cần thiết để da luôn mềm mại. Nên dùng găng tay khi lái xe hoặc cầm nắm các dụng cụ thể dục thể thao như tạ, vợt cầu lông, tennis... .