Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Đợt này nhiều bài về bánh trái quá, mà lại toàn là chia sẻ kiến thức
chứ không phải là công thức, không có món mới, nên mình đổi sang viết
công thức một món mặn, coi như để “đổi gió” trước khi tiếp tục với một
phần kiến thức mới về làm bánh nhé
Thật ra công thức làm Kim-chi này mình nhớ là có hứa với nhiều hơn
một bạn là sẽ viết từ khá lâu rồi, mà mãi đến bây giờ mới làm được, hi
vọng là các bạn ấy không giận vì “tội” hứa rồi mãi mà không làm
Có lẽ cũng nên giới thiệu một chút về nơi mình tham khảo công thức, là blog Beyond kimchee.
Chủ blog là một phụ nữ Hàn Quốc nhưng hiện đang sống cùng gia đình tại
Canada. Chị ấy không viết thật nhiều công thức, nhưng tất cả đều rất tỉ
mỉ và chi tiết, với hình ảnh minh hoạ đẹp và rõ ràng, cho nên đây là một
trong những địa chỉ mà mình hay tìm đến khi muốn học nấu món Hàn nhất
Với mình thì Kim-chi là một món ăn cực cực đưa cơm, có lẽ là nhờ sự kết hợp rất hoàn hảo của các loại gia vị có khả năng kích thích sự thèm ăn đặc trưng như là hành, tỏi, gừng, ớt… Kim-chi khi làm cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu, nhưng quá trình làm lại không quá phức tạp, và có thể làm nhiều rồi để tủ lạnh ăn dần nữa, nên thực ra không hề mất công tí nào. Beyond Kimchee có giới thiệu 2 cách làm Kim-chi: cách truyền thống và cách hiện đại, nhanh gọn (Mak-kimchi), mình đã thử cả hai và ở dưới mình ghi lại cả 2 cách làm, phần nguyên liệu có điều chỉnh một chút cho phù hợp với khẩu vị và chợ Việt.
Nguyên liệu
Dụng cụ
Cách làm (truyền thống)
1. Cải thảo nếu có phần lá già màu xanh bên ngoài thì các bạn tách bớt & giữ lại để bọc ngoài Kim-chi (hình 1). Dùng dao cắt một đường ngắn chia đôi gốc cải rồi dùng tay “xé” cây cải ra làm đôi (hình 2-3). Rửa sạch đất cát trong bẹ lá.
2. Pha nước muối ngâm cải theo tỉ lệ: 90gram muối biển hạt to : 1 lít nước. * Lưu ý: dùng muối biển, không dùng muối tinh hay muối i-ốt.
Rắc muối lên phần bẹ trắng của cây cải (vì phần này dày hơn nên cần rắc muối). Ngâm cải trong nước muối, rắc thêm muối hạt lên mặt cây cải. Cuối cùng, phủ lá cải thảo già (lá màu xanh, tách ra lúc đầu, nếu có) lên mặt (hình 7). Dùng nan tre hoặc một vật nặng chèn lên cho cải ngập trong nước (hình 8).
3. Sau khi ngâm khoảng 8 tiếng (mình để qua đêm) thì đảo lại cây cải (quay mặt trên xuống dưới). Ngâm thêm khoảng 4 tiếng, đến khi cọng cải dẻo, có thể bẻ gập mà không bị gãy (hình 10). Rửa lại thật kĩ (2-3 lần) trong nước lạnh, phơi cho cải thật ráo nước trong 1-2 tiếng.
4. Tôm khô, cá khô rửa sơ cho sạch đất cát. Cho vào nồi với 200ml nước, vặn lửa to, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, ninh trong khoảng 30-40 phút. Sau khi ninh xong thì lọc lấy phần nước (được khoảng 130-150ml). Cho gạo nếp hoặc xôi trắng vào ngâm trong nước dùng này cho gạo mềm. Để nguội.
5. Củ cải, cà rốt gọt vỏ, bào sợi to. Hành lá thái khúc khoảng 3-3.5cm. Hành boa rô (hoặc phần cọng trắng của cây hành lá) thái vát thành các khoanh như trong hình (13) & (14). Cho táo/ lê, tỏi, gừng, hành, nước dùng & cơm nếp vào máy xay, xay thật nhuyễn (hình 15-17). Pha thêm nước mắm, đường, ớt.
Cho hỗn hợp này vào trộn đều với củ cải, cà rốt và hành (hình 19). Ta có phần “nhân” của kim chi.
Ở bước này, các bạn có thể lấy một miếng cải ăn cùng với hỗn hợp vừa
trộn để nếm thử độ mặn ngọt. Lượng mắm, đường, ớt có thể điều chỉnh tùy
theo khẩu vị của gia đình. Nên làm mặn hơn một chút, khi kim chi chua sẽ
thành vừa ăn.
6. Phết nhân ở (5) lên từng bẹ lá. Cuộn cây cải lại, lấy lá xanh già (nếu có) bọc lại, để vào hộp. Cuối cùng, đổ ít nước vào chậu vừa trộn kim chi, rồi đổ nước này vào âu kim chi sao cho nước vừa ngập cải. Đậy kín âu, để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 ngày (nếu trời lạnh có thể để lâu hơn, đến khi kim chi chua như ý muốn) rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 1-2 tháng.
Cách làm đơn giản
Cách làm kim chi này so với cách trên thì nhanh hơn khá nhiều, do
thời gian ngâm kim chi được rút ngắn. Nếu so sánh về mùi vị thì sản phẩm
từ cách làm này không khác so với cách truyền thống là mấy, chỉ có một
nhược điểm là kim chi làm theo cách này không để được lâu như kim chi
theo cách truyền thống (nhưng theo Beyond Kimchee nói thì cũng để được
khoảng 1 tháng – mà với mình thì như vậy là quá lâu rồi
Việc chuẩn bị nguyên liệu và phần lớn các bước trong cách làm này khá là giống với cách truyền thống, chỉ khác ở công đoạn ngâm cải trong nước muối. Các bạn thay bước (1) – (3) trong cách truyền thống bằng cách làm như sau:
1. Cải bổ đôi rồi thái ngang cây cải thành các miếng vừa ăn. Rửa cho sạch đất cát.
2. Pha nước ngâm cải theo tỉ lệ 80gram muối: 1 lít nước. Ngâm cải vào trong nước muối trong khoảng 4-6 tiếng. Vớt ra, rửa lại trong nước lạnh (2-3 lần). Dùng tay ép hoặc vắt cho cải thật ráo nước.
Làm tiếp theo như bước (4) ở trên. Sau khi trộn “nhân” ở bước (5)
xong thì các bạn cho cải vào, đeo găng tay rồi trộn thật đều. Kim chi
làm theo cách này sẽ thành miếng nhỏ luôn, nên có một ưu điểm nữa là khi
ăn không phải cắt, mở hộp ra, lấy và măm măm được luôn
Cách nữa nè:
Nguyên liệu:
2 bắp cải thảo (khoảng 1.5~2kg)
1 củ cải trắng 430 g
1 trái táo lớn
2 cây hành ba-rô (loại hành gốc trắng to)
1 bó hẹ
1 củ hành tây
1 củ gừng 30 g
1.5 củ tỏi 100 g
50 ml nước mắm
100 g ớt bột khô
1/2 cup bột nếp
3 cup nước lạnh
3 muỗng súp đường
1 chai mắm tép 250g (còn nguyên con tép, màu trắng hồng/ có thể bỏ qua nguyên liệu này)
muối biển không i-ốt
Cách làm:
1) Cắt bắp cải thảo ra làm đôi. Sau đó cắt làm 4, chỉ cắt phần lõi cứng, rồi dùng tay tách ra. Rửa sạch.
Tách từng lớp lá, rắc muối vào. Để yên 2 tiếng.
2) Củ cải trắng gọt vỏ, cắt/ nạo sợi, cho vào một tí muối, để riêng
khoảng nửa tiếng. Sau đó dùng tay vắt cho khô nước. Trộn đều với ớt bột
khô.
3) Hành lá rửa sạch, chỉ lấy phần gốc trắng- lá non, cắt mỏng.
Hẹ rửa sạch, cắt dài khoảng 3 cm.
Hành tây cắt mỏng.
4) Táo gọt vỏ, bỏ ruột, cắt nhỏ vừa xay, cho vào máy xay nhuyễn với gừng và tỏi đã lọt vỏ.
5) Bắt một nồi cho vào bột nếp, nước và đường hòa tan lên bếp. Khuấy đều
cho hỗn hợp đừng đứng nồi. Sôi lụp bụp là được, để nguội.
Chọn cải
Nhiều loại cải có thể làm kim chi, tuy nhiên ngon nhất vẫn là cải thảo. Khi chọn cải cần lựa những cây còn tuơi, có búp non.
Để kim chi giòn
Cách làm kim chi giòn, ngon thì cải nên để cả cây hoặc nguyên
tàu rửa sạch, để ráo nước, phơi héo trong bóng râm. Nếu có các nguyên
liệu đi kèm như cà rốt, củ cải…tất cả cũng phải được bào mỏng rồi phơi
héo.
Cách làm kim chi
Gia vị dùng để muối kim chi truyền thống gồm ớt, đường, nước mắm, tỏi, gừng… tuy nhiên để tăng thêm hương vị bạn có thể thêm táo, lê xay nhuyễn, hẹ cắt khúc.
Có nhiều cách để muối kim chi, muối theo kiểu ăn xổi (ăn liền sau khi muối khoảng 10 giờ) hay để lâu (khoảng 5 ngày) dùng dần. Dưới đây là cách muối đơn giản bạn có thể áp dụng:
Kim chi ăn liền: 1 kg cải thảo, 3 muỗng canh bột ớt, 50 gr hẹ, 1 trái táo, lê, 5 trái ớt đỏ Đà Lạt, 2 muỗng canh nước mắm, 20 gr muối, 50 gr đường, 1 muỗng canh bột ngọt. Cải thảo làm sạch, phơi héo trong bóng râm. Táo, lê, ớt đỏ Đà Lạt, bột ớt xay nhuyễn. Cho tất cả cải thảo, hỗn hợp táo, lê, ớt, nước mắm, muối, đường, bột ngọt, trộn đều, hẹ cắt khúc để lên trên. Ủ kim chi khoảng 10 giờ là có thể dùng được. (Hướng dẫn: đầu bếp Phạm Thanh Phương).
Kim chi để lâu: 1 kg cải thảo, 100 gr cà rốt, 100 gr gừng gọt vỏ, cắt sợi, 10 tép tỏi cắt lát, 50 gr ớt bột Hàn Quốc, 10 gr ớt bột Huế, 10 trái ớt sừng đỏ, 1 muỗng cà phê muối rang, 2 muỗng canh nước mắm. Cải thảo làm sạch, để nguyên tàu, không cắt miếng. Phơi hơi héo. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Trộn hỗn hợp gia vị : muối, ớt các loại, nước mắm, tỏi, gừng. Xếp cải vào thau, cứ một lớp cải, một lớp gia vị, lớp trên cùng là gia vị. Đậy kín, sau 5 ngày sẽ có món kim chi ngon.
(St)