Cách làm lạc rang húng lìu lai rai ngày mưa lạnh

Lạc rang xong khi đang nóng hổi thì phải mang đi ủ ngay, giấy ủ phải chọn loại giấy dày, thầm hút hơi nước tốt. Có như thế thì lạc mới giòn, để đựợc lâu hơn mà không bị ẩm.





Cách làm lạc rang húng lìu

Dưới đây là các bước thực hiện để làm món “lạc rang húng lìu” ngon

1. Ngâm hạt lạc với chút đường xay(Loại đường mịn ý) và 1 chút húng lìu
2. Cho ngấm đều khoảng 30 phút(Mà khi cho đường vô em thấy đường tự chảy ra bao lấy hạt lạc)
3. Bật lò nướng trước khoảng 5 phút ở 175o sau đó cho lạc vô
4. Nướng lạc trong khoảng 7-10 phút(tùy lò nướng)
 

Cách làm này vỏ lạc không hề bị tách rời,nhưng em nghe nói cho đường hóa học thì ăn độc hại nhưng khi cho vô lò nướng thì lại không bị cháy đường ở vỏ lạc,nói chung các chị cứ làm thử  coi!

Mà em cũng thường xuyên rang lạc bằng cách cho vô lò nướng,hạt lạc đẹp mà không bị tróc vỏ!

• Lạc sau khi được rang chín , khô, giòn, hạt đồng đều không dập vỡ, có vị ngọt dịu của đường kết hợp với mùi thơm đặc trưng của húng lìu làm tăng vị đậm đà, bùi bùi, ngậy ngậy của hạt lạc.

•  Thưởng thức với vài cốc bia hay vừa nhâm nhi vừa xem vô tuyến cũng khá thú vị.

•  Chất lysine trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.

•  Vỏ lụa của lạc vị ngọt chát, tính bình, tác dụng cầm máu rất tốt, có khả năng cầm máu gấp 50 lần lạc nhân, dùng tốt cho các bệnh xuất huyết trong ngoài, bệnh máu chậm đông, ngoài ra có thể kháng được sự hòa tan của albumin sợi, kích thích tủy xương tái tạo tiểu cầu máu làm giảm thời gian xuất huyết, tăng cường khả năng co lại của mao mạch.

•  Trong lạc có sắt và magne, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể, phòng đái tháo đường.

• Đã có ai trong đời chưa từng nhâm nhi vài hạt lạc bùi bùi, thơm mùi húng lìu, mằn mặn, ngòn ngọt mà không cảm thấy vui vui, Khoai khoái trong lòng. Bởi cảm giác ấy mà nhiều người dù không thuận đường về, vẫn tìm đến những hàng bán lạc rang húng lìu ở phía cuối phố Bà Triệu. Vì món nhâm nhi khoái khẩu này, dân ưa ăn lạc gọi đây là phố lạc rang húng lìu.

• Phố lạc rang húng lìu khá đông đúc, có chừng năm chục hàng bán. Lạc được bày trong tủ kính hay đơn giản được ủ trong thúng, hộp xốp nhỏ, phía trên có một tên hiệu như bà Lân, cụ Lan, cô Quán…

• Lạc đóng trong gói. Có gói 1.000đ, 3.000đ, 5.000đ và cả gói nửa kg 13.000đ. Theo giá tiền mà lượng lạc nhiều hay ít. Lạc rang có loại to, loại nhỏ. Loại to: hạt căng, mẩy. Loại nhỏ: hạt tuy bé nhưng ăn không ngấy như hạt to.

• Lạc ở đây không chỉ ngon nhờ chọn lạc kỹ mà còn thơm ngon nhờ cách rang. Bà Lân, người đầu tiên mở hàng lạc cách đây hai năm, tự hào kể: Bí quyết rang lạc ngon không phức tạp. Nó nằm ở sự kiên trì, cần mẫn của người làm. Lạc ngon phải rang bằng củi. Người rang lạc không được nóng vội, tay luôn đảo đều để không có hạt sống, hạt chín, chỗ cháy, chỗ sượng. Khi lạc chín đều mới gia giảm húng lìu, rồi ủ lạc cho giòn. Đợi đến khi đó, mới có thể yên tâm đóng gói bán cho khách.

• Lại nói đến gia giảm húng líu, đây là khâu quan trọng quyết định vị lạc, có thể mặn, ngọt hoặc pha mặn ngọt. Ba vị lạc này giúp khách hàng khó tính nhất cũng có thể tìm lạc rang húng lìu hợp khẩu vị.

Húng lìu ?
Mới nghe qua ai cũng dễ nghĩ đấy là một loại rau húng.. nhưng chẳng phải ! Húng lìu là một loại bột gia vị , hình như người miền Bắc mới quen thuộc với gia vị này

Bột húng lìu gồm 3 thành phần : hạt cây húng dổi , quế chi và hoa hồi .. rang vàng từng thứ, trộn lẫn với nhau và đem tán thành bột .

Nó cũng từa tựa như ngũ vị hương , gồm 5 thứ : đại hồi, tiểu hồi, quế chi, đậu khấu và đinh huơng !

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Đậu phộng ngào đường: Món ăn vặt cho chị em mỗi ngày


Đi làm văn phòng suốt ngày, sẽ không có gì thú vị bằng khi vào những lúc rảnh rỗi hay cần thư giãn  mà lại có món gì đó nhâm nhi. Món đậu phộng ngào đường nàychắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Không những thế, các chị em nào có con nhỏ thì đây cũng là một món khoái khẩu mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích. Nhưng mua ngoài đường thì lại không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà trong siêu thị thì không hẳn lúc nào cũng có thời gian để ghé qua. Tại sao các chị em không thử bắt tay vào thực hiện? Thực ra, chế biến món này cực kỳ đơn giản mà lại rất rẻ tiền.



Nguyên liệu:
- Đậu phộng: tùy vào số lượng cần thiết, đề nghị là 300gr (giá hiện tại là 5.500 VNĐ/100gr)
- Đường cát trắng: tùy vào số lượng cần thiết, đề nghị là 150gr (giá hiện tại là 23.000 VNĐ/kg)
- Vani: 1 ống (giá hiện tại là 500 VNĐ/1 ống)
- 1 tấm bánh tráng mỏng (thường dùng để cuốn gỏi cuốn, bò bía)
Cách chế biến:


Đầu tiên, đổ đậu vào chảo


Tiếp theo cho đường vào


Thêm vào 1 lượng nước vừa đủ để đường tan ra, rắc vào một ít bột vani cho thơm. Nhớ là lượng nước vừa đủ nhé, vì chỉ cần quá tay 1 chút là chúng ta sẽ có một món mới đấy. Nhưng nếu lỡ quá tay thì cũng không sao, theo dõi đến cuối bài các chị em sẽ biết ngay cách "chữa cháy" hết sức đơn giản.


Tới bước quan trọng đây, để lửa nhỏ riu riu và khoáy đậu liên tục không ngừng tay nhé. Nếu không đường sẽ bị cháy. Khoảng 1 phút là đường sẽ bắt đầu tan ra và bọc lấy các hạt đậu.


Tiếp tục khuấy đều, chúng ta sẽ thấy đường sau khi tan ra với nước và bám vào các hạt đậu thì sẽ bắt đầu khô lại. Nước sẽ dần bốc hơi và các hạt đường lúc này sẽ bám chặt vào đậu. Giai đoạn này, các chị em cũng phải khuấy đậu liên tục nhé, đều tay và nhẹ nhàng. Có thể đảo chảo cho đậu và đường bám vào nhau đều hơn. Đường bám vào đậu ít hay nhiều là do khuấy có đều tay hay không.

Đến khi nghe đậu bắt đầu nổ lốp bốp thì tức là đậu đã chín. Tắt lửa và vẫn khuấy đều tay, cho đến khi đường khô hẳn và bám vào đậu. Lúc này đổ đậu ra đĩa. Toàn bộ quá trình nấu này chỉ diễn ra trong vòng 5 phút nên các chị em hết sức chú ý nhé. Mẻ đậu thành công là các hạt đậu đều rời nhau và được đường phủ kín đều đặn.


Và chúng ta đã có một đĩa đậu phộng ngào đường tuyệt hảo dành cho mỗi ngày. Khi đổ ra, không nên dùng liền mà hãy đợi khoảng 10 phút cho đậu nguội và cứng lại thì dùng sẽ ngon hơn.
 
Chữa cháy:


Giai đoạn đầu, khi bạn lỡ cho nhiều nước quá hoặc khi bạn sử dụng lại đường của mẻ nấu trước (do nấu nhiều lần liên tục, vì thế các chị em nên dùng đường mới cho mỗi lần nấu đậu nhé) thì sẽ xảy ra hiện tượng đường sau khi tan ra sẽ không khô lại được. Lúc này, nếu tiếp tục đun lửa nữa thì đường sẽ bị khét trước và mẻ đậu bị hư. Bắt buộc các chị em phải "thay đổi chiến thuật" nếu như không muốn đem vứt cả chảo đậu. Màu của đường trong hình trên (đường bắt đầu kẹo lại như mạch nha) báo hiệu là mẻ đậu sẽ có nguy cơ bị hư.


Lúc này, rất đơn giản, các chị em chỉ cần lấy tấm bánh tráng chuẩn bị sẵn ban đầu ra lót vào 1 cái rổ hoặc đĩa và đổ đậu vào. Khi đổ, chú ý trải đều đậu ra tránh để vón lại thành từng tảng lớn. Sau đó chờ chừng 15 phút cho đậu nguội và kết dính lại với nhau hoàn toàn.


Tách lớp bánh tráng ra, chúng ta sẽ có được một phiên bản hết sức đặc biệt của món bánh "cu - đơ"

Rất đơn giản phải không nào? Chúc các chị em sẽ dễ dàng thực hiện được món đậu phộng ngào đường hoặc bánh "cu - đơ" đặc biệt này nhé!

Rang muối lạc thế nào cho cho giòn, ngon?

Thứ Hai, ngày 25/06/2012 05:00 AM (GMT+7)
Sự kiện: Mẹo hay nhà bếp
Muối lạc là món ăn ngon, giản dị nhưng không phải ai cũng biết cách rang thế nào cho ngon, giòn và không bị ỉu.

Bếp Eva giới thiệu đến độc giả ẩm thực 3 miền Bắc Trung Nam, chia sẻ cách chế biến món ngon mỗi ngày hấp dẫn, dễ làm và cả những mẹo hay nhà bếp. Đừng ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm nấu ăn của bạn trên Eva.vn.

Chọn lạc

- Chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn. Lạc đỏ thường chắc hơn lạc trắng.

Chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn (Ảnh minh họa)

- Không chọn những hạt lép, ẩm mốc, mọt hay đang mọc mầm.

Cách rang

- Cho lạc và dầu vào cùng lúc, để lửa nhỏ liu riu. Như vậy lạc chín đều, màu sắc đẹp. Không nên cho dầu trước, đun nóng rồi mới cho lạc, sẽ bị cháy bên ngoài, sống bên trong.

- Đảo lạc đều tay lúc rang để lạc được chín đều tất cả các hạt.

- Thời gian rang lạc cần lưu ý vừa đủ để tránh hạt bị cháy, không ăn được.

- Khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy.

Cho gia vị với lượng phù hợp tránh lạc bị mặn hoặc nhạt (Ảnh minh họa)

- Lạc nguội, cho muối khô hay bột canh vào với lượng phù hợp để tránh mặn quá hay nhạt quá, trộn đều. Vì có dầu ăn nên muối hoặc bột canh có thể bám được vào hạt lạc.

- Lạc rang sau 12 tiếng sẽ bị ỉu. Nếu trong lúc đang rang, bạn phun một ít rượu trắng và trộn đều, làm vậy sẽ để được vài ngày.

- Cuối cùng bạn cho lạc vào lọ và đậy nắp kín. Với cách thức này, lạc sẽ thơm, giòn lâu trong nhiều ngày sau đó.

Lưu ý: Khi lạc vẫn còn nóng, không trộn gia vị vào vì đến khi lạc nguội, gia vị sẽ không còn dính vào hạt lạc nữa. Cũng không cho lạc còn nóng vào lọ để cất, như thế lạc sẽ rất nhanh ỉu, không ngon.





Thịt thỏ chiên bơ lạ miệng giàu dinh dưỡng
Hướng dẫn làm đậu phộng rang muối giòn ngon
Tác dụng chữa bệnh của hạt lạc
Hướng dẫn rang đậu phộng giòn ngon
Cách rang lạc nước mắm ăn đưa cơm
Cách làm kẹo lạc ngon hơn ngoài hàng
Sau khi sinh có được ăn lạc không?




(ST)