Cách làm lẩu mực đơn giản đổi món cuối tuần

Cách làm món lẩu mực đơn giản dổi món cuối tuần. Vì thế, thay phải nghĩ nhiều món, hãy làm lẩu mực nhúng giấm cho cả nhà thưởng thức xem sao nhé. Trong thời tiết này, được nhúng từng miếng mực trắng giòn, tươi ngon vào trong nồi lẩu chua chua, thanh thanh nhờ có giấm thật là tuyệt vời.




CÁCH LÀM MÓN LẨU MỰC


Để món lẩu ngon, trước tiên, chị em cần chú ý trong khâu mua mực. Nếu bạn muốn chọn mực tươi thì nên chọn con to, dày mình, trắng đục như cùi dừa, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang còn mực ống thì chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ.

Hơn nữa, khi nhúng mực, nước giấm phải thật sôi để mực nhanh chín, giòn, giữ vị ngọt và không mất nước.


Nguyên liệu:

- Mực ống: 500g
- Sả: 4 cây
- Hành tây: 1 củ
- Hành tím: 5 củ
- Tỏi: 2 tép
- Gừng nhỏ: 1 củ
- Nước dừa tươi: 2 chén
- Ngò rí: 100g
- Bánh tráng
- Xà lách, rau thơm, dưa leo, chuối chat, khế chua, tía tô, ớt hiểm xanh
- Đường, muối, nước mắm
- Bột ngọt
- Giấm gạo

Trong thời tiết này, được nhúng từng miếng mực trắng giòn, tươi ngon vào trong nồi lẩu chua chua, thanh thanh nhờ có giấm thật là tuyệt vời (Ảnh minh họa)

Cách làm:

- Mực làm sạch, để ráo, cắt khoanh hoặc khứa ca rô mặt trong, cắt miếng vừa ăn.

- Sả đập dập, cắt khúc. Hành tây cắt sợi. Hành tím cắt lát. Gừng cắt sợi. Tỏi giã nhuyễn.

- Xà lách, rau thơm lặt rửa sạch. Dưa leo cắt khúc. Chuối, khế bào mỏng, ngâm nước có pha chanh.

- Pha nước giấm: nấu sôi hỗn hợp gồm nước dừa, ½ chén giấm gạo, 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng mì chính, hành tây, gừng sợi, hành tím và sả đập dập.

- Pha nước mắm ngò: khuấy tan 3 muỗng nước với 2 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng giấm gạo, 1 muỗng đường, sau đó cho hỗn hợp giã nhuyễn gồm ớt hiểm xanh, cọng ngò rí, ít tỏi vào.

- Khi ăn ta nấu sôi nước giấm, nhúng mực vào vừa chín, cuốn bánh tráng và rau dưa, chấm nước mắm ngò.


CÁCH 2:



Nguyên liệu:
- 1/2kg xương ống.
- 1/2kg mực ống.
- 1 củ hành tây trắng.
- 4 cây sả.
- 200gr nấm rơm búp.
- Rau ăn kèm lẩu (tùy ý).
- 1 nhánh gừng.
- 1 củ tỏi.
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm.


Thực hiện:

- Xương rửa sạch, hầm lấy nước dùng làm nuớc lẩu.
- Mực rửa sạch, ướp tiêu, bột ngọt.
- Hành tây bóc vỏ, cắt làm 6, xào sơ, nêm gia vị.
- Sả cắt ngắn 6cm, đập giập cho vào nước dùng.
- Nấm gọt sạch ngâm nước lạnh 10 phút. Xả sạch, xào sơ, nêm gia vị.
- Gừng thái mỏng, xào sơ cho vào nước lèo.
- Nấu sôi nước dùng, cho nấm rơm, sả, gừng, hành tây, tỏi bằm phi vàng bỏ vào nồi. Nêm vừa ăn.
- Khi ăn bắt bếp nóng, ăn kèm với bún, nước mắm ớt, rau tùy ý.




Đặc biệt bún lá 

Người xa xứ mở quán bún cá gắn nhãn hiệu Ninh Hòa nhằm tạo lòng tin cho các thực khách. Hàng bún cá Cây Bàng ở đường Hàn Thuyên, Nha Trang do người quê gốc Ninh Hòa làm chủ.

Tô bún mực hấp dẫn

Chính chủ quán cam kết với khách là bún được lấy từ Ninh Hòa mỗi ngày, chứng tỏ uy tín từ xưa đến nay của bún lá Ninh Hòa. Nhưng quán đông khách không chỉ do bún lá mà còn do nước lèo hấp dẫn.

Có hai kiểu sắp đặt bún lá tùy theo cách phục vụ cho cá nhân hay tập thể. Nếu định lượng khẩu phần mỗi lá một tô thì mỗi khoanh bún đặt trên một miếng lá chuối cắt tròn, vừa vặn một tô bún. Thường ở các hàng bún cá, người ta chuộng kiểu này thuận tiện trong việc “đong đếm” mỗi tô một lá.

Trong các nhà hàng lại chuộng kiểu định lượng sáu lá bún trên một miếng lá chuối để tùy khách sử dụng. Bún lá hay bún lọn ngon hơn bún mớ nhờ trạng thái dai dai do bún được làm từ nước đầu.

Thêm vào đó, chính hình thức trình bày bắt mắt với từng khoanh bún mỏng màu trắng được xếp gọn nổi rõ trên nền màu xanh của miếng lá chuối tươi, rất kích thích vị giác.

Bún lá Ninh Hòa

Trong món bún lá cá dầm, nguyên liệu chính để nấu nước lèo là cá bò hay cá ngừ với cách nấu theo kiểu nấu mẵn (mặn mặn, ngót ngót), hay nấu ngọt. Chả cá được làm từ cá đỏ hay cá thu mới ngon.

Rau ăn với bún cá phải là rau xắt ghém, xà lách, rau thơm, bắp chuối… Để tô bún đậm đà hơn, ngoài việc nêm thêm ít mắm ngọt, có người còn cho thêm chút mắm ruốc hay mắm tôm. Cái ngon của tô bún lá cá dầm là cho dù nồi nước có sôi đến đâu, cá vẫn không bị nát mà ngược lại, càng thấm, càng dai.

Ninh Hòa có những quán gà ngon nổi tiếng như Tám Vui, Bé Thương… với phong cách ăn theo kiểu gà chỉ (chỉ con nào làm con đó). Chọn con gà ngon là gà có chân nhỏ, ức mềm, lông mượt… Bốn người một con gà nặng khoảng hai ký, đơn giản nhất là hấp hành, còn lại đầu cổ cánh, lòng, mề, gan… nấu lá giang.

Trong khi khách nhâm nhi miếng gà mềm và ngọt thanh thì bún lá được bày ra. Gắp miếng bún chấm nước mắm nguyên chất dằm ớt xiêm cũng đã ngon.

Đến khi nồi lẩu mang ra thì độ ngon càng hoàn hảo. Cái cách ăn bún lá lúc này vừa khoan thai chậm rãi, vừa kiểu cách, nhẹ nhàng, thư thái. Chỉ việc lấy đũa gỡ xấp bún ra, bỏ vào chén và chan nước. Vị ngọt của bún, lẫn với vị chua ngọt của nước lèo, thêm miếng ớt xiêm xanh cay nồng…

Tuyệt chiêu lẩu mực 

"Đàn mực" đông đúc trong nồi lẩu mực

Từ Ninh Hòa, trên đường ra Bắc khoảng 30km là đến huyện Vạn Ninh. Qua khỏi đèo Cổ Mã đến Đại Lãnh, một dọc quán nổi tiếng có món lẩu mực sẽ hiện ra bên đường. Vùng biển Đại Lãnh mùa nào cũng có mực ngon. Con mực trung, don don, không quá lớn, tươi roi rói, khi nào có khách thì nhà hàng mới bật bếp nấu vì nước lèo ngon phụ thuộc vào độ tươi của mực.

Tùy theo khẩu vị, khách có thể yêu cầu cách nấu. Có thể nấu theo kiểu nấu ngọt với cà chua, hành tây, thơm và hành lá, cũng có thể nấu với các gia vị theo kiểu xào chua ngọt như cần tây, hành tây...

Ngày trước các quán lẩu ở đây có màn quảng cáo rất độc chiêu: lẩu bụng! Có nghĩa tính tiền theo bụng. Với số tiền cố định, khách ăn đến khi nào… chán thì thôi! Chiêu quảng cáo này giờ đây đã lui vào dĩ vãng, có nhắc lại các cô bán hàng cũng chỉ cười và nói bằng giọng đặc trưng của dân vùng quê Vạn Ninh: “Hầu đó, chớ giờ lỗ chớt!” (nghĩa là “Hồi đó vậy, chứ giờ lỗ chắc”).

Giờ đây, khi rau mùng tơi lên ngôi, ngự trị trang trọng trên bàn ăn, bên cạnh các món đặc trưng như bao tử nấu tiêu thì người ta đặt loại rau này cạnh lẩu mực cùng với cải xanh. Rau mùng tơi ăn với lẩu mực ngon thật đậm đà!

Bún cá Nha Trang

Chén nước mắm nguyên chất màu vàng rơm thơm lừng, dằm thêm vài trái ớt thật nồng. Gắp miếng mực chấm nước mắm, vị ngọt của mực tươi lẫn vào vị mặn và cay của mắm ớt làm cho món lẩu mực có vị ngon không thể chê vào đâu được. Vị ngon được tăng thêm khi húp một chút nước lèo, kèm thêm gắp rau mùng tơi hay cải xanh, rồi hít hà bởi cay và nóng…

Lẩu mực Đại Lãnh có thể nấu bằng mực ống hay mực lá đều ngon như nhau. Đặc biệt ở đây còn có loại mực cơm ngọt, không dai, ruột
trắng, con mực nhỉnh hơn lóng ngón tay một chút, khi còn tươi mềm mại, góp phần tạo thêm những món ngon. Vào mùa, con mực tròn đầy đặn, thịt trắng. Nhìn vào cái lẩu, thấy cả “đàn mực” chen chúc mà thấy thèm.


CÁCH 3:

Lẩu Mực Nấu Nghêu

VẬT LIỆU

Nguyên vật liệu

- Đầu mực: khoảng 4 con

- Nghêu: khoảng 12 - 20 con

- Cải thảo: 3 - 5 lá

- Bó xôi: khoảng 1 bó nhỏ

- Nấm rơm búp: 100gr

- Đậu hũ: 1 miếng

- Nước dùng: nấu từ xương gà hoặc heo

- ớt đỏ: 2 trái

- Hành poarô (tỏi tây): 100gr

- Tương ớt: 2 muỗng canh

- Gia vị: muối, nước mắm, đường, bột ngọt, dầu ăn, tỏi.

CÁCH LÀM

Cách chế biến

- Đầu mực: làm sạnh cắt ra từng khúc

- Cải thảo: để nguyên lá trụng sơ cho mềm

- Bó xôi: bó gốc, rửa sạch, để bó xôi lên lá cải thảo đã trụng, cuốn tròn lại và cắt ra từng khúc vừa ăn.

- Đậu hũ: cắt miếng vuông vừa ăn

- Hành poarô: rửa sạch cắt từng khúc xéo.

- Nấm rơm: làm sạch, bóp muối, ngâm sơ bột mì khoảng 30 phút, sau đó vớt ra đem luộc.

- ớt đỏ: cắt xéo.

- Đầu mực: cắt khúc xào sơ với một ít tỏi và tương ớt.

- Nghêu: trụng sơ qua nước sôi cho hé miệng.

Sau đó, sắp thứ tự từng loại vào lẩu hoặc vào nồi, chú ý sắp xen kẽ các thức ăn để tạo màu sắc, không xếp chồng chất lên nhau. Nấu nước dùng bằng xương gà hoặc xương heo, nêm cho vừa ăn chế vào lẩu, đậy nắp lại. Trước khi ăn đun sôi dùng với mì, bún hoặc cơm.

Tuỳ theo sở thích, có thể nêm nước dùng hơi cay. Nếu chi phí đi chợ rộng rãi hơn, bạn có thể mua thêm con mực để nấu.

Bí quyết nấu lẩu mực ngon

- Khi chọn mực, lưu ý mực có 3 loại là mực nang (mập tròn và vỏ dày, da cứng, thích hợp làm các món tươi sống hoặc món gỏi), mực ống (ốm và tròn dài, mình mỏng, dùng làm mực nhồi ngon nhất) và mực lá (ngắn hơn mực ống, dài hơn mực nang, làm các mon chiên ngon nhất). Chọn mực đúng loại sẽ giúp món ăn ngon hơn.

- Khi làm mực, nên để vừa chín, không nên để lâu, dai. Mực tẩm bột chiên trong dầu sôi chỉ để khoảng 5 - 10 phút, trong nước sôi nên nhúng.

- Khi ướp hải sản, đừng nên cho nhiều muối, dễ bị mặn.

- Nấu lẩu hải sản ngon cần làm dậy lên mùi đặc biệt của biển bằng cách cho một ít xương cá vào nấu trong nước dùng. Để át mùi tanh, nước dùng nên có vị thơm cay. Với nhiều kiểu và nhiều cách nấu khác nhau, nhưng tạo mùi thơm kích thích ăn ngon chủ yếu cho lẩu vẫn là loại thảo mộc như sả, riềng, lá chanh...


CÁCH LÀM CÁC MÓN NGON TỪ MỰC

đầu mực xào ớt chuông

1. Nguyên liệu
- 300g đầu mực
- 1/2 trái ớt chuông xanh
- 1/2 trái ớt chuông đỏ
- 1/2 trái ớt chuông vàng
- 1 củ hành tây
- 1 trái cà chua
- 1 thìa súp tương cà
- 2 thìa cà phê tỏi băm
- 20ml rượu trắng
- 1 thìa cà phê dầu hào
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 1 thìa súp hạt nêm
- 1/2 thìa cà phê tiêu xay
- 2 thìa súp dầu ăn
 

. Cách làm
Đầu mực làm sạch, xắt miếng vừa ăn, ướp với dầu hào, dầu mè, 1/2 tương cà, hạt nêm, để thấm 15 phút.

Ớt chuông 3 màu lạng bỏ hạt, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Hành tây, cà chua xắt múi.


Làm nóng 1/2 dầu ăn, cho mực vào đảo nhanh tay, thêm rượu trắng vào, trút ra đĩa. Dùng lại chảo, thêm dầu ăn vào, phi thơm tỏi băm, cho cà chua, hành tây, ớt chuông vào xào chín, cho 1/2 tương cà, hạt nêm còn lại vào, nếm vừa ăn. Sau cùng trút mực vào trở lại, đảo đều.

Cho mực ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng nóng.



Miến trộn mực và rau củ

Sợi miến dai được trộn cùng với mực, thêm dưa leo, cà rốt, điểm chút chua chua ngọt ngọt và cay cay của ớt và khế.

Nguyên liệu:

- 150g miến dong, hoặc miến đậu xanh
- Nửa con mực ống nhỏ
- 1 quả dưo leo
- Nửa củ cà rốt
- Nửa quả khế chua
- Rau thơm, rau răm
- Nước mắm, tỏi, ớt, chanh và muối
- Lạc rang vàng, giã thô.

Mực khô xào mắm me chua

Mực khô thơm, ăn hơi dai dai được ngào bên ngoài một lớp mắm me hơi chua chua, cay cay và hơi mặn của nước mắm, làm món nhắm lai rai cùng bạn bè rất hấp dẫn.

Nguyên liệu:

- 1-2 con mực khô nhỏ
- 1 vắt me nhỏ, me dùng nấu canh chua
- Ớt quả, dầu điều, nước mắm, ớt bột, đường, tỏi.

Nộm mực thập cẩm

Nộm mực với vị giòn của rau tiến vua, cà rốt, ngó sen và vị chua chua của chanh, cay cay của ớt làm món nhắm lai rai cùng bạn bè rất ngon.

Nguyên liệu:

- 300g râu mực hoặc có thể dùng mực nguyên con
- 100g rau tiến vua
- 200g ngó sen chua ngọt
- 1 củ cà rốt nhỏ
- Nước mắm, ớt quả, đường, chanh hoặc giấm, muối
- Rau quế, rau thơm
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Bánh phồng tôm.



. Chả mực vừa thơm vừa giòn

Để có loại chả ngon, mực phải tươi, dày thịt, gia giảm gia vị phù hợp.

Nguyên liệu:

- 1 con mực ống to
- 3 muỗng canh giò sống
- 2 thìa nhỏ nước mắm
- 1/2 thìa nhỏ đường
- 1 ít tiêu
- 2 củ hành hương
- 2 củ tỏi nhỏ
- 2 thìa nhỏ dầu ăn
- 2 nhánh hành lá, cắt nhỏ.

. Mực ống kho rim

Các bà nội trợ hay chế biến mực luộc, nướng, xào còn mực kho thì sao nhỉ.

Nguyên liệu:

-300g mực ống
-Gia vị gồm đường, tiêu, nước màu, hành tỏi băm, nước mắm ngon.







Cách chọn mực khô ngon
Cách làm gỏi mực chua cay
Miến xào mực khô món lạ nên thử
Cách làm chả mực Quảng Ninh
Cách xào mực ngon, chuẩn không cần chỉnh
Cách làm tôm kho tàu ăn với cơm trắng cực hấp dẫn
Cách chế biến mực một nắng
Làm món mực nhồi thịt chiên
Làm món mực nướng sate nóng hổi -





(ST)