Cách làm món ăn miền Trung ngon lành bổ dưỡng

Miền Trung nắng gió với những món ăn đậm đà, mang hương vị rất riêng sẽ giúp bạn và gia đình thay đổi khẩu vị vào ngày cuối tuần. Cùng tham khảo những cách làm món ăn miền Trung ngon lành bổ dưỡng nhé


Cuốn tôm chua

Nguyên liệu: 150g thịt ba chỉ, 150g tôm chua, 1 củ khoai lang, 150g bún tươi, 300g rau muống, 1 xấp bánh tráng loại to, xà lách.

Thực hiện: Thịt luộc chín, thái miếng mỏng. Tôm chua thái miếng nhỏ, vừa ăn, bỏ đuôi. Khoai luộc chín, bỏ vỏ, thái sợi bằng khoảng ngón tay út. Rau muống bỏ lá, rửa sạch.

Trải miếng bánh tráng ra khay, cho rau xà lách, rau muống lên trên, thêm ít bún, khoai lang, cuốn lại. Dùng dao bén thái ngắn vừa ăn.

Xếp ra đĩa, cho một miếng thịt và một miếng tôm chua lên mỗi khúc cuốn. Dùng chung với nước mắm pha chua ngọt hoặc nước mắm từ tôm chua.

Mách bạn: Chọn loại tôm có vị chua dịu, màu đỏ cam, căng bóng, không mềm nhũn.

Mì Quảng

Nguyên liệu: 2kg mì Quảng, 500g xương lợn, 500g thịt lợn nạc, 300g tôm, 150g thịt cua, 200g chả cây, 200g chả cua, 1 quả trứng, 1 của hành tây, tỏi băm, 3 tai mộc nhĩ, 100g lạc, 2 bánh tráng vừng, xà lách, rau thơm, rau muống chẻ, giá, nước mắm, tiêu, đường, muối, dầu điều màu, chanh, ớt, hành phi, rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, hành tím.

Thực hiện: Tôm bỏ đầu, đuôi. Bánh tráng nướng vàng. Lạc rang vàng, giã nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nở, thái sợi to. Chả thái miếng. Xà lách, rau thơm rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.

Nước dùng: Đun sôi 2 lít nước, cho xương và thịt  lợn vào nồi hầm mềm. Nêm 1/2 thìa cafe muối, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.

Lấy thịt nạc ra, thái miếng. Đun nóng 3 thìa súp dầu ăn, cho 1/2 thìa cafe dầu màu điều, phi thơm tỏi, hành tím. Cho tôm, thịt cua, mộc nhĩ vào xào nhanh cùng hành tây. Nêm 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thài cafe đường. Cho trứng vào xào đều.

Cho rau vào tô, thêm mì Quảng, xếp thịt, chả cây, chả cua lên mặt, thêm ít tôm, cua xào. Chan nước dùng, thêm lạc, hành phi, rau mùi, bánh tráng vào. Dùng kèm nước mắm nguyên chất, chanh, tỏi, ớt.

Mách bạn: Mì Quảng dùng hơi khô, không cho nhiều nước. Sợi mì không quá mềm hay quá cứng.

Cơm thịt luộc mắm ruốc

Nguyên liệu: 400g thịt ba chỉ, 1 thìa súp mắm ruốc Huế, 1 quả ớt, 1 quả chanh, 2 quả khế xanh, đường, muối, rau sống.

Thực hiện: Đun nóng 0,5 lít nước, cho thịt ba chỉ vào luộc chín. Nêm vào 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe muối. Vớt thịt ra, ngâm vào nước lạnh để thịt mềm, giòn, thái lát mỏng.

Rau sống nhặt sạch, để ráo, khế thái lát mỏng, ớt thát lát. Thái chanh thành miếng, bỏ hạt, vắt nước chanh vào mắm ruốc, hoà đều, thêm ớt. Xếp thịt, khế chua và rau sống ra đĩa. Dùng với cơm nóng, dẻo và mắm ruốc.

Mách bạn: Sau khi luộc thịt xong, nếu chưa dùng ngay bạn hãy ngâm thịt ngập trong nước luộc để thịt không bị khô hay đổi màu. Khi dùng, vớt ra để ráo hoặc dùng khăn sạch thấm khô.

Bánh khoái

Nguyên liệu: 300g thịt nạc dăm, 200g nấm rơm, 1/2 thìa cafe hành tím băm, 2 quả trứng, 100g giá, hành lá, 1 củ hành tây, 200g bột bánh xèo, rau sống, 50g gan lợn, ớt bột, tương Bắc, ruốc Huế, lạc, vừng, hạt nêm, tiêu, tỏi, đường, dầu ăn.

Thực hiện: Hành lá thái khúc, hành tây thái sợi. Trứng đánh tan. Gan lợn bằm nhuyễn. lạc, vừng rang vàng, giã nát.

Tương chấm: Phi dầu ăn với 1 thìa cafe ớt bột, cho gan lợn, 1 thìa cafe tỏi xay vào xào. Cho 200ml nước, 1/2 thìa cafe ruốc Huế, 2 thìa súp tương Bắc vào. Cho lạc, vừng vào khuấy đều, đun lửa nhỏ cho sệt lại. Nêm 1/2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa súp đường.

Thịt băm nhỏ, trộn với 1/3 thìa cafe hạt nêm, 1/4 thìa cafe tiêu, hành tím, vo viên tròn. Thịt, nấm rơm xào vừa chín. Hoà tan bột với 400ml nước.

Đun nóng dầu, cho một vá bột vào tráng đều, thêm trứng, thịt, nấm rơm vào rán. Cho hành lá, hành tây, rán tiếp cho bánh vàng giòn.

Mách bạn: Dùng nóng kèm rau sống chấm tương.

Cơm hến

Nguyên liệu: 4 bát cơm, 500g thịt hến, 1 miếng da lợn, 300g rau sống, 1 cái bánh tráng, 2 thìa súp lạc, 2 thìa súp vừng trắng, ruốc Huế, ớt sa tế, hạt nêm, tiêu, đường, hành tím, tỏi, gừng non.

Thực hiện: Rau sống nhặt, rửa sạch, thái sợi. Da lợn thái miếng vừa ăn, rán vàng, giòn. Vừng trắng, lạc rang vàng, giã nát. Bánh tráng nướng vàng. Hến luộc chín, vớt ra để riêng. Phần nước hến nêm với ít gia vị và gừng non. Thịt hến ướp với 1 thìa cafe hạt nêm, 1/4 thìa cafe tiêu, sau đó xào chín với hành tím và tỏi băm.

Đun sôi 1 thìa súp ruốc Huế với 4 bát nước luộc hến. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe đường. Lần lượt cho rau sống, cơm, nước ruốc Huế, ớt sa tế, hến, da lợn, lạc, vừng và bánh tráng bóp vụn vào tô. Món này dùng nóng với nước hến.

Mách bạn: Nên mua hến còn vỏ, tuy mất thời gian dài nhưng phần nước luộc hến sẽ ngọt hơn, món ăn hấp dẫn hơn. Có thể trang trí thêm ớt thái lát, rau mùi.

Bún bò xào sả

Nguyên liệu: 400g thịt bò, 1kg bún, 4 nhánh sả, 2 quả ớt, 2 thìa cafe hành tím băm, ruốc Huế, nước mắm, hạt nêm, tiêu, ớt bột, hành lá, rau mùi, rau sống, dầu ăn.

Thực hiện: Sả rửa sạch, 2 nhánh thái khúc, 2 nhánh băm nhuyễn. Thịt bò thái mỏng, dùng sống dao dần nhẹ, ướp thịt với 1/2 thìa cafe tiêu và sả bằm nhuyễn. Cho 2 thìa cafe ruốc Huế vào bát với ít nước, lọc lấy nước trong. Phi thơm hành tím, thêm 1/3 thìa cafe ớt bột, cho thịt bò vào xào.

Đun sôi 2 tô nước, cho sả thái khúc, ớt thái khoanh và ít nước trong ruốc vào. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm. Bỏ bún vào tô, cho thịt bò lên trên, chan nước dùng, thêm hành lá thái khúc.

Mách bạn: Dùng ngay khi chế biến để thịt không khô.

Bún cá thu

Nguyên liệu: 400g cá thu, 1/2 quả dứa, 600g bún tươi, 1 thìa súp dầu điều, 2 quả ớt, hành lá, rau thơm, xà lách, đường, tiêu, nước mắm, hạt nêm.

Thực hiện: Cá thu thái khứa dày, rửa sạch, để ráo. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ đôi, thái lát. Rau thơm, xà lách rửa sạch, thái sơi nhuyễn. Hành lá thái khúc.

Đun nóng dầu điều, cho 1,5 lít nước dùng vào đun sôi, cho dứa vào nấu chín. Tiếp tục cho cá, ớt vào nấu. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, tắt lửa.

Cho bún ra tô, thêm cá, hành lá, nước dùng vào. Rắc ít tiêu trước khi dùng. Món này dọn kèm rau sống.

Mách bạn: Khi nấu nước dùng, vớt bọt thường xuyên để nước trong. Món này dùng nóng, chấm kèm nước mắm mặn.

Bí quyết nấu nước dùng

Nước dùng đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nước dùng có mặt trong món canh, súp, các món nước như: bún, mì, phở hay lẩu…

Nước dùng phải ngọt, trong, không lợn cợn. Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có nồi nước dùng chất lượng:

- Chọn các nguyên liệu tươi ngon là bước quan trọng để có nồi nước dùng đậm đà. Các loại xương như: gà, lợn, bò được ưa chuộng nhất. Cho xương vào nồi nước sôi có pha ít muối, chần sơ qua cho sạch các chất bẩn bám bên ngoài, vớt ra, để ráo. Sau đó cho xương vào nồi nước lạnh và bắt đầu ninh. Đầu tiên, đun trên lửa to để nước nhanh sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, vớt sạch bọt. Nên vớt bọt nhẹ tay để nước dùng không bị đục.

- Thời gian đun nước dùng của mỗi loại xương khác nhau. Xương gà và lợn có thể nấu trong khoảng ba giờ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người dùng xương sụn hay sườn non nấu nước dùng cho món canh, bún, chỉ hầm khoảng hơn một giờ. Xương bò cần nhiều thời gian hơn, khoảng 6-8 giờ. Nước dùng từ các loại cá hay hải sản mất ít thời gian hơn, từ 15-20 phút.

- Cách sử dụng gia vị của các loại nước dùng cũng khác nhau. Nước dùng gà, lợn có vị ngọt thanh nên chỉ cần chút đầu hành, tiêu, rau mùi là đủ. Xương bò khá nặng mùi nên phải dùng các loại thảo mộc như quế, thảo quả, hồi, gừng…

- Bạn có thể nêm nước dùng bằng muối hay hạt nêm. Ban đầu nêm hơi nhạt so với khẩu vị để sau khi nấu xong, nước dùng sắc lại sẽ vừa




Mẹo vặt nấu ăn hàng ngày hay cho các chị em nội trợ
Nấu ăn với hoa Atiso vừa ngon vừa chữa bệnh
Nguyên tắc trong nấu ăn cực quan trọng
Bánh trứng cà rốt
Nấu ăn cho bé

(St)