Cách làm hết nhức đầu bằng trái cây
Cách làm gỏi đu đủ Lào ngon như ăn ở Lào
Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm món Miso shiru (Súp Miso)
Mở đầu cho chuỗi bài giới thiệu các món Nhật, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm 1 món soup đơn giản nhưng truyền thống và không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của người dân Nhật Bản. Đó chính là món soup Miso , hay còn được gọi theo tiếng Nhật là miso shiru. Món miso shiru quen thuộc và gắn liền với đời sống của người dân xứ hoa anh đào đến mức theo truyền thống xưa, khi mấy anh tỏ lời cầu hôn với mấy nàng thì họ sẽ hỏi thế này: “Em có thể nấu miso shiru cho anh hằng ngày không?”. Câu hỏi trên đồng nghĩa với việc xác nhận em có muốn làm vợ anh, trở thành bà nội trợ, bà đầu bếp của anh suốt đời hay không hihih. Thật là không lãng mạn tí nào hen !
Trở lại với thành phần của món miso shiru, món này là kết hợp giữa Dashi (nước cốt dùng để nấu soup); bột Miso (đậu nành lên men theo kiểu Nhật); và các nguyên liệu khác như nấm, hành, đậu bắp, rong biển … Ở Việt nam mình, mỗi lần nấu soup hay phở, hủ tiếu thì ta thường dùng nước cốt nấu từ xương heo, ức gà hay xương bò … Vậy mà ở bên xứ phù tang này, để nấu nước cốt thì người ta thường sử dụng cá bào ra và để khô, ví dụ như cá Katsuo như hình minh họa.
Bột miso sử dụng nấu món miso shiru cũng rất đa dạng, cơ bản thì có 3 loại: Miso trắng, Miso đỏ và Mixo mix giữa 2 loại trên. Hầu như phần lớn mọi người đều sử dụng Miso trắng hoặc Miso mix để nấu soup miso vì mùi vị không quá nồng và dễ ăn. Tuy nhiên, ở khu vực Nagoya ở Kansai thì người dân thích ăn Miso đỏ hơn, điển hình là gia đình chồng nhà mình chỉ toàn ăn Miso đỏ thôi. Mùi vị của Miso đỏ hơi nồng và chua (theo cảm nhận khách quan của mình) nên ai ăn chưa quen thì sẽ rất khó ăn, thậm chí ngay cả người Nhật sống ở những vùng khác cũng không quen với mùi vị của Miso đỏ.
Về Việt nam đi ăn món Nhật mình đều cảm thấy miso shiru của hầu như các nhà hàng Nhật đều nhạt, không đậm đà. Mình thấy vô cùng ngạc nhiên vì miso shiru rất dễ nấu, thế sao họ không nấu ngon được. Cuối cùng mình cũng hiểu được lý do, để nấu được miso shiru ngon thì phải sử dụng bột miso loại ngon và nước cốt nấu từ cá bào Katsuo đậm đặc. Tuy nhiên, chắc để tiết kiệm chi phí nên hầu như mọi người đều không sử dụng nguyên liệu ngon để làm thành món ăn ngon.
Cách 2:
Sau cùng vặn lửa to trong vài giây, rồi tắt bếp.
Vậy là món miso shiru đã hoàn thành rồi. Quá đơn giản và dễ dàng phải không nào, mời mọi người làm thử nha !!!
Các bạn có thể kết bạn với Mira chan's Kitchen để tìm hiểu nhiều điều thú vị hơn về Nhật Bản tại đây:
- Tương Miso: 2 muỗng
- Rau cải thìa: 200g
- Nấm Đông cô tươi: 100g
- Đậu hủ: 2 thanh
- Nước tương đậu nành (xì dầu): 2 muỗng
- Nước: 500ml
- Rong biển Wakame: 10g
- Gia vị: muối hầm, đường thô
Rau sau khi rửa sạch thì cắt thành khúc khoảng 3cm. Nấm rửa sạch rồi bổ dọc 4 khoanh.
Rong biển ngâm nước 10 phút cho nở rồi vớt lên. Đậu hũ cắt khối vuông vừa ăn.
Bước 2:
Cho nước vào nồi đun sôi. Cho tương Miso vào tán đều trong nước sôi.
Bước 3:
Cho lần lượt rong biển, nấm, rau cải và cho cuối cùng là đậu hủ (Khuấy nhẹ để tránh đậu bị nát). Nêm nước tương, muối, đường cho vừa ăn.
Khi thấy rau cải chín tới bạn có thể tắt bếp và bày ra bát tô.
Chúc các bạn thành công !
Miso Nhật có vì đậm đà, ngọt, nên được dùng nhiều trong các món canh thay luôn cho bột nêm mặn, ngọt. Miso cũng sử dụng để nêm mặn cho các món xào, kho.
Người ăn chay ưa thích Miso, bởi Miso cung cấp đầy đủ các axit min, các vitamins, protein, đặc biệt là các chất béo này dễ tiêu, không giống như chất béo từ thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Cách làm Miso:
Tỉ lệ nguyên liệu thường như sau :
- 4 phần đậu nành
- 1 phần gạo lứt
- 2 phần muối
- 2 phần nước.
- Gạo được đem ngâm, nấu chín, để nguội và để cho đến khi lên mốc, hoặc người ta có thể có mốc giống sẵn và cấy vào cơm nguội cho nhanh.
- Đậu nành đãi rửa sạch, ngâm và nấu chín, để nguội, trộn muối.
- Cuối cùng đậu nành và cơm đã lên men sẽ được đem trộn chung, ủ như vậy ở nơi thoáng mát trong khoảng 8 tháng cho ngấu mềm, thì đem dùng được.
Miso càng để lâu càng quí, người ăn chay dưỡng sinh quan niệm, Miso để ba năm có thể chữa bệnh cho người ốm.
Để sử dụng một cách có hiệu quả tương Miso này, khi chế biến các món ăn, ví dụ như các món canh, thì nên nấu chín nguyên liệu rồi khi gần được mới hòa Miso vào đó, lấy ra dùng ngay, nếu đun lâu, Miso sẽ mất đi các chất dinh dưỡng dồi dào có trong nó.
Khi nào ốm mệt, các bác thử uống một bát canh Miso mà xem, không cần ăn gì thêm nhưng thấy người tỉnh táo, khỏe khoắn trở lại.
Cách làm món súp Miso Nhật Bản
Nguyên liệu
- 2 nhánh hành lá
- 250 g đậu phụ
- 500 ml Nước dùng thịt gà
- 2 muỗng canh miso đỏ
Thực hiện:
1. Rửa sạch hành lá và thái dài khoảng 2cm.
2. Cắt đậu phụ luộc, vớt ra cắt thành những miếng nhỏ, cho hành lá và đậu phụ vào tô đựng súp.
3. 2 thìa canh miso vào nước luộc gà sau đó đun sôi.
4. Nếm, tra thêm bột canh cho vừa khẩu vị.
5. Tắt bếp cho nước dùng vào bát tô đụng đậu phụ và hành hoa.
6. Dùng ngay sau khi chế biến.
Cách làm tương miso món tương ngon
Hướng dẫn làm mì ramen Nhật Bản
Món ăn truyền thống của Nhật Bản
Bí quyết ăn dặm kiểu Nhật đúng cách
Món ăn truyền thống của người Nhật
(ST)