Cách làm món vịt xáo măng thơm ngon đậm đà
Cách làm món vịt xáo măng ăn là mê luôn
Video clip: Cách làm món vịt xáo măng ngon nhất quả đất
Video clip: Cách làm món vịt xáo măng ai cũng thực hiện được
Bún vịt xé măng món ngon miễn chê vào thời tiết mát mẻ như thế này đấy. Hãy chế biến món ăn này cho cả nhà cùng thưởng thưc nhé!
CÁCH 1: CÁC LÀM MÓN VỊT XÁO MĂNG
Nguyên liệu:
- 1 con vịt béo (đủ cho khẩu phần ăn 4 người).
- Măng lá và măng củ.
- Mùi tàu (ngò gai), húng quế, hành lá, gừng, rượu trắng, chanh, ớt, tỏi, gia vị…
Cách làm:
- Vịt làm sạch lông, lấy hai thìa muối hạt to xát đều trong và ngoài. Để 5-10 phút rồi xả lại dưới vòi nước lạnh.
- Tiếp tục chà xát vịt thật kỹ bằng gừng thái chỉ, ½ bát ăn cơm rượu trắng. Công đoạn này mất khoảng 10 phút, sau đó tiếp tục xả sạch vịt dưới vòi nước.
- 1 quả chanh vắt lấy nước cốt, thoa đều khắp mình vịt và cả bên trong, rồi đặt lên rổ cho ráo.
- Chặt riêng đầu, cổ, cánh và thân.
- Măng thái để sẵn, luộc qua 3-4 nước cho đỡ mùi. Nếu muốn giảm vị chua có thể xào qua với muối
- Phần thân vịt cho vào nồi nước có sẵn gia vị, củ gừng nướng hơi cháy, đun với lửa vừa phải sao cho thật mềm.
- Phi thơm hành củ khô, cho đầu cổ, cánh, chân chặt khúc vừa ăn vào đảo, nêm chút mắm, gia vị, tiêu cho đậm đà, tiếp đến cho măng đã xào vào. Đợi khi nồi nước dùng được, vớt thân vịt ra, đổ đầu cổ và măng vào.
Thịt vịt sau khi chặt xếp lên đĩa cho đẹp, nồi nước dùng dậy mùi thơm, thêm đĩa bún, cùng đĩa rau mùi tàu, húng và tất nhiên không thể thiếu cả bát nước chấm ớt tỏi, bữa ăn sum họp gia đình sẽ hoàn hảo và đầy ắp tiếng cười.
CÁCH 2: BÍ QUYẾT LÀM MÓN BÚN VỊT NGON TUYỆT NHƯ NGƯỜI TÀY Ở HÀ GIANG
Làm bún mà kỳ công như làm bánh, ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món "đặc sản" của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này.
Sau Tết Nguyên Đán thì rằm tháng 7 là lễ lớn nhất của người Tày ở Hà Giang. Rằm tháng 7 hay dân tộc Tày còn gọi là “Chỉn chất”, đây là ngày mà con cháu đi làm xa về đoàn tụ gia đình, thăm họ hàng. Để có ngày rằm ấm cúng mỗi gia đình đều phải chuẩn bị từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh... trong đó không thể thiếu các món ăn truyền thống như bún vịt, bánh chuối, măng, núc nác nộm... mà đáng nhớ nhất là món bún vịt.
Làm bún vịt rất kỳ công, do một người lớn tuổi trong gia đình phụ trách, thường là mẹ hay con dâu cả. Khi các món ăn phụ khác đã xong mà món bún vịt chưa xong thì coi như chưa bắt đầu phá cỗ ăn rằm.
Những con vịt được nuôi từ sau Tết, luôn được thả ra bờ suối, tới tháng 7 âm đã mập mạp, chéo cánh, đấy là những con vịt ngon nhất. Sau khi chế biến sẽ lấy nước luộc vịt chan bún.
Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún...
Người ta dùng gạo tẻ hạt đều, không dẻo quá, đi xát thành bột khô, nhào nặn với một lượng nước vừa đủ, nặn thành những viên bột to khoảng bát tô, sau đó cho vào nước sôi, luộc khoảng 15 phút, với một nửa bột chín và bột sống.
Đem những viên bột đó đi giã nhuyễn, sao cho bột sống và chín quyện với nhau. Đây là khâu mất nhiều công sức nhất, vì thế thường được giao cho người trẻ trong gia đình làm, nhất là các anh con rể. Qua đó cũng đánh giá được con rể là người cẩn thận hay không khi xem qua độ nhuyễn của bột.
Khuôn làm bún, do các gia đình tự chế nên trông rất đơn giản. Người ta nặn bột thành viên, thả vào khuôn. Những sợi bún tròn, mịn sẽ hình thành qua khuôn này, thả xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút sẽ chín.
Một tô bún vịt ngon là sự hòa quyện của nước chan béo ngậy, những sợi bún dài, mềm, mịn. Món này ăn kèm với thịt vịt, các loại rau thơm như lá hẹ, rau mù
THAM KHẢO NHỮNG MÓN ĂN NGON TỪ VỊT
Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư, tỳ vị yếu, lạnh, người bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn. Không ăn thịt vịt cùng với hồ đào (quả óc chó), mộc nhĩ, thịt ba ba, thịt rùa đen.
Cùng chúng tôi tham khảo cách làm một số món ngon từ vịt dưới đây nhé!
1. Cháo vịt đậu xanh
- Nguyên liệu: Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm), gạo thơm 200g, đậu xanh nguyên hạt 200g, gừng tươi 3 củ, hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò. Gia vị gồm: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon. Rau ăn kèm gồm: rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.
Nguyên liệu pha nước mắm gồm: tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.
- Cách làm: Luộc vịt chín, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu nước luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ. Múc cháo ra bát lớn, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên. Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.
2. Thịt vịt trộn rau lang
- Nguyên liệu: Thịt vịt (ức) 400g, rau lang non 400g. Gia vị gồm: tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.
- Cách làm: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.
Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.
3. Vịt om sấu
- Nguyên liệu: Vịt già 1 con (1,5kg), sấu xanh 5 quả, nấm hương khô 50g, 1 nước dừa xiêm 1 lít, sa tế 1 thìa súp, tiêu hạt1 thìa cà phê, hạt nêm 2 thìa cà phê, muối 1 thìa cà phê, đường 1 thìa cà phê, ngò rí, hành lá.
- Cách làm: Vịt già mua nguyên con đã làm sạch, chà xát nhiều lần qua muối cho bớt mùi hôi (để khử mùi hôi của vịt, ngoài việc dùng muối, có thể chà thêm gừng băm nhuyễn), chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt với sa tế, hạt tiêu, hạt nêm, đường, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân, ngâm với nước ấm, vớt ra, rửa lại với nước lạnh.
Bắc nồi, cho nước dừa vào, thả thịt vào nấu. Khi thịt sôi, cho sấu xanh vào, đun sôi lại, sau đó vặn nhỏ lửa, nấu đến khi vịt mềm. Cuối cùng, cho nấm hương vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa là được. Lấy sấu ra, giầm lấy bột, cho trở lại vào nồi vịt, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, nhấc xuống.
Múc ra tô, cho ngò rí, hành lá lên mặt.
4. Thịt vịt ram sả gừng
- Nguyên liệu: Thịt vịt 500g, gừng cắt sợi 50g, sả bào mỏng 50g. Ớt băm, hành tỏi băm, hành lá cắt nhỏ, hành lá tỉa xoăn, đường, nước mắm, tiêu, dầu điều, dầu ăn, bột tẩm khô chiên giòn.
- Cách làm: Thịt vịt sơ chế sạch, chặt miếng vuông 4cm, để ráo. Tẩm đều vịt với 1 gói bột tẩm khô chiên giòn, sau đó đem chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
Phi thơm ½ lượng gừng, sả, vớt ra để ráo dầu.
Phi thơm lượng gừng sả còn lại với 2 m hành tỏi băm, cho thịt vịt vào, thêm 1 chén nước, 2m nước mắm, 1m dầu điều, đậy nắp nấu khoảng 10 phút, mở nắp thêm 1m đường rồi đảo nhanh tay, cuối cùng cho hành lá và ớt băm vào đảo đều rồi tắt bếp.
Múc vịt ra dĩa, rắc gừng và sả phi lên trên, trang trí với hành lá tỉa xoăn.
5. Vịt nấu chao
- Nguyên liệu:
Vịt 1 con (khoảng 1,8kg), nên chọn vịt da mỏng, ít mỡ, thịt dày, khoai môn cau 400g, dừa nạo 400g. Ớt, rau om (ngổ), ngò gai (mùi tàu), hành băm, tỏi băm, dầu điều, chao trắng, chao đỏ, bột ngọt.
- Cách làm: Vịt làm sạch, chặt miếng vừa ăn, đem ướp với tỏi băm, hành băm, dầu điều, 2 muỗng chao đỏ (để thịt vịt có màu đẹp mắt hơn), thêm 1 muỗng chao trắng, cho thêm hạt nêm, đường, tiêu vừa phải. Để cho vịt thấm gia vị trong vòng khoảng 30 phút.
Cắt lát khoai môn, cắt khúc rau om, ngò gai dài khoảng 2cm. Đập dập ớt, bỏ hạt, băm nhỏ. Cho khoai môn vào chảo chiên sơ cho đến khi hơi vàng. Cho dầu vào chảo đun nóng, chiên tỏi thơm rồi cho thịt vịt đã tẩm ướp vào xào cho săn lại. Cho thịt vịt, khoai môn vào nồi áp suất, cho thêm nước cốt dừa vào ninh khoảng 10 phút. Cho thêm 1 bát nước cốt dừa, rau om, ngò gai vào, đun tiếp cho đến khi nồi sôi lại thì thôi.
Múc ra tô và ăn với bún, rau muống cọng cắt khoảng 5cm và nước chấm.
Pha nước chấm: cho hai muỗng chao trắng, hành băm, tỏi băm, ớt băm, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng bột ngọt vào bát, trộn đều.
Đặc điểm của món vịt nấu chao: thịt vịt mềm, khoai môn bùi, nước ngậy thơm của nước cốt dừa và chao. Thời gian chế biến khá nhanh, nguyên liệu dễ tìm kiếm.
6. Đùi vịt hầm
- Nguyên liệu : Đùi vịt 3 cái, sả 4 cây, nước cốt dừa 250 ml, tỏi 2 củ, ớt đỏ 2 trái. Muối, hạt nêm, đường, dầu ăn và 1 gói cà ri dầu.
- Cách làm : Đùi vịt xát muối kỹ, làm sạch, để ráo, dùng mũi dao nhọn xăm đều quanh đùi vịt. Cho dầu vào chảo đun nóng, phi thơm tỏi và ớt băm, cho tiếp gói cà ri vào, khuấy đều, đun sôi, bắc xuống. Cho muối, đường và đùi vịt vào nước cà ri và tỏi, ớt, ướp khoảng 1 giờ. Sả nhặt bỏ bẹ già, cắt xéo thành khúc dài.
Cho dầu vào chảo, cho đùi vịt vào xào khoảng 5 phút, cho tiếp nước cốt dừa, sả và một ít nước ấm vào, đậy vung hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ cho đến khi đùi vịt dậy mùi thơm và chín mềm. Nêm thêm gia vị vừa ăn, tắt bếp, dọn món ăn ra bát sâu lòng, trang trí vài lát ớt và sả lên trên.
7. Thịt vịt nước mía
- Nguyên liệu : Thịt vịt nạc 300g, , gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại.
- Cách làm : Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín vịt.
Chia ăn ngày ba lần, liền một tuần. Tác dụng chữa hen suyễn.
8. Thịt vịt nấu đậu đỏ
- Nguyên liệu : Thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g.
- Cách làm : Nấu thành canh để ăn. Tác dụng chữa thiếu máu.
Thịt vịt hầm chân giò heo
- Nguyên liệu : Vịt mái già 1,5 - 1,8kg, chân giò heo 300g.
- Cách làm : Vịt làm sạch hầm với chân giò heo hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải.
Món ăn này có ích cho người lao phổi, ho sốt về chiều.
(ST)