Cách làm hết nhức đầu bằng trái cây
Cách làm gỏi đu đủ Lào ngon như ăn ở Lào
Cách làm tôm chua Huế ngon đúng điệu
Cách làm nước chấm hải sản ngon tuyệt hảo. Cách pha chế không khó mà bạn có thể giup cho món ăn ngon hơn bao giờ hết!
Chấm sò huyết:
CÁCH LÀM NƯỚC CHẤM HẢI SẢN
muối rang + hạt tiêu rang
Chấm ngao:
đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh
Chấm cua, ghẹ:
đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.
Nước mắm chanh - ớt chấm các món luộc, cá rán
nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.
Mắm tôm – chanh - ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán
Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi
Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô…
cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.
Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt
Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.
Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau
Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi
CÁCH PHA CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM NGON
Mỗi món ăn đều có loại nước chấm riêng biệt, và nhờ có nước chấm, bữa cơm của bạn mới ngon như thế. Dưới đây là một số loại nước chấm phù hợp với các món ăn của bạn và bí quyết để pha nước chấm ngon cho bạn nhé.
CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHO MÓN ỐC SIÊU NGON
Để có được món ốc luộc thơm ngon, ăn sướng đã đời y chang ngoài hàng thật chẳng khó. Chị em chỉ cần để ý từ khâu lựa chọn ốc, cách luộc ốc, nguyên liệu luộc kèm và pha nước chấm thì chắc chắn một bữa ốc như thế luôn sẵn sàng chờ đón bất kỳ ai muốn thưởng thức.
Mẹo chọn ốc
Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Những con có mày thụt sâu vào trong là ốc gầy yếu hoặc để đã lâu, không ngon, thậm chí là ốc chết. Thường ốc chết rất dễ phân biệt bởi mùi của nó vô cùng khó chịu.
Sơ chế
- Mua ốc về chị em không nên đem luộc ngay bởi trong ốc còn nhiều bùn đất, cần phải ngâm rửa nhiều lần cho ốc nhả chất bẩn ra.
- Tốt nhất là ngâm ốc với nước vo gạo, cắt thêm vài quả ớt hoặc cho vài thìa ớt bột vào cho ốc nhanh thải chất bẩn. Sau khoảng 1-2 tiếng, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy. Thỉnh thoảng chị em nên thay nước, khi thấy ốc không còn nhả cặn bẩn thì đem chà rửa mấy lần cho thật sạch, nhặt hết những con chết.
Thật hợp lý để làm món ốc luộc đãi cả nhà hoặc bạn bè trong một ngày miền Bắc se lạnh thế này (Ảnh: Internet)
Hoặc ngâm ốc trong một chậu kim loại có chứa ít nước và thả một số đồ dùng bằng kim loại vào như: dao thái rau, thìa, đũa, dĩa… vào khoảng chừng 2-3 tiếng, khi ốc ngửi phải các đồ dùng bằng kim loại này chúng sẽ nhả bùn ra rất nhanh và sạch.
Luộc ốc
Cho ốc vào nồi, bỏ thêm vài cái lá chanh (hoặc lá bưởi), vài cọng sả, một chút xíu nước. Bản thân ốc đã chứa nhiều nước nên dù không cho thêm, bạn cũng không sợ cháy nồi. Thêm chút nước là để có nước luộc ốc, nhưng đừng cho nhiều kẻo ốc sẽ mất độ ngọt.
Món ốc luộc là món ăn vặt luôn "đắt hàng" (Ảnh: Internet)
Có nhiều chị em còn chia sẻ kinh nghiệm, cho ít mẻ (cơm chua) trộn cùng với ốc để giảm bớt mùi tanh và làm sạch ốc.
Đậy vung, đặt nồi lên bếp đun đều lửa. Khi ốc sôi trào, lập tức mở vung, đảo lên một lượt, thấy vẩy bong đều là được. Thường ốc chín sau khi sôi khoảng 2 – 3 phút. Không nên đun lâu quá kẻo ruột ốc thụt vào trong và đứt đoạn, rất khó khêu.
Lưu ý: không mở vung, không trộn ốc trong nồi khi chưa sôi bùng. Ốc luộc xong nên ăn ngay khi còn nóng “bỏng tay”. Nếu cần để phần cho ai, tốt nhất là bạn cứ chuẩn bị sẵn sàng, khi nào ăn mới luộc, chỉ vài phút là xong.
Nước chấm ốc
Nguyên liệu:
- Nước mắm ngon: 2 muỗng
- Nước sôi để nguội : 1 muỗng
- Nước cốt chanh: 1 muỗng
- Đường : 3 muỗng
- Gừng, ớt, tỏi , bằm nhỏ
- Rau mùi: thái nhỏ
- Sả: thái nhỏ
Nước này mà chấm ốc thì quá tuyệt! (Ảnh: Internet)
Cách pha:
- Nước mắm ngon + nước sôi để nguội + đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường để nguội.
- Sau đó cho gừng + tỏi + ớt bằm nhuyễn + nước cốt chanh vào trộn đều.
- Rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Nếu thích ăn cay, bạn nên cho ớt cay hoặc ớt nghiền vào sẽ ngon hơn nhiều.
Thật hợp lý để làm món ốc luộc đãi cả nhà hoặc bạn bè trong một ngày miền Bắc se lạnh thế này.
CÁCH DÙNG CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM CHUẨN
Trong ẩm thực Việt, mỗi món ăn đều có một loại nước chấm riêng, hiểu đúng công dụng và các chế biến từng loại nước chấm sẽ giúp món ăn của bạn thêm ngon hơn…
Nước mắm pha chua, ngọt:
Là loại nước chấm phổ biến nhất, có thể dùng trong bữa cơm gia đình với các loại rau sống, rau luộc, các món cuốn hay dùng với chả giò, bún, bánh cuốn, bánh xèo, cơm tấm…Nước mắm pha chua ngọt thường được pha chế bằng nước mắm, chanh hoặc giấm và đường, tỏi, ớt. Tuỳ từng món ăn thì các vị mặn, chua hay ngọt trong các loại nước chấm này cũng khác nhau. Nước mắm pha chua ngọt có khi còn được thêm vào ít củ kiệu chua xắt nhuyễn, có khi là hành tây và cà rốt xắt nhuyễn. Thường thấy trong nước chấm món bánh xèo, bánh khọt hoặc cơm tấm là đồ chua gồm củ cải trắng và cà rốt ngâm giấm đường. Nước mắm pha chua ngọt dọn ăn với các món chiên thì thường có bị hơi chua nhằm giảm độ ngấy của dầu, mỡ, dọn với món cơm tấm thì pha hơi ngọt, ít chua…
Nước mắm sống:
Thông thường thì nước mắm sống được dọn chung với rau luộc, thịt luộc…Miền Nam dùng cá trong món canh chua cá lóc với chén nước mắm sống dằm ớt tươi. Miền Trung ăn nước mắm ớt với rau luộc, làm gia vịt nêm cho món bún bò, đặc biệt còn dọn nước mắn tiêu với thịt đầu heo luộc, phèo non luộc…Miền Bắc cũng dùng nước mắm sống các loại thịt luộc hoặc rau luộc, có khi thêm ớt, và vắt thêm chanh hay quất.
Nước mắm gừng:
Phù hợp với các món cá trê nướng hoặc chiên giòn, món thịt vịt luộc. Nước mắm gừng trong các món này là nước mắm nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh. Nếu ăn với cá trê, thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.
Nước mắm me:
Là món nước chấm đặc trưng của miền Nam. Chuẩnbị me vừa chín, cho me vào nước sôi, quấy đều, bỏ hạt và xơ. Sau đó cho tỏi, ớt, gừng băm nhuyễn vào nước me. Thêm đường và nước mắm vào. Trộn tất cả cho đều, nước chấm hơi sền sệt nhờ có cơm me.Nước mắm me được dùng với các món lươn như lươn chiên giòn, lươn om lá lốt hoặc các món cá kèo chiên giòn, món khô cá khoai nướng…
Muối tiêu chanh:
Là món chấm thông dụng của miền Bắc, tuy vậy cũng khá phổ biến ở nhiều địa phương khác. Muối, tiêu chanh thường dùng với thịt gà luộc, món nướng hoặc các món hải sản.
Muối ớt:
Là món nước chấm miền Nam, thường được dùng chung với món cà ry hoặc các món gà nướng, cá nướng. Muối ớt miền Nam đôi khi còn được vắt cả chanh. Muối để làm món chấm này là loại muối hạt to, miền Nam gọi là muối cục.
Nước tương: Nước tương cũng là loại nước chấm thông dụng của người Việt do ảnh hưởng ẩm thực Trung Hoa. Nước tương thường được dùng với các loại thịt heo quay, vịt quay hay trong các món xúp… với ớt tươi , giấm đỏ. Bên cạnh đó nước tương còn được sử dụng nhiều trong các món chay, dùng chấm với rau, đậu hoặc pha chế loãng, có vị chua ngọt, gần giống cách pha nước mắm chua ngọt để dùng với các món mì xào chay, bún xào chay, hoặc món chả giò chay…
Tương xay:
Cùng là loại nước chấm làm từ đậu nành, tuy nhiên cách chế biến tương cũng như cách pha chế ở các địa phương có khác nhau. Miền Bắc thường sử dụng loại tương Bần, dùng chung với các món bê thui hoặc rau luộc. Miền Trung pha chế tương xay với gan heo băm nhuyễn, thêm nếp xay nhằm tạo độ sáng dùng làm “nước lèo”cho món khoái. Miền Nam cũng sử dụng tương xay pha với đường, nếp, đậu phộng rang, tỏi phi, ớt, đồ chua cho món bò bía…
Chao:
Ngoài việc sử dụng chao làm món ăn trong bữa chay, có thể sử dụng chao để chế biến thành nước chấm ăn kèm với các loại rau, đậu hoặc trong một số món mặn như món gỏi cá, món dê nướng, lẩu dê…Đơn giản là dùng chao tán nhuyễn , trộn chung với tỏi, ớt, đường băm nhuyễn, cũng có thể thêm sa tế hoặc sả băm, gừng tùy món ăn.
Mắm nêm pha thơm:
Là món ngon chấm đặc trưng, thường dùng trong bò bảy món hoặc các món cá nướng, cá hấp cuốn bánh tráng. Thơm chín, sả, tỏi, ớt băm nhuyễn, trộn chung với đường và mắm nêm. Thêm một ít nước đun sôi để nguội.Khuấy tất cả cho đều, có thể thêm sả, tỏi phi vàng cho ngon.
Mắm tôm:
Là món chấm đặc trưng của miền Bắc. Mắm tôm được vắt thêm chanh hoặc quất, đánh đều cho sủi bọt, thêm chút đường. Có người còn thích pha mắm tôm với một chút rượu trắng để làm tăng hương vị món nước chấm độc đáo này. Mắm tôm có thể được dùng làm nước chấm trong các món ăn gia đình lẫn trong các món chơi như cà pháo, đậu rán, lòng luộc, thịt chó hoặc dùng trong món bún đậu. Mắm tôm còn được ăn với món bún riêu, bún ốc hoặc bún thang, khi đó món ăn không cần pha chế thêm.
Cách làm nước mắm ngon
Cách pha nước chấm ốc ngon khiến bạn mê t
Cách làm bánh xèo thơm phưng phức
Cách làm nem nướng Ninh Hòa
Những món làm từ hải sản
Cách pha nước mắm chay ngon
Cách làm nước mắm me chua chua cay cay
(ST)