Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Nước cốt dừa chính là chiết xuất từ trái dừa, và không hề liên quan đến nước được tìm thấy trong trái dừa. Nhiều người nghĩ rằng, cách tốt nhất để chế biến nước cốt dừa là đun sôi dừa nạo với sữa bò. Bạn sẽ biết được câu trả lời cho câu hỏi “Nước cốt dừa là gì?” sau khi tham khảo các công thức dưới đây.
Nước cốt dừa đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ, rất nhiều món ăn hấp dẫn, bao gồm cả những món tráng miệng đều được làm từ nước cốt dừa. Chính ẩm thực truyền thống của Thái đã góp phần vào việc đổi mới cách sử dụng nước cốt dừa, từ món “Tom Kha” cay nồng đến món chè chuối nước cốt dừa ngọt lịm. Bạn có thể mua nước cốt dừa đã được chế biến sẵn tại siêu thị, tuy nhiên, đối với những ai thật sự yêu thích việc nấu ăn tại nhà thì việc tự làm nước cốt dừa là điều không thể cưỡng lại được.
Cách làm nước cốt dừa
Nếu bạn đang tìm kiếm công thức để chế biến nước cốt dừa thì điều đó có nghĩa rằng bạn đã quyết định sẽ tự làm nước cốt dừa và không muốn mua sản phẩm đã được chế biến sẵn. Thật ra, có nhiều cách để chế biến nước cốt dừa, bài viết dưới đây sẽ cung cấp công thức để chế biến nước cốt dừa tùy theo từng lựa chọn của bạn. Công thức đầu tiên được sử dụng cho dừa nạo tươi. Công thức thứ hai dùng cho dừa đã được sấy khô. Bạn cũng sẽ được cung cấp thêm một công thức sử dụng với bột cốt dừa, hay bột sữa dừa, để bạn có thể dễ dàng chọn lựa công thức nào phù hợp với nguyên liệu sẵn có tại nhà hơn.
Nước cốt dừa và kem dừa là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Nếu công thức đã ghi rằng sử dụng nước cốt dừa thì bạn không nên dùng kem dừa để thay thế, và ngược lại. Tuy nhiên, một điều may mắn rằng cả kem dừa và nước cốt dừa đều có phương pháp chế biến giống nhau. Nước cốt dừa có độ sệt thấp hơn kem dừa. Hầu hết các sách dạy nấu ăn thường phân biệt sự khác nhau giữa kem dừa và nước cốt dừa thông qua độ sệt, nước cốt dừa có độ sệt “có thể chảy ra được” trong khi kem dừa có độ sệt “có thể phết lên được”. Sự so sánh này có thể không được chính xác lắm, tuy nhiên nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về tính chất và cách chuẩn bị của hai loại sản phẩm từ dừa này.
Công thức I: Nước cốt dừa từ dừa tươi
Đối với phương pháp truyền thống, cơm dừa nạo ngâm nước nóng sẽ được vắt bằng tay. Tuy nhiên, một vài đầu bếp dùng một chiếc bát (hoặc chậu) khác đè lên bát chứa dừa nạo và ép cho đến khi thu được nước cốt dừa. Trong cả hai cách, bạn đều cần phải dùng rây, hoặc vải, để lọc lại nước cốt dừa và loại bỏ phần cặn. Bạn cũng nên ghi nhớ một điều quan trọng rằng, sau khi vắt nước cốt dừa, phần xác dừa còn lại vẫn có thể được cho thêm nước nóng vào để vắt tiếp.
Công thức II: Nước cốt dừa từ dừa khô
Dừa khô, cũng được nhắc đến như là dừa nạo sấy khô, có thể dùng làm nguyên liệu chính để chế biến nước cốt dừa. Cách chế biến nước cốt dừa từ dừa khô cũng tương tự như từ cơm dừa tươi. Dừa nạo sấy khô thường được bán dưới dạng bột và có tên là bột dừa khô, chứ không phải là bột cốt dừa (cũng không phải là bột kem dừa thêm đường) (cream of coconut powder).
Công thức III: Bột cốt dừa
Rất nhiều cửa hàng tạp hóa và siêu thị bán loại bột cốt dừa này, đôi khi, chúng cũng được bán dưới dạng bột sữa dừa. Bạn rất dễ chế biến nước cốt dừa từ loại bột này. Tất cả những gì bạn cần là làm theo hướng dẫn đã được ghi trên bao bì. Bạn cũng có thể chế biến kem dừa từ loại bột này, chỉ cần dùng ít nước hơn so với lượng nước dùng để làm nước cốt dừa.
Hãy giữ phần bột chưa sử dụng trong túi khô và kín, sau đó chúng có thể được bảo quản trong tủ lạnh cho các lần sử dụng sau. Bạn cũng nên ghi nhớ rằng, dừa khô hoặc dừa nạo sấy khô hoàn toàn khác với bột cốt dừa. Công thức chế biến nước cốt dừa từ dừa nạo khô đã được đề cập trong công thức II.
Bảo quản nước cốt dừa
Nước cốt dừa và kem dừa được chế biến từ công thức I và II sẽ không thể bảo quản lâu ngày. Lý tưởng nhất thì bạn chỉ nên làm một lượng nước cốt dừa vừa đủ cho mỗi lần nấu ăn. Một vài quyển sách dạy nấu ăn gợi ý rằng hãy làm đông phần nước cốt dừa còn lại, nhưng thật ra thì không nên như vậy. Bởi vì dừa sẽ có vị gắt dầu nếu để quá lâu, và chúng sẽ làm hỏng hoàn toàn món ăn của bạn. Nếu bạn dùng công thức III, hãy bảo quản lạnh phần bột cốt dừa chưa sử dụng trong túi kín.
Một vài mẹo nhỏ khi sử dụng nước cốt dừa
Đôi khi bạn sẽ thấy nước cốt dừa có màu hơi nâu. Điều này thường xảy ra khi bạn mua nước cốt dừa tươi được bán ở chợ. Có hai phương pháp để chế biến nước cốt dừa từ dừa tươi, một là sử dụng dao nạo cầm tay để nạo cơm dừa ra khỏi vỏ. Cơm dừa được nạo ra bằng cách này sẽ không bị lẫn phần vỏ màu nâu vào, do đó nước cốt dừa làm ra sẽ có màu trắng, không còn chứa lợn cợn nâu của vỏ. Một phương pháp khác là dùng máy cắt cơm dừa ra thành nhiều mảnh nhỏ. Thường thì phần vỏ màu nâu vẫn còn dính vào những mảnh cơm dừa này. Sau đó, máy sẽ ép những mảnh này, nước cốt dừa và kem dừa sẽ được chiết xuất ra. Trong trường hợp này, những lợn cợn màu nâu chính là phần vỏ còn dính vào cơm dừa.
Khi bảo quản lạnh nước cốt dừa, dù là nước cốt dừa làm tại nhà hay chế biến sẵn, bạn cũng sẽ thấy một lớp màng cứng trên bề mặt nước. Điều này hoàn toàn không phải là do bạn không theo đúng hướng dẫn trong công thức, mà là do sự đông đặc của dầu trong nước cốt dừa, tất cả những gì bạn cần làm là lấy nước cốt dừa ra khỏi tủ lạnh, để nguội ở nhiệt độ phòng, sau đó dùng thìa khuấy đều nước, lớp dầu khi đó đã tan ra và độ sệt của nước cốt dừa sẽ trở về như ban đầu.