Cách làm nhân bánh bèo miền trung thơm ngon đúng vị nhất
Cách làm mề gà xào cà tím thơm ngon hết sảy
Cách làm tương ớt tại nhà vừa ngon mà hợp vệ sinh
Chúng ta hãy tạm quên nó đi cho đến 4 tháng sau, các bạn mở ra, dùng túi vải lọc bỏ bã, lấy nước đổ lại vào bình, cũng tương tự ta đậy lại và để thêm 2 tháng nữa, lúc này rượu đã lắng xuống, chắt lấy nước trong ở trên cho vào chai rượu kiểu, các bạn đã có thứ rượu nho nguyên chất thơm nồng và trong vắt để dành tùy nghi sử dụng.
.
Có thể sau 20-30 ngày ta lọc và ép bã lấy phận nước đóng chặt vào chai thuỷ tinh, để sau 4 tháng sẽ dùng được, nước nho lên men tự nhiên.
.
Còn nếu bạn cần sử dụng vội do công việc gia đình gấp quá, bạn trộn vào hũ nho ngay từ đầu 1 viên men tán bột nhỏ,loại men dùng để ủ cơm rượu, như vậy quá trình lên men sẽ được đẩy nhanh trong vòng 1 tuần , bạn lọc bã , và để thêm 1 tuần nữa, vậy là sau 2 tuần ta đã có thể sử dụng rượu nho rồi đấy.
Hoặc bạn có thể pha rượu trắng ngon với nước chắt từ Nho theo tỉ lệ 1-1, để nhanh lên men , đàn ông thích uống rượu nặng hơn.
Công dụng của Nho
Đã cuối vụ táo mèo, lang thang trên mạng và tìm thấy quả Nho có nhiều công dụng, 1 chai rượu Nho có tác dụng gấp 3 lần 1 chai rượu Táo Mèo.
Mình quyết định làm thử rượu từ quả Nho bởi vì:
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh nho đỏ có thể giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá đối với phổi. Thậm chí loại quả này còn ngăn ngừa ung thư và giúp cơ thể chống đỡ tốt hơn những tác dụng phụ mà việc điều trị ung thư gây ra.
Tham khảo thông tin trên mạng, bằng kinh nghiệm vốn có từ việc ngâm ủ , chiết xuất nước từ hoa quả, mình đã làm thử, thật tuyệt diệu.
Tuy giá Nho đỏ đắt hơn Táo MÈO, nhưng nho nặng, 1 kg quả nho chỉ cần 1 lọ dung tích 600 ml là ngâm đủ.
Bây giờ ngâm, đến Tết sẽ có rượu Nho để dùng, thật yên tâm vì nguyên liệu tự nhiên, tự làm, không còn hoá chất, sử dụng thật yên tâm.
Mình Cóp nhặt thêm tư liệu công dụng của quả Nho trên mạng, các bạn tham khảo , ai yêu thích thì sử dụng nhé.
- Nho giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và có tác dụng nhuận tràng.
- Nho rất tốt với những người bị mệt mỏi hệ thần kinh, những bệnh nhân huyết áp cao, bệnh viêm phế quản và gout.
- Ăn nho giúp cơ thể khoẻ mạnh, giúp nhanh phục hồi đối với những người bị thiếu máu kinh niên, viêm dạ dày và táo bón.
- Nho nên có trong bữa ăn của những người mắc bệnh lao phổi giai đoạn đầu.
- Uống nước ép trái nho tươi hàng ngày trong thời gian dài giúp giảm huyết áp cao rất hiệu quả.
.
Lưu ý
.
- Với những người bị béo phì, loét dạ dày, tiểu đường, bệnh viêm ruột kết, bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ không nên dùng nho và nước ép nho.
.
Không được dùng nho với lượng lớn các loại thực phẩm sau như: sữa, cá, bia, nước khoáng, dưa .... vì chúng sẽ dễ gây đau bụng.
- Ăn nho với sữa, dưa chuột, cá,bia, nước khoáng hoặc với các bữa ăn nhiều chất béo sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Những người bị sâu răng không nên ăn nho, nếu ăn nên súc miệng thật sạch hoặc đánh răng sau mỗi lần ăn nho.
.Chống nắng
- Dùng khoảng 10 quả nho xanh, nghiền nát ra. Sau đó cho thêm vào 1 muỗng mật ong hoặc 1 lòng đỏ trứng gà vào trộn đều. Dùng bông thấm hỗn hợp bôi lên da. Để nguyên khoảng 15 phút và rửa sạch.
- Mặt nạ này rất tốt cho những làn da thường xuyên
phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dưỡng trắng
- Lấy 10 trái nho nghiền nát ra, cho thêm vào đó 2 muỗng cà phê bột bắp cùng 2 muỗng cà phê trà hoa cúc. Trộn đều hỗn hợp này, dùng bông thấm bôi đều lên da mặt.
- Để nguyên tối thiểu 15 phút rồi rửa sạch với nước.
- Bạn chỉ cần ép lấy nước của 3-5 quả nho. Sau đó, bôi nước nho lên vùng miệng, mắt, và trán. Thư giãn trong 5 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Sử dụng thường xuyên, bạn sẽ thấy các nếp nhăn giảm đi đáng kể và cũng ít xuất hiện hơn.
Làm sạch da
- Chọn khoảng 10-20 trái nho không hạt, 1 tách nước ép nho, 1 trái chuối, 1 quả lê, 1 muỗng cà phê bột đạm và 1 tách sữa chua ít béo. Trộn đều các nguyên liệu trên thành một hỗn hợp đặc sệt. Sau đó, bạn bôi hỗn hợp này lên da mặt, chờ đến khi mặt nạ khô hẳn và rửa lại bằng nước sạch.
- Loại mặt nạ tự nhiên này sẽ giúp da sạch sâu tận lỗ chân lông và ưu điểm là nó có thể phù hợp với mọi loại da.
.
Một công trình nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ăn nho, uống vang nho hoặc uống nước quả nho có thể giúp người béo giảm cân.
.
Tại sao nho lại tốt cho bạn?
Nho chiếm tới 70-80% là nước và một lượng nhỏ đường từ 15-30%. Trái nho có nhiều lợi ích sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.
Trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư.
Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân rất tốt.
Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn trong thịt quả nho. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy khi ăn nho ta nên ăn cả vỏ. Tất nhiên trước khi ăn, nho cần được ngâm rửa kỹ.
So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. Người ta phân tích các chất có trong thành phần nước ép này và thấy nó cũng chứa những hoạt chất được tìm thấy trong trái tắc (quất), có hiệu quả phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan quét đi lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu. Lượng nước, kali cao (có tác dụng lợi tiểu), giàu chất xơ (thúc đẩy quá trình tiêu hóa) làm tăng khả năng thải độc của loại quả giàu dinh dưỡng này.
Màu nào tác dụng đó
Nho vỏ tím hàm chứa anthocyanin, có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa.
Nho vỏ đen lại ích âm dưỡng thận, có tác dụng đen tóc.
Nho vỏ đỏ hàm chứa chất xúc tác ngược, có thể mềm hóa mạch máu, hoạt huyết, phòng chống và ngăn chặn hình thành máu cục. Người bị bệnh tim mạch nên ăn nhiều. Hàm lượng chất xúc tác ngược trong vỏ nho đỏ là phong phú nhất, vì vậy khi ăn nho đỏ nên ăn cả vỏ.
Nho xanh lại có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Nho trắng có tác dụng bổ khí phổi, nhuận phổi, rất thích hợp cho người bị bệnh ho, lao và hệ thống hô hấp.
Nho khô hàm chứa đường, chất sắt khá nhiều, càng thích hợp cho trẻ em, phụ nữ và người thiếu máu có thể chất yếu dùng làm thực phẩm bồi bổ.
Một số lưu ý khi ăn nho
Những người bình thường đều có thể ăn nho nhưng người bị tiểu đường nên hạn chế.
Người bị thiếu máu, cao huyết áp, phù thũng, thần kinh suy yếu, mệt mỏi nên ăn nhiều nho.
Mỗi ngày ăn khoảng 100g. Nho có tính mát nên người có dạ dày lạnh không nên ăn nhiều mỗi lần.
Sau khi ăn nho không nên lập tức uống nước, nếu không sẽ dễ gây ra đau bụng đi ngoài.
Sau khi ăn nho nên cách 4 tiếng mới ăn hải sản hoặc đồ sông là tốt nhất, để tránh cho axit tannic trong nho và can-xi trong hải sản kết hợp thành chất khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ai ăn nho không mong ăn được trái nho dày thịt, mỏng vỏ, ngọt nước. Nhưng ngặt nỗi trên khía cạnh dược lý, lá nho và hạt nho mới là thành phần đáng tiền. Lý do là vì trong hạt nho có nhóm hoạt chất gọi tắt là OPC với công năng vừa chống lão hóa vừa chống ung thư. Tác dụng này thêm phần hoàn chỉnh nếu có sự hiện diện của sinh tố C nằm sẵn trong lá nho. Uổng ghê vì nếu lá nho và hạt nho đang được hàng loạt công ty dược phẩm, mỹ phẩm ở Âu, Mỹ tranh nhau xẻ thịt để tìm hoạt chất chống tuổi già, phòng ung bướu thì lá nho ở nước mình hầu như chỉ để cho... héo. Hạt nho dường như chỉ dùng để... phun chứ nhai luôn thì sợ đắng. Đáng lo hơn nữa là nho có hạt càng lúc càng lép vế trước nho không hạt.Theo các nghiên cứu thì quả nho có chưa 50 đến 100 microgram resveratrol, một chất chống ung thư, nó có khả năng chọn lọc và tiêu diệt các tế bào ung thư. Resveratrol cũng được cho là có khả năng chống lại bệnh tim, alzheimer và giảm thiểu các tổn thương não liên quan đến đột quỵ
Loại nho nào cũng tuyệt
Nho đỏ và nho đen tím đều có chứa nhóm sắc tố thực vật rất tốt cho tim và nó được coi là loại quả có lợi nhất cho sức khỏe. Nho trắng cũng rất tốt cho bạn với lượng kali và chất chống oxi hóa cao. Hãy ăn nho mỗi ngày, chỉ nên ăn độ một nắm thôi vì mỗi chén nho chứa khoảng 100 calories.
Nước nho cũng tốt
Một chút rượu vang sẽ giúp bạn tránh được bệnh tim nhưng các chuyên gia cũng khuyên những loại nước ép tương tự, không có cồn thì sẽ tốt hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một ngày dùng 2 lần nước ép nho sẽ làm giảm huyết áp và giảm lượng LDL - cholesterol không có lợi. Đồng thời nó có khả năng tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ nghẽn mạch máu.
.
Tốt cho tim mạch
Nho đỏ đặc biệt tốt cho tim mạch. Nước ép nho đỏ có chứa các chất chống ôxy hóa còn gọi là polyphenol, có khả năng chống hiện tượng tích tụ cholesterol bị ôxy hóa.
Tác dụng này của nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nho cũng có công dụng làm tăng nồng độ oxit nitric trong máu giúp chống đông máu do đó làm giảm nguy cơ đau tim.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nho là loại trái cây chống ung thư rất hiệu quả. Nho có chứa lượng acid caffeic cao, là chất chống ung thư rất công hiệu.
Ngoài ra nho còn có Bioflavonoid, một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C và giúp cho vitamin C duy trì mô liên kết chặt chẽ. Bioflavonoid còn có chức năng như các chất chống ôxy hóa, ngăn không cho vitamin C bị ôxy hóa và chống hiện tượng đứt mao mạch.
Bioflavonoid còn giúp các tế bào khỏe mạnh đủ sức chống lại các tế bào ung thư, đồng thời có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Dưỡng chất resveratrol có trong nho cũng có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn ung thư, nhất là ung thư gan, phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh hen suyễn
Nho không những tốt cho đường tiêu hóa mà còn có tác dụng làm tăng độ ẩm trong phổi làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu mới đây, nho còn có công dụng đặc biệt trong việc chữa trị cho những bệnh nhân mắc hen suyễn.
Chống lão hóa
Trong thành phần của nho có chứa chất resveratrol là chất chống ôxy hóa tự nhiên, nên nó là dược phẩm chống lão hóa rất hữu hiệu. Dưỡng chất resveratrol có tác dụng hạn chế hấp thụ lượng calo. Nó làm cho các enzyme chậm diễn ra quá trình lão hóa, do đó làm tăng độ ổn định DNA và kéo dài tuổi thọ khoảng 70%.
Tốt cho mắt
Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, nho còn rất tốt cho mắt. Dưỡng chất flavonoit có trong nho có công dụng làm giảm cơ hội phát triển của bệnh đục thủy tinh thể ở mắt. Các chuyên gia cho biết, ăn nho thường xuyên có thể hạn chế hiện tượng mờ mắt khoảng 30-40%.
Nước ép nho tinh khiết còn có tác dụng tốt cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh đau nửa đầu. Nếu có hiện tượng đau nửa đầu bạn nên uống một ly nước nho ép vào mỗi buổi sáng sớm.
.
Chữa bệnh hen suyễn
Trái nho có khả năng chữa khỏi bệnh hen suyễn vì nho có thể khắc phục hậu quả của cơn hen. Tại Ai Cập, người bị hen suyễn được khuyên ăn quả nho vì nó có tác dụng làm giảm hen suyễn.
Điều trị táo bón
Nho có chứa cellulose, axit hữu cơ và đường một thực phẩm nhuận tràng giúp điều trị táo bón. Do đó, nho có thể giải quyết được vấn đề táo bón mạn tính.
Chữa chứng đau nửa đầu
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ chứng đau nửa đầu là bạn nên dùng nước ép nho chín vào mỗi buổi sáng sớm hàng ngày.
.
Ngăn ngừa các bệnh về tim
Nho đỏ ngăn ngừa cục máu đông bằng cách thúc đẩy mức độ nitric oxide trong máu. Nó cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm mức cholesterol LDL giúp tránh được những tắc nghẽn mạch máu. Đối với những trường hợp bệnh tim có thể thêm nho vào chế độ ăn để làm giảm các cơn đau và đánh trống ngực.
Làm giảm chứng khó tiêu
Ăn nho làm giảm kích ứng dạ dày cũng như chứng khó tiêu. Vì nó là một thức ăn nhẹ, nó cũng có thể giúp đỡ trong việc chữa rối loạn tiêu hóa.
Tránh mệt mỏi
Trong nho có chứa rất nhiều hàm lượng sắt, vì vậy uống nước ép nho sau một buổi tập luyện hoặc khi mệt mỏi sẽ giúp bạn tránh mệt mỏi.
Ngăn ngừa mất thị lực
Khi bạn già đi, tầm nhìn của bạn bị ảnh hưởng dần dần. Giai đoạn này được gọi là thoái hóa điểm vàng, là một mất mát liên quan đến tuổi của thị lực. Nhưng bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn 3 khẩu phần nho hàng ngày vì nó sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng 36%.
Làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư
Axit caffeic và bioflavonoids có trong nho là hai chất dinh dưỡng chống ung thư. Nó giúp việc hấp thụ vitamin C mà duy trì các mô liên kết khỏe mạnh trong cơ thể. Bioflavonoids giảm sự phát triển của tế bào ung thư và cũng giúp tiêu diệt chúng trong.
Chống virus
Nho đi kèm với đặc tính kháng khuẩn nó hiệu quả trong cuộc chiến chống virus cũng như các khối u.
Làm chậm quá trình lão hóa
Các resveratrol trong nho có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lão hóa. Nó kích hoạt các enzym làm chậm quá trình lão hóa đó giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cụ thể, các hợp chất stilbenoid này gồm resveratrol trong nho đỏ. Chúng phối hợp với vitamin D giúp làm tăng tính năng gien CAMP của con người, là một loại gien đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.
.
Thời tiết giao mùa thường khiến nhiều người khó chịu và dễ mắc nhiều bệnh. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn bằng những thực phẩm tuyệt vời từ nho nhé
Hợp chất resveratol có nhiều trong rượu vang đỏ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Chất chống ôxy hóa flavonoid trong rượu vang đỏ có tác dụng kích hoạt enzym, làm chậm quá trình lão hóa. Được biết, chất này trong rượu vang đỏ cao gấp 15-20 lần so với hoa quả. Với phụ nữ, cứ vài ngày đều đặn uống 1 ly rượu vang đỏ giúp kéo dài tuổi thọ.Uống rượu vang đỏ còn ngăn ngừa bệnh ung thư[4]. Uống rượu vang đỏ thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo đó, những chất hóa học trong vỏ và hạt của trái nho đỏ lại có tác dụng giúp giảm lượng hormone oestrogen và tăng cường hormone testosterone của phụ nữ thời kỳ mãn kinh[5][6]. Trong rượu vang đỏ có chất chống lại béo phì, còn trong sữa chua có nhiều axit lactic rất tốt cho đường ruột, khi kết hợp sữa chua và rượu vang đỏ có thể tiêu hóa tốt (chống táo bón) và cơ thể cân đối[7].
Ngoài ra, các thành phần Polyphenol của rượu vang đỏ có thể ức chế quá trình tổng hợp một loại protein liên quan tới bệnh tim mạch. Rượu vang đỏ tốt cho tim vì thành phần Polyphenol của nó có tác dụng chống ôxy hóa (ngăn chặn tác hại gây bệnh của các gốc tự do). Polyphenol chống được bệnh tim nhờ khả năng ức chế sản xuất Endothelin-1 (một loại protein gây co mạch máu, làm giảm lượng ôxy tới tim và đóng vai trò chủ chốt trong bệnh mạch vành). Polyphenol nằm trong vỏ quả nho và vì vậy, chỉ riêng rượu vang đỏ có đặc tính chống bệnh tim[8].
.
Có khuyến cáo cho rằng, dùng rượu vang đỏ một cách điều độ (không quá 25g alcol etylic mỗi ngày) làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch xuống dưới 40%. Rượu vang đỏ có 3 cơ chế tác dụng: Chống oxy hóa, giãn mạch, chống huyết khối. Màng quả nho và hạt mầm chứa nhiều polyphenol. Trong rượu vang đỏ, phần rượu (alool etylic) giúp polyphenol hấp thu dễ dàng qua ruột non, nồng độ polyphenol trong rượu nho gấp 3-4 lần ở nước ép quả nho; Do đó hoạt tính của rượu vang đỏ hơn hẳn (so với ăn nho) rượu vang đỏ có nhiều triển vọng để phòng chữa xơ vữa động mạch, ung thư, bệnh do virus, sa sút trí tuệ.[9].
Song song đó, rượu vang đỏ cũng rất tốt cho phổi, một hợp chất tự nhiên có trong rượu vang đỏ là resveratrol có thể giúp chống lại bệnh phổi kinh niên và khí thủng (có không khí trong mô), chất này có trong nho đỏ, có thể làm giảm chất hóa học trong phổi - nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi. Khi tiêm resveratrol vào các mẫu thử chất lưu trong phổi của những người hút thuốc lá và những bệnh nhân bị chứng tắc phổi kinh niên, nó làm giảm interleukin 8 (một tác nhân gây ra chứng viêm phổi)
Uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày không chỉ mang đến cảm giác ăn ngon miệng mà còn tốt cho lợi khuẩn đường ruột sống ở niêm mạc ruột già. Rượu vang đỏ có thể hợp chất chống oxy hóa polyphenol có nhiều trong rượu vang đỏ đã ảnh hưởng đến sự cân bằng các loại vi khuẩn đường ruột. Được biết, một số tác dụng có lợi khác của hợp chất polyphenol được chứng minh như giảm huyết áp, giảm triglyceride, tăng cholesterol HDL (cholesterol có lợi cho sức khỏe)
Rượu vang đỏ giúp giảm béo phì