Cách làm ô mai mơ cam thảo thơm ngon, tốt cho sức khỏe


Cách làm ô mai mơ cam thảo thơm ngon mà lại tốt cho sức khỏe cho cả nhà. Công thức đơn giản đây hãy thực hiện để luôn có săn món ô mai mơ cam thảo trong nhà nhé!






CÁCH LÀM Ô MAI MƠ CAM THẢO


Ô mai mơ cam thảo (kiểu mới)

-1 kilo mơ tươi (apricot) còn xanh, dòn, có thể thay thế
bằng mận (plum) hoặc (prune) nhưng nhớ là phải còn xanh, chua,
dòn, apricot là tốt nhất, vì mận nhiều nước nên khi nấu
với đường sẽ ra nhiều nước và phải xấy nhiều giờ
-500 gr đường.
-300 gr gừng (xay nhuyễn)
-200 gr muối
-200 gr cam thảo (xay nhuyễn hoặc bột)

Cách làm
-Dùng dao cắt khía trái mơ , một mặt theo chiều dọc, một mặt theo chiều ngang (không cần khía sâu lắm) cắt xong thảy mơ vào chậu nhựa và đổ 200 gr muối vào trộn đều và để khoảng 1 tiếng cho bớt chất chua và trái mơ sẽ cứng, bớt nhão.

-Vớt mơ ra, đổ bỏ nước muối đi. Mơ, gừng, đường, đổ chung vào một nồi, nấu
lửa lớn, sôi bùng lên là nhắc ra khỏi bếp, nhớ là không khuấy vì khuấy sẽ làm nát quả mơ, để nguội, đổ ra khay hoặc dĩa sâu, rồi để vào microwave heat up khoảng 10 phút hoặc hơn 10 phút tuỳ theo dĩa lớn hay nhỏ. Nếu quý vị thấy nước đã khô bớt đi, lấy ra và cho vào lò xấy cho đến khi khô vừa ăn, nhớ xấy lửa nóng ấm như ánh nắng mặt trời và nhớ trở quả mơ, để trên dưới khô đều nhau.

CÁCH 2:

Nguyên liệu

Mơ xanh: 1kg
Gừng tươi: 300g
400g đường đỏ, 50g bột cam thảo, 70g muối


Cách làm

- Mơ rửa sạch, dùng dao khứa lên mơ, cho vào chậu nước muối ngâm trong 2 ngày, vớt ra để ráo. Gừng cạo sạch vỏ, băm nhuyễn, cho vào giã nhuyễn, lọc qua rây để phần xác và nước riêng. Muối giã mịn

- Cho mơ, đường, nước cốt gừng vào nấu trên lửa nhỏ, khi hỗn hợp sên lại cho xác gừng vào đảo đều. Tắt bếp

- Cho mơ vào khay cạn, cho vào lò vi sóng, sấy mơ ở nhiệt độ 90°C cho tới khi mơ khô lại là được. Khi mơ khô, cho muối, bột cam thảo vào xóc đều, hong thêm khoảng 5 phút nữa cho muối thấm vào mơ. Cho ô mai vào hũ thủy tinh, khi ăn lấy ra dùng dần.

Mứt mơ

Nguyên liệu


Mơ tươi: 1kg
Đường đỏ: 600g
200g gừng tươi, 300ml rượu vang trắng,15g muối

Cách làm

- Cho 10g muối, mơ và một ít nước vào trộn nhẹ cho mơ sạch lông. Xả lại bằng nước sạch, để ráo nước. Dùng tăm hoặc nĩa xăm lên mơ cho mơ ra bớt nước. Cho mơ vào ngâm với nước muối trong khoảng 3 – 4 giờ, vớt ra, để ráo. Gừng cạo sạch vỏ, băm nhuyễn

- Cho đường vào chảo, sên cho đường tan, cho mơ, gừng vào đảo nhẹ tay trên lửa nhỏ cho đường vào mơ. Đậy vung lại, rim cho mơ thấm

- Tắt bếp. Để mơ ngâm trong nước đường thêm khoảng 90 phút rồi bắc lên bếp sên lại lần nữa, cho rượu vào, khi mơ chuyển sang màu nâu sậm, đường sên lại là được

- Cho mứt mơ vào hũ dùng dần

Cách làm ô mai cam thảo cho ngày Tết




Nội dung chi tiết

Vật liệu :

1 kg me ( loai lấy hột ra rồi để nấu canh chua )

1 kg đường

700 grams gừng

300 g chuối khô

150g vỏ quít tươi phơi khô ( dùng vỏ quít tươi phơi khô ngon hơn dùng trần bì của tiêm thuốc Bắc )

60 g muối _ chút xíu ớt bột

100 g cam thảo bột

( khi hoàn tất sẽ làm đươc 2.5kg ô mai cam thảo )

Cách thực hiện:


Gừng lột vỏ luộc sơ cho bớt cay và đắng

Vỏ quít rửa _ trụng nước sôi _ cắt bỏ bớt chỗ hư hoăc đen

Xay gừng rồi xay chuối khô , vỏ quit ( đừng xay nát quá )

Nấu 1 chén nước sôi rồi cho tất cả các thứ vào .đảo luôn tay . Khi gần khô để lửa nhỏ cho khỏi cháy .

Trút ra khay phơi nắng tốt hay hong khô bằng oven ( 100 đô Celsius ) cho đến khi khô . Vò viên gói lại bằng giấy kiếng hay plastic wrap . Kẹo ô mai này có thể để rất lâu nếu sên khéo . Ăn trị cảm lạnh , ho , thông cổ.



Siro mơ

Trái mơ chín: 1 kg
Đường cát: 800g
1 thìa súp muối, 1 bình thủy tinh miệng rộng


Cách làm

- Cho muối vào mơ, chà nhẹ tay cho mơ sạch. Xả lại với nước, để mơ thật ráo

- Cho mơ vào 2/3 bình thủy tinh, trút đường vào, đậy kín nắp, cho vào nơi thoáng mát, ủ trong khoảng 15-20 ngày, khi trái mơ teo lại, rút hết nước là được

- Vớt bỏ trái, lọc nước mơ qua vải màn cho sạch cặn, cho nước vào hũ, để dùng dần. Khi dùng, lấy khoảng 30ml nước mơ hòa với 100ml nước ấm, quậy đều, cho đá viên vào. Uống rất ngon.




Sau đó thì trộn cam thảo vào là xong.


Nguyên liệu.

500 g mận thái chỉ

500 g mơ thái chỉ

400 g đường tùy theo thích ăn ngọt hay không

25 g muối

250 g vỏ quít thái chỉ

250 g gừng thái nhỏ hay xay nhuyễn

1 gói me bỏ hột hòa trong 1/4 lít nước lọc lại

1 gói ô mai mặn hòa vào nước me ( ô mai thái nhỏ) , bỏ hột đi

Cam thảo (sợi) để lăn ngoài.

Cách làm:

- Dùng một nồi không dính, đun nước me, đường, gừng, vỏ quít, ô mai; quậy đều cho đến khi đặc lại.

- Cho mơ (apricot) hoặc mận (prune) vào nồi, để lửa nhỏ và quậy đều cho đến khi đặc quánh lại (tất cả thời gian từ đầu chừng 1 tiếng).

 - Để nguội, viên tròn (cỡ viên bi) và lăn trong bột cam thảo sợi và sấy bằng lò nướng nhỏ khoảng một tiếng đồng hồ (sấy khô thì có thể để ô mai lâu được.


CÁCH LÀM Ô MAI MƠ GỪNG

Làm ô mai mơ gừng phải làm từ mơ chua mặn khô mới ngon nhé. Mơ này mua ở các hàng bán ô mai í, đừng ham loại quả to quá, nó là quả mai chứ không phải mơ, kém thơm và kém đậm đà.

Nội dung chi tiết

Vật liệu:

- 1 kg mơ muối chua mặn

- 1 kg đường hoa mai

- 0,5kg gừng tươi, loại gừng ta nhánh nhỏ, vỏ vàng đậm, 

Cách thực hiện:

Mơ muối chua mặn luộc 2 lần bỏ nước cho bớt mặn, đổ ra cái rổ cho ráo nước

Đổ vào mơ 1 kg đường hoa mai, đun nhỏ lửa cho đến gần cạn

Gừng để cả vỏ thế, dùng cái miếng nhám rửa bát cọ rửa gừng thật sạch dưới vòi nước chảy. Để cho ráo.

Giã nát gừng, đi găng tay vào rồi bọc gừng vào cái khăn xô màn sạch, vắt bớt nước gừng.

Khi nồi ô mai gần cạn, nước đường sền sệt, thì đổ gừng giã vào đảo độ 5 phút thôi, tắt bếp nhé, đun quá lâu gừng mất hết mùi thơm.

Rắc chút cam thảo bắc tán bột, mà không phải bột mịn, cái loại vẫn còn thớ sợi nhỏ nhỏ bán nhiều lắm, trộn đều lên là được.

Đợi nguội thì múc vào mấy cái hộp nhựa, đóng nắp ăn dần dần, thơm ngon, sạch sẽ


CÁCH LÀM MƠ MUỐI 3 NĂM


Lấy một cái lu, đổ một lớp muối xuống đáy lu rồi đổ một lớp mơ lên và cứ một lớp muối một lớp mơ cho đến khi đầy lu (trên cùng phải là một lớp muối để phủ mơ lại).Để qua một đêm, sáng hôm sau đem mơ ra phơi, đến chiều tối thì để mơ vào lu trở lại theo thứ tự một lớp muối một lớp mơ. Làm như vậy đúng 5 ngày, đến ngày cuối cùng thì bỏ muối cũ đi thay vào muối mới và cũng đổ theo thứ tự một lớp muối dưới đáy lu, rồi một lớp mơ và cứ một lớp muối một lớp mơ cho dến khi đầy lu trên cùng là một lớp muối.

Đậy nắp lu lại rồi để lu ra ngoài trời nắng đúng 1,5 tháng thì thấy lá tía tô xay nhuyễn rồi đổ và lu mơ với tỉ lẹ 15kg mơ/1kg tía tô. Sau đó để ngoài trời 3 năm là có thể sử dụng được.

Ghi chú: Thỉnh thoảng mở nắp lu ra, nếu muối tan là mơ trồi lên trên thì đổ thêm muối để phủ kín mơ tránh cho mơ không bị hư.



TÁC DỤNG KÌ DIỆU CỦA MƠ MUỐI


Nếu có một thứ tôi phải mang theo mình để đề phòng những trường hợp nguy cấp dù giữa xã hội hiện đại, hay giữa nơi hoang vu, tôi sẽ chọn quả ômai.
Một trong những đóng góp lớn nhất của văn hoá phương Đông cho sức khoẻ con người là mơ muối, còn được gọi là ômai.
Câu chuyện về quả ômai liên quan đến một vị tướng Nhật đã làm cho binh đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho binh lính của mình tưởng tượng đến quả ômai. Vì vị chua là vị gây kích thích cảm giác làm tiết tuyến nước bọt. Mẹo này làm dịu bớt cơn khát dữ dội của binh lính, làm cho họ qua khỏi cơn khát.
Ômai ban đầu chỉ là một loại trái chua – Quả mơ được thu hoạch vào lúc chua nhất của nó trong thời gian cuối mùa hè. Theo truyền thống Nhật, quả mơ được phơi khô trên mái nhà trong vài tuần. Trong thời kỳ này, quả mơ khô vào ban ngày và hút hơi sương khi màn đêm buông xuống. Sau những chu kỳ phơi khô và hyđrat hoá liên tiếp, mận được thu gom lại và cho vào thùng gỗ với những lớp xen kẽ thay nhau giữa muối, mơ và lá tía tô.
Có một câu chuyện khác về lá tía tô. Thông thường Lá tía tô được gọi là Lá thịt bò vì đặc trưng khác biệt của nó là màu đỏ, tía tô cho quả mơ màu và vị. Tía tô cũng có vị ngọt vừa phải. Vì thế mận muối tốt nhất đòi hỏi phải có vị ngọt-mặn-chua. Tính chất kháng sinh của tía tô được biết đến làm tăng giá trị cho quả mơ lâu năm.
Sau đó ômai được để dành từ tám tháng đến ba năm. Trong thời gian này, vị mặn ngấm lẫn vị chua, thậm chí đến tận nhân hạt ômai. Đập vỡ hạt ômai lâu năm, ta nếm cũng cảm thấy vị mặn và chua.
Quá trình làm ômai là quá trình làm dương hoá quả mơ muối. Mơ là một loại trái cây rất chua (c���c âm) được phối hợp với muối biển, là vị cực dương. Vì thế hai vị ở hai thái cực hấp dẫn lẫn nhau. Sự kết hợp hai vị này đã đem lại kết quả quân bình kỳ diệu.

Mà kết quả đúng là kỳ diệu thật. Nếu bạn bị ốm, hãy ăn một trái ômai. Dù cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai sẽ nhanh chóng trung hoà cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn quá nhiều axít, ômai sẽ nhanh chóng lập lại độ cân bằng pH. Nếu bạn bị cảm, sốt, hay cúm, ômai có thể giúp bạn bình phục trong một thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ômai có thể giúp gia đình bạn phòng ngừa ốm đau, và có thể phục hồi sức khoẻ khi bị ốm trong thời gian ngắn.
Theo tục ngữ Nhật: “Một quả ômai mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà” dù bạn có phải là người theo Thực dưỡng hay không.
Mỗi nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu ômai. Khi đi xa, người ta có thể ăn uống lung tung. Khi dạ dày đau, báo hiệu thức ăn ôi thiu, ômai có thể làm trung hoà bất cứ độc tố nào.
Theo dân gian: “ăn ô-mai hàng ngày phòng chống được bệnh tật”.
Theo phương pháp truyền thống, khi ta bị các bệnh về máu, cảm cúm, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hoá, thì người ta trộn ô-mai với sắn dây, bột gừng và một ít tương.

Sau khi làm như vậy, để 3 năm sau thành một thứ thực phẩm quí hiếm và rất giá trị, mầu sắc của mơ muối cũng sẫm dần theo năm tháng thành một thứ mơ muối mầu nâu đen… nhìn mầu sắc của quả mơ một người sành điệu có thể biết ngay đó là mơ ít năm hay mơ lâu năm.
Mơ lâu năm cũng như miso lâu năm mầu của nó đều sẫm dần, miso mới làm mầu của nó cũng vàng nhạt và đẹp như mơ mới làm…

Sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ. Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu. Ảnh hưởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chương trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Theo truyền thống phương Đông thì “nhà nào có cây mơ trước cửa thì nhà đó sẽ ít bệnh tật”.
Tôi hy vọng bạn và mọi người trong gia đình của bạn sẽ phát hiện ra sự vô giá của cây mơ. Trẻ nhỏ thường thích vị mặn mặn chua chua của quả ô mai mà chẳng cần phải ép chúng ăn. Nếu bạn để ô mai ở nơi mà chúng có thể với tới thì những quả ô mai đó sẽ biến mất nhanh chóng. Sau khi bạn bày cho chúng cách đập vỡ hạt ô mai và lấy nhân ra, chúng sẽ tự làm lấy và mẩu nhân đó sẽ là món quà vô giá với chúng.
Nếu ô mai quá mặn và chua, cho ô mai vào chai nước sạch và để vào chỗ mát. Nước sẽ làm bớt vị mặn và chua. Lớp muối chua mặn sẽ chảy ra, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức. Nó sẽ giúp cơ thể chịu được nóng bức và hết khát.
Nếu bạn hay những người bạn chăm sóc không thể chịu đựng được vị mặn, hãy thử ô mai cô đặc, được gọi là Bainiku Ekisu ở Nhật. Thứ này được làm bằng cách tách lớp thịt của quả ô mai. Chỉ cần một vài quả là đủ. Hoà với nước nóng, nó sẽ làm cơ thể sảng khoái, tươi tỉnh, đồ uống chua đó có thể giúp kiềm hoá cơ thể.
Ô mai chứa nhiều chất điện phân mà thường bị mất trong quá trình luyện tập thể thao hay lao động nặng nhọc. Ô mai hay nước nấu ô mai là cách rất tốt để khôi phục lại chất điện phân đã mất qua mồ hôi.
Lớp muối ô mai cũng cung cấp một lượng lớn vòng đồng nhân tố Kreb (Krebs cycle co-factors). Sự chuyển đổi của cacbon hydrat thành năng lượng mà những nhân tố này đòi hỏi. Ô mai chứa lượng lớn a-xít citric của nguồn thực phẩm tự nhiên. Sự chuyển đổi của ATP (Adenosene Tri-Phosphate) thành năng lượng, cần đến a-xít citric cũng như các chất điện phân. Đó là lý do tại sao khi ăn cơm với ô mai lại cung cấp năng lượng lớn hơn là ăn cơm không. Đó cũng là lý do vì sao món sushi (cơm cuốn của Nhật Bản) trở nên nổi tiếng. “Một nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu vắng ô mai… quả ô mai có thể trung hòa các loại độc tố”.
Ô mai có chức năng phòng chống bệnh tật. Đó là lý do tại sao cơm nắm lại làm bằng cách quấn miếng rong no-ri bên ngoài và cho phàn thịt của quả ô mai vào giữa. Cơm nắm rất tốt cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn nhanh. Cơm nắm cung cấp năng lượng cho cơ thể và vị của nó cũng rất ngon. Nếu một lần bạn đã thử ăn cơm nắm, bạn sẽ thích và quen thuộc với nó.
Dầu giấm (dầu vừng và dấm ô mai) trộn xà lách cũng rất tuyệt.





Cách làm ô mai quất hồng bì chữa bệnh hiệu quả
Cách làm dưa món chua ngọt
Cách làm sườn xào chua ngọt ngon nhất
Tai heo ngâm chua ngọt
Công thức làm mứt cóc cực chuẩn
Cách làm o mai sấu bao tử ngon hảo hạng
Tác dụng kỳ diệu của quả me







(ST)