Cách làm ô mai quất hồng bì chữa bệnh hiệu quả mà lại rất ngon

Cách làm ô mai quất hồng bì chữa bệnh hiệu quả mà lại rất ngon. Quất hồng bì không những là món ô mai ngon còn có thể kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau khi sinh, chữa nấc, chữa ho cho trẻ.







CÁCH LÀM Ô MAI QUẤT HỒNG BÌ
CÁCH 1:



















Nguyên liệu
• 2kg quất hồng bì
• 1kg đường

Cách làm
1. Rửa quất hồng bì dưới vòi nước, để ráo
2. Dùng dao tách nửa quả quất hồng bì, lấy tay bóp nhẹ để đẩy hạt ra ngoài
3. Sau khi tách bỏ hết hạt, rắc đường lên, để ướp qua đêm
4. Cho vào nồi đun nhỏ lửa trong vòng khoảng 2 tiếng, tới khi thấy nước đường sánh lại, chuyển màu caramel là được. Lưu ý là nước đường không cạn được hết đâu, nếu đun cạn nó sẽ bị cháy và đắng đấy.
5. Cho ra lọ, cất tủ lạnh dùng dần.
6. Thành phẩm dai dai, có vị hơi đắng, chua chua và cay cay của vỏ hồng bì
Giờ thì măm cho đỡ ho thôi



CÁCH 2

Cách ngâm quất hồng bì cực kỳ đơn giản.
Quất hồng bì mua về, dùng kéo, cắt sát cuống. (Chú ý là cắt chứ không được bứt, các mẹ nhé)
Sau đó, đem rửa sạch 2 lần với nước lã và 1 lần với nước đun sôi để nguội rồi đem phơi cho quất hồng bì ráo nước.
Tỷ lệ như sau, cứ 1kg quất hồng bì tương đương với 1 kg đường. Các mẹ cho quất và đường vào một cái lọ to. Ba tháng sau mở ra, chúng ta đã có món nước quất hồng bì ngâm, thơm nức mũi.
Vấn đề thú vị ở chỗ, tại sao nước quất hồng bì ngâm của mẹ chồng em không bao giờ nổi váng, còn của em thì nổi váng tùm lum. Bí quyết là ở chỗ, bà cho 3 lạng quất hồng bì vào lọ trước, sau đó đổ khoảng 3 lạng đường lên, rồi lại cho nốt chỗ quất hồng bì còn lại vào và đổ 7 lạng đường lên trên. Lớp đường nặng ở trên sẽ đè bọn quất hồng bì xuống và không cho chúng nó nổi váng.
Theo lý thuyết thì sau 3 tháng là có thể dùng được nước quất hồng bì ngâm, nhưng nước lúc này có vị hơi ngái. Tốt nhất, các mẹ nên ngâm hè năm nay để đến hè sang năm thì sẽ có một bình nước quất hồng bì ngâm cực chuẩn.

CÁCH 3:

Hồng bì chọn mua quả to chín nhiều bồ hóng mua về lấy kéo cắt sát cuống sau đó rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước cuối cùng là ngâm qua nước lọc pha chút muối sau đó vớt ra để ráo
Đường phèn 0,8l T mua trong siêu thị về giã vụn ra
Lọ thuyt tinh rửa sạch và tráng lại bằng nước ấm để khô rùi bắt đầu ngâm
cứ 1 lớp hồng bì khoảng 2 đốt ngón tay thì rắc 1 lớp đường phèn lên trên, tầng trên cùng là cho nhiều đường nhất sau đó đậy kín lại sau 2-3 tháng lớp đường bắt đầu tan hết là măm được rùi.
thành phẩm thu được là 1c hồng bì có vị ngọt thanh thui chứ kg ngọt sắc đâu ạ, nước thì các con dùng còn xác hồng bì thì bố mẹ ngậm ho thì cực kì hiệu quả luôn mà lại rất lành nhất là với những bé ít tháng chưa dùng được chanh đào mật ong thì dùng hồng bì là 1 lựa chọn sáng suốt đó.
Nhưng theo T biết thì khi ngâm hồng bì nên dùng với đường phèn thì sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn kg nên ngâm với mật ong vì vốn hồng bí nó thuộc họ nhà nóng rùi nếu M ngâm chung với mật ong cũng nóng nữa thì nóng gặp nóng thì lại càng nóng.
còn ngâm với đường phèn thì nó lành và mát hơn

CÁCH NGÂM MỨT QUẤT HỒNG BÌ



Nếu như bánh chưng, bánh dầy là món không thể thiếu vắng trong ngày Xuân, thì mứt cũng như cái hồn không thể mất đi của Tết cổ truyền dân tộc. Tết đến, nhà nào cũng vậy – bên cành hoa đào hoặc chậu mai đua sắc, đều có một khay mứt kèm theo đĩa hạt dưa đỏ để khách khứa đến nhâm nhi bên tách trà nhài, trà sen thơm ngát...


Mứt hay ô mai thì có nhiều loại lắm. Mỗi loại mang một hương vị, mang một nét độc đáo riêng. Ví như Quất hồng bì, mà người ta vẫn quen gọi cho đơn giản là Hồng bì.

Quất hồng bì có vị chua ngọt rất đặc biệt. Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Thế nên người ta không dễ bỏ qua món quả này để làm mứt nhâm nhi ngày Tết. Quất hồng bì dùng làm ô mai hay mứt  rất ngon, có vị ngọt hơi chua và chát, cắn vào vẫn cảm thấy cái ram ráp và vị thanh thanh  của vỏ quất, cái ấm áp của hương quất hồng bì lan toả khắp người, tạo cho người ăn một cảm giác nhẹ nhàng vô cùng. Nhất là trong tiết trời se lạnh, ăn một miếng mứt  quất hồng bì thấy ấm áp cả lòng. Bên cạnh đó, hồng bì còn là một thứ thuốc dân gian tuyệt hảo, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn rất hiệu quả.



Những người thích ngậm ô mai sẽ không thể bỏ qua ô mai sấu. Như những loại ô mai khác, làm ô mai sấu phải chọn những quả sấu già hoặc đã chín, mang phơi trên mái ngói cho thật khô, sau đó đem ngâm đường một ngày, rồi lại ngâm một ngày muối, sau cùng là ủ với gừng giã nhỏ. Chỉ vậy thôi mà thời xưa các cô tiểu thư Hà Thành mê mẩn ngậm ô mai sấu cả mùa. Có lẽ vì thế, nhiều người đi xa Thủ đô, nhất thiết phải tìm cho bằng được vài túi ô mai sấu mang theo cho đỡ nhớ Hà Nội. Ô mai sấu luôn là thứ quà yêu thích nhất của những người Việt xa xứ.




Cái khéo của người làm là làm sao khi chế biến vẫn giữ lại được hương vị đặc trưng tươi giòn của quả tươi. Khi ăn mứt hay ô mai, ít khi người ta dung đến dao, dĩa, mà thường dùng tay nhón bỏ vào miệng. Ăn mứt cũng không nên cả miếng to, mà nên cắn từng miếng nhỏ, nhâm nhi để thưởng thức hương vị của món ngon. Nếm một miếng mứt, uống một tách trà nóng, râm ran đôi ba câu chuyện, sẽ làm tăng hương vị ngày Tết.


Quất hồng bì, còn gọi là kim quất, thuộc họ cam, quýt, được trồng nhiều ở miền Bắc. Từ tháng 12 đến tháng 1 là quất hồng bì vào mùa sai quả, những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt. Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, dùng cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể.

Trong Đông y, quất hồng bì còn được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả. Quất hồng bì dùng làm ô mai rất ngon, có vị ngọt hơi chua và chát, cắn vào vẫn cảm thấy cái ram ráp của vỏ quất, cái ấm áp của hương quất hồng bì lan toả khắp người. Nhất là trong tiết trời se lạnh, ăn một miếng quất hồng bì xào thấy ấm áp cả lòng.

Cách ngâm quất hồng bì

Quất hồng bì mua về, dùng kéo, cắt sát cuống. (Chú ý là cắt chứ không được bứt, các nhé)

Sau đó, đem rửa sạch 2 lần với nước lã và 1 lần với nước đun sôi để nguội rồi đem phơi cho quất hồng bì ráo nước.

Tỷ lệ như sau, cứ 1kg quất hồng bì tương đương với 1 kg đường. Các bạn cho quất và đường vào một cái lọ to. Ba tháng sau mở ra, chúng ta đã có món nước quất hồng bì ngâm, thơm nức mũi.

Vấn đề thú vị ở chỗ, tại sao nước quất hồng bì ngâm của mẹ chồng em không bao giờ nổi váng, còn của em thì nổi váng tùm lum. Bí quyết là ở chỗ, bà cho 3 lạng quất hồng bì vào lọ trước, sau đó đổ khoảng 3 lạng đường lên, rồi lại cho nốt chỗ quất hồng bì còn lại vào và đổ 7 lạng đường lên trên. Lớp đường nặng ở trên sẽ đè bọn quất hồng bì xuống và không cho chúng nó nổi váng.

Theo lý thuyết thì sau 3 tháng là có thể dùng được nước quất hồng bì ngâm, nhưng nước lúc này có vị hơi ngái. Tốt nhất, các mẹ nên ngâm hè năm nay để đến hè sang năm thì sẽ có một bình nước quất hồng bì ngâm cực chuẩn.

NGÂN QUẤT HỒNG BÌ TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

Nguyên liệu

  • 2kg quất hồng bì
  • 1kg đường

Cách làm

  1. Rửa quất hồng bì dưới vòi nước, để ráo
  2. Dùng dao tách nửa quả quất hồng bì, lấy tay bóp nhẹ để đẩy hạt ra ngoài
  3. Sau khi tách bỏ hết hạt, rắc đường lên, để ướp qua đêm
  4. Cho vào nồi đun nhỏ lửa trong vòng khoảng 2 tiếng, tới khi thấy nước đường sánh lại, chuyển màu caramel là được. Lưu ý là nước đường không cạn được hết đâu, nếu đun cạn nó sẽ bị cháy và đắng đấy.
  5. Cho ra lọ, cất tủ lạnh dùng dần.
  6. Thành phẩm dai dai, có vị hơi đắng, chua chua và cay cay của vỏ hồng bì

Giờ thì măm cho đỡ ho thôi


Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5 m, thường mọc hoang hoặc được trồng. Quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm thuốc. Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh.

Quất hồng bì chín ăn rất ngọt, vị hơi chua mát. Ngoài ra, quất hồng bì còn có thể kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau khi sinh, chữa nấc, chữa ho cho trẻ...

Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3-5 m, thường mọc hoang hoặc được trồng. Quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm thuốc.

Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh.

Đơn thuốc sử dụng quất hồng bì

Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa ho cho trẻ:
Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Đặc biệt, quất hồng bì còn chữa bệnh ho gà rất tốt: Quả hồng bì phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 - 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau sinh:
Lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.

Chữa nấc: Dùng 15-20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả hồng chín, dầm nát pha nước uống.

Cầm nôn mửa: Quả hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.





CÁCH MÓN NGON CHẾ BIẾM CÙNG QUẤT HỒNG BÌ












Quất hồng bì có vị chua ngọt rất đặc biệt. Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon.

Quất hồng bì, còn gọi là kim quất, thuộc họ cam, quýt, được trồng nhiều ở miền Bắc. Từ tháng 12 đến tháng 1 là quất hồng bì vào mùa sai quả, những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt. Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, dùng cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể.

Trong Đông y, quất hồng bì còn được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả. Quất hồng bì dùng làm ô mai rất ngon, có vị ngọt hơi chua và chát, cắn vào vẫn cảm thấy cái ram ráp của vỏ quất, cái ấm áp của hương quất hồng bì lan toả khắp người. Nhất là trong tiết trời se lạnh, ăn một miếng quất hồng bì xào thấy ấm áp cả lòng.

Gà xào quất hồng bì

Nguyên liệu:

100g thịt gà, 50g hạt điều, 50g ô liu xanh, 1/2 củ cà rốt, 2 cái bánh tráng tôm nướng, 3 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê dầu mè đen, 2 thìa cà phê mật ong, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hành tỏi băm, lá gang, hành lá, ngò rí, dầu ăn.

Thực hiện:

Thịt gà rửa sạch bằng nước muối pha loãng, thái sợi, ướp nước mắm, tiêu cho thấm gia vị. Quất hồng bì cắt miếng tròn, lấy hết hạt, ngâm trong hỗn hợp nước mắm, dầu mè đen, mật ong, ô liu xanh. Lá gang rửa sạch, thái rối. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi tơ, trụng sơ qua nước sôi. Bắc chảo nóng, phi thơm hành tím, tỏi băm, cho thịt gà vào chảo trên lửa lớn, trút cà rốt, lá gang, quất hồng bì vào, đảo nhanh tay, nhấc xuống.

Xúc ra đĩa, rắc hạt điều, hành ngò băm nhuyễn lên mặt. Dùng nóng với bánh tráng tôm.








Cách làm quất ngâm mật ong chữa ho cực hiệu quả
Cách làm sạch cao răng tại nhà không hề tốn kém
Công thức làm mứt táo đón Tết
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Mẹo chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh -
Mẹo làm trắng răng nhanh chóng hiệu quả
Khản giọng mất tiếng





(ST)