Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Cách làm hết sưng mắt sau khi khóc hiệu quả rất nhanh
Cách làm ô mai sấu bao tử ngon hảo hạng. Sấu ngon, ngâm nước đường thật là một món giải khát không gì bằng. Nhưng làm thế nào để có món sấu giòn ngon như ngoài hàng, không bị đóng váng dù có để trong một thời gian dài?
CÁCH LÀM Ô MAI SẤU BAO TỬ NGON
Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc, giống như tên gọi, quả sấu… không đẹp, hình tròn, chua, khi non có màu xanh, dần dần càng già, da quả sấu càng sần sùi, khi chín thì có màu vàng.
Mùa sấu thường bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 Dương lịch. Những quả sấu non đầu mùa được gọi với tên sấu bao tử vì có thể ăn được cả hạt. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử và sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Đây là món khoái khẩu của nhiều chị em.
Ô mai sấu bao tử chế biến khá đơn giản. Sấu làm sạch để nguyên cả quả, để ráo nước, cho vào bình, lọ… sạch, sau đó đổ đường khô, rắc 1 ít gừng giã nhỏ và ớt tươi lên trên (không được pha hay cho một chút nước nào vào bình sấu), cứ một lớp đường lại cho một lớp sấu, đóng nắp kín. 1kg – 1,5 kg sấu sử dụng với 1kg đường. Sau một tuần là ăn được, sấu này có thể để quanh năm, ăn bất cứ khi nào mình muốn, khi ăn nhớ sử dụng đồ múc một lần không được để nước hay thìa đang ăn vào bình sấu sẽ làm cho sấu bị váng, lên men. Đối với các chị em không có nhiều thời gian hoặc ngại cầu kì, có thể mua ô mai sấu làm sẵn tại Nông Sản Ngon, Hồng Lam hoặc Tiến Thịnh.
Món sấu ngâm nước mắm ớt thì chế biến rất đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên. Chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh thì tuyệt vời, còn quả sấu thì có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cực ngon.
CÁCH 2: NGÂN SẤU GIÒN
Sấu xanh: Sấu xanh cắt cuống cho mủ chảy hết ra ngoài, rửa sạch, để ráo nước. Xếp vào hũ giữ trong ngăn đá. Với cách bảo quản này bạn sẽ cất giữ được sấu dùng cho cả năm, mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Sấu nấu canh chua hay dầm chấm rau muống luộc rất ngon.
Sấu chín: Sấu chín sẽ không còn mủ, nên chẳng cần cắt cuống, bạn chỉ việc rửa sạch để ráo nước. Bảo quản giống sấu xanh.
|
Chế biến
Sấu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: ngâm, dầm làm nước giải khát, nấu canh…
Sấu ngâm: Sấu xanh, gọt vỏ, rửa sạch. Ngâm sấu trong nước muối đun sôi để nguội khoảng 2 giờ, để sấu không bị thâm. Vớt sấu ra để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh, cho thêm vài lát gừng thái sợi mỏng, thêm chút muối để tăng phần đậm đà. Nấu nước đường để nguội, rót vào lọ ngập mặt sấu. Trung bình cứ 1kg sấu thì cần 800g đường,1 nhánh gừng nhỏ.
Ngâm từ 3 – 5 ngày là sấu đã thấm và có thể dùng được. Sấu ngâm ngon là ăn phải giòn, vị chua ngọt, thơm mùi gừng, nước có màu vàng nhẹ và hơi sánh.
Để giữ sấu không lên men và đổi màu, sau khi ngâm từ 3 - 5 ngày, cho lọ sấu vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần.
Sấu dầm: Sấu chín cạo vỏ (thì khi ngâm sấu mới giòn, nếu gọt vỏ sấu sẽ dai mất ngon) ngâm trong nước muối để nguội. Cách làm giống sấu ngâm. Khi ăn lấy sấu và một ít nước ra dầm nát rồi mới cho đá vào.
CÁCH 3: NGÂN SÂU NGON KHÔNG BỊ ĐÓNG VÁNG
Nguyên liệu
- 2 kg sấu bánh tẻ
- 2 kg đường hoa mai
- 1 củ gừng .
Thực hiện
Sấu mua về cạo sạch vỏ, cạo xong ngâm ngay vào nước lã cho sấu khỏi thâm.
Rửa sạch sấu đã gọt.
Gọt sấu hình xoắn ốc bằng dao sắc, sau đó cũng thả ngay vào chậu nước để sẵn.
Sấu sau khi rửa bằng nước lã xong thì ngâm vào nước đun sôi để nguội 5-10 phút rồi vớt ra rổ sạch, để ráo nước.
Chuẩn bị một nồi to, cứ một lớp sấu bạn lại rải một lớp đường hoa mai, làm lần lượt đến khi hết sấu và đường.
Để nguyên hỗn hợp sấu và đường khoảng 8 - 10 tiếng, đường sẽ tan. Nhưng đường chỉ tan một phần, dưới đáy nồi vẫn còn một phần đường chưa tan.
Dùng đũa gắp từng quả sấu ra hũ, khi gắp nhớ lắc lắc để cho nước đường ra bớt. Hũ ngâm sấu phải rửa sạch, tráng qua nước nóng và để khô ráo trước khi gắp sấu vào.
Gừng cạo vỏ, xắt sợi.
Cho gừng vào nồi nước đường - sấu đun vừa sôi thì cũng là lúc phần đường còn lại tan hết.
Chờ cho phần siro đường sấu này nguội hoàn toàn thì dùng muôi múc vào hũ sấu, để khoảng 2 ngày là dùng được.
Mặc dù không dùng vôi hay phèn chua nhưng sấu vẫn để được từ mùa sấu này đến mùa sấu khác mà không bị đóng váng.
Một lần ra Hà Nội, được ông bạn cho ăn ô mai sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Ui, vị chua chua của sấu, cay cay của ớt, cứ làm mình nhớ mãi. Về lại Xì Gòn, đi đâu mình cũng tìm cho bằng được nước sấu ngâm đường. Lại còn năn nỉ mẹ nấu canh chua sấu với thịt bằm, hoặc dằm sấu trong nước luộc rau muống. Riết rồi mẹ cũng ghiền sấu như mình lúc nào không hay!
Sấu được chế biến thành vô vàn món ngon mà mình đảm bảo khi nghe tên các bạn sẽ thèm chảy nước miếng cho coi
Những quả sấu non đầu mùa được gọi với tên sấu bao tử vì có thể ăn được cả hạt. Sấu bao tử chỉ bé bằng hòn bi ve, màu xanh nhạt, thường được làm ô mai sấu bao tử và sấu bao tử ngâm nước mắm ớt. Ô mai sấu bao tử được ngâm với đường, cùng ít gừng tươi giã nhỏ và trộn với ớt cay nồngi; cứ một lớp đường lại cho một lớp sấu, để khoảng 1 tuần sấu ngấm đường, ớt và gừng sẽ tiết hết vị chua, chỉ còn vị ngọt thanh thanh, cay cay
Còn món sấu ngâm nước mắm ớt thì chế biến rất đơn giản. Đầu tiên, đổ nước mắm nguyên chất vào sấu, sau đó, cho thêm ít ớt chỉ thiên, chỉ 3 ngày sau là có thể ăn được. Sấu sẽ thôi vị chua làm nước mắm nhạt bớt, thứ nước này dùng để chấm rau muống hoặc cho vào nấu canh thì tuyệt vời, còn quả sấu thì có vị mặn, cay ăn kèm với mì hoặc cơm (thay cà) cực ngon.
Mẹ mình thường mua sấu dzìa, nấu canh chua với thịt băm, hoặc dầm trong nước luộc rau muống. Sấu xanh bào sạch vỏ, rửa sạch, để nguyên hay cắt vòng tròn như vỏ ốc. Thịt nạc nấu với nước, thêm chút bột nêm, hớt bọt cho thanh trong, rồi thả mấy quả sấu vào. Sấu chín mềm, lại cho thêm vài lát hành, thế là đã có một tô canh vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hoá.
Ngoài ra, nước sấu ngâm đường là thức uống phổ biến mùa hè. Sấu mua về, cạo sạch vỏ, cắt khoanh rồi ngâm vào nước vôi trong sau đó rửa sạch lại bằng nước đun sôi để nguội và cho vào lọ. Một vài nhánh gừng già rửa sạch, đập giập rồi thả vào nồi nước đường đun sôi, để nguội tạo vị thơm và cay của gừng. Sau đó đổ nước đường và gừng vào bình đựng sấu để khoảng 2 ngày là ăn được. Vị ngọt thơm của nước sấu và đặc biệt có thêm mùi vị của những nhánh gừng xen lẫn là món quà hấp dẫn của mọi lứa tuổi trong những ngày hè nóng nực
Ực ực, hẻm biết các bạn thế nào chứ tui chảy nước miếng ùi! Tiếc là bây giờ chưa đến mùa sấu, vì mùa sấu thường bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9 dương lịch cơ. Nếu không nhất định sẽ vòi vĩnh ông bạn gởi vào cho vài hộp sấu bao tử chua chua cay cay mới được!
CÁC ĐẶC SẢN NGON 3 MIỀN KHÁCH DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA
Các sản phẩm từ sấu, kẹo Sìu Châu, kẹo cu đơ, mè xửng, kẹo gương, mứt dâu… là các đặc sản kẹo, mứt bạn nên nếm thử một lần trong đời, để cảm nhận hết được hương vị truyền thống của Việt Nam.
Ô mai Hàng Đường, Hà Nội
Nói đến ô mai, người ta nhớ đến Hàng Đường, phố chuyên kinh doanh bánh, mứt kẹo đặc sản của Hà Nội. Ô mai có nhiều loại như sấu bao tử, sấu dầm, mơ gừng, mơ xào các loại, khế, mận xào, mơ cam thảo, chanh ngọt mặn… Mỗi loại có một vị khác nhau phù hợp với sở thích, khẩu vị của từng người hay từng thời điểm.
Mứt sấu Hà Nội
Sấu là loại quả chỉ có ở miền Bắc. Mùa sấu vào tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Quả sấu không đẹp, vị chua, phần thịt lại ít nhưng từ loại quả này, người ta có thể chế biến hàng trăm món ăn ngon từ ngâm, xào, kho, nấu canh, om… Trong tất cả các món ăn ấy, mứt sấu bình dị nhất nhưng được nhiều du khách đến Hà Nội “săn lùng” nhất.
Có khá nhiều loại mứt sấu như sấu bao tử, sấu ngâm mơ… mỗi loại mứt mang đến những trải nghiệm khác nhau nhưng tựu chung đều làm người ta… chảy nước miếng khi nghĩ đến.
Kẹo lạc vừng Hà Nội
Thành phần và cách chế biến món kẹo lạc vừng khá đơn giản. Lạc (đậu phộng) và vừng rang vàng. Đường thắng chảy, sau đó thêm mạch nha vào. Nấu đường và mạch nha đến độ vừa phải thì cho vừng và lạc vào đảo đều. Áo một lớp bột mỏng lên mâm, cho hỗn hợp vừa trộn lên trên, dùng thanh gỗ tròn cán đều. Tiếp đó cho thêm lớp vừng lên trên cho đẹp mắt. Khi hỗn hợp này nguội, món kẹo lạc vừng cũng sẵn sàng để bạn nhâm nhi với trà nóng.
Kẹo Sìu Châu Nam Định
Kẹo Sìu Châu hay kẹo Sìu là cách đọc chệch của kẹo Triều Châu. Tên gọi của món kẹo này gắn liền với một hàng làm kẹo này rất ngon trước đền Triều Châu ngay bến Ngự sông Vị Hoàng.
Về nguyên liệu cơ, bản, cách làm, kẹo Sìu Châu không khác mấy so với kẹo lạc vừng Hà Nội nên rất nhiều du khách khi đến hai địa danh này thường nhầm lẫn. Song nếu để ý kỹ, chúng ta dễ nhận ra độ dày mỏng khác nhau của hai đặc sản này. Bên cạnh đó, sự đầy đặn của món ăn khiến kẹo Sìu Châu không có cảm giác “giòn tanh tách” như kẹo lạc vừng.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh
Để có cu đơ ngon, tất cả các thao tác phải được thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ. Cụ thể khi nào mật sôi sục mới cho gừng và lạc (giữ nguyên vỏ) vào và phải liên tục khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ để lạc không chìm, không bung vỏ. Khi mật đạt yêu cầu, múc ra rưới đều lên bánh tráng có kích thước nhỏ, được nướng chín đều, tiếp đó thêm ít mạch nha cho dạy mùi, rồi úp thêm một lớp bánh tráng lên trên.
Mè xửng Huế
Mè xửng là đặc sản của vùng đất kinh kỳ. Có 4 loại mè xửng với 4 đặc tính khác nhau. Mè xửng dẻo có thể dùng tay cuộn tròn hoặc bẻ gập thanh kẹo, nhưng bỏ tay ra nó lại trở về tư thế ban đầu. Mè xửng giòn thì giòn tan đã miệng. Mè xửng gương trong suốt như gương. Mè xửng đen gồm toàn vừng đen bùi và bổ…
Kẹo gương Quảng Ngãi
Kẹo gương của đất Quảng quấn quýt du khách và con người ở đây với cái ngọt thanh, chua nhẹ của lớp đường mỏng, vị thơm của mè rang vàng, vị giòn của đậu phộng, vì giòn tanh tách lạ miệng của “lớp gương” vỡ trong miệng.
Mứt dâu tây Đà Lạt
Có hai loại mứt dâu tây là mứt dâu (nước) và mứt dâu tây sấy. Mỗi loại mứt dâu có cách thưởng thức khác nhau. Mứt dâu tây (nước) không chỉ ngon tuyệt khi quết hay chấm với bánh mì mà còn là món nước giải nhiệt tuyệt vời khi hoàn tan với đá lạnh và nước. Dâu tây sấy cho cảm giác lạ hơn của vị chua ẩn sau trong vị ngọt. Tuy nhiên, dù thưởng thức như thế nào, điểm nhấn ấn tượng nhất của loại mứt được làm từ đặc sản Đà Lạt chính là vị ngọt gắt đến khó tưởng của nó.
Hồng khô Đà Lạt
Du khách đến “vương quốc mứt” thường gọi trái hồng sau khi được ngâm tẩm, sấy khô là mứt, song dân địa phương thường gọi đặc sản này là hồng khô, gắn với cách làm ra món ăn.
Thành phẩm hồng khô ngon nhất là được làm từ hồng trứng, song do giá thành thu mua sản phẩm cao, khó gia giảm, hiệu suất thấp nên hầu hết hồng khô hiện nay là hồng ghép (trái lớn hơn).
Kẹo dừa
Là món kẹo đặc sản của miền Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung, nhưng toàn bộ quá trình thao tác để cho ra món kẹo dừa khá đơn giản với vòng tròn khép kín của quy trình từ nguyên liệu thô sang thành phẩm.
Ngàu nay, ngoài vị kẹo dừa truyền thống, các lò làm kẹo dừa đã nghiên cứu thêm nhiều loại hương mới như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa đậu phộng, kẹo dừa hai màu… Dù gia giảm hay nhấn nhá nhiều nguyên liệu khác nhau, kẹo dừa vẫn thu phục mọi người với vị thơm, béo, ngọt đậm đà.
Cách làm phô mai que -
Cách làm xíu mại món ngon hấp dẫn
Công thức làm mứt táo đón Tết -
Cách làm xíu mại bánh mì -
Bí quyết phục hồi tóc chẻ ngọn
Cách làm phô mai chiên xù
(ST)