Cách làm quạt giấy vừa đẹp mắt vừa hữu ích

Ah, cuối cùng thì cũng thi xong đại học, mùa hè thật sự đến rồi cơ. Trời quang hơn, thời tiết cũng nóng hơn, và thích hợp nhất là cứ phe phẩy quạt và ăn kem nhỉ! Vậy, chúng ta sẽ cùng nhau làm quạt giấy tí hon để để chào đón mùa hè nào. Cách làm quạt giấy như sau!

Vật liệu cần có:

- Giấy hoa văn (họa tiết càng nhỏ càng tốt)
- Giấy mô hình dày 1.5-2mm
- Keo sữa, dao rọc giấy, kềm, sơn bóng, bút lông đen
- Kim may bao bố, khoen, móc chìa khóa

Cùng làm nhé:

Làm cánh quạt

Bước 1:

Dán giấy hoa văn lên 2 bề mặt giấy mô hình, dùng thước vuốt giấy cho đều, giấy càng phẳng càng đẹp.

Bước 2:

Sau khi khô keo, cắt giấy thành hình vuông, hoặc chữ nhật kích thước khoảng 3 x 4 cm hay 4 x 4 cm.

Bước 3:

Dùng dao rọc giấy, bo tròn hai đầu phía trên. Để dễ thì bắt đầu đầu cắt xéo 45độ, sau đó gọt từ từ đến khi ưng ý.

Bước 4:

Cắt xéo 2 góc phía dưới để ra dáng cánh quạt.

Bước 5:

Dùng kim may bao bố, lùi vào khoảng 4mm, đục một lỗ ở góc để xỏ khoen.

Làm cán quạt

Bước 6:

Cắt giấy mô hình với hình và kích thước như hình.

Bước 7:

Dán chập 3 miếng giấy lại với nhau.

Bước 8:

Gọt góc và cắt phần giấy thừa, dùng bút lông đen tô đều phần cán quạt.

Bước 9:

Phết keo sữa ở phần lõi trong của cán quạt, dán vào cánh quạt làm xong khi nãy. Sau đó dùng sơn bóng phết 1-2 lớp để bảo vệ và chống thấm nước

Bây giờ thì đợi keo khô, xỏ khoen, móc chìa khóa vào đem đi khoe thôi.

Cán quạt cắt từ que đè lưỡi rồi tô đen cũng đẹp lắm đó.

Mỗi màu giấy một vẻ, nhìn xinh không!

Không thì có thể in ảnh trên giấy bóng hình mình và nhỏ bạn để làm, món quà quá lý tưởng hen.

Một số người dân ở Kyoto khi làm quạt thường sử dụng chất liệu là gỗ, trong khi những người khác lại thực hiện bằng những miếng tre nẹp hoặc bằng giấy hoặc lụa. Nói chung, để làm ra được những chiếc quạt độc đáo, họ phải mất khá nhiều thời gian. Một số quy trình chính được mô tả dưới đây.

Giai đoạn 1

Chuẩn bị nẹp: Sự đa dạng của các loại tre từ các khu vực của Tamba gần Kyoto được coi là tốt nhất để chuẩn bị nẹp. Mắt được tách ra khỏi cây tre, sau đó được cắt thành những đoạn có chiều dài bằng nhau.

Giai đoạn 2

Tách tre: Để tách được những  đoạn tre, người làm cần phải dùng đến một chiếc rìu bé để tách được những đoạn tre bằng nhau, từ đó hình thành các thanh nẹp của một chiếc quạt.

Giai đoạn 3

Bào thanh tre: Trước tiên, họ sẽ bào lớp vỏ của thanh tre và sau đó là lớp màng tre, làm sao cho nó trở nên rất mỏng và sau đó được giữ sạch trước khi đem sấy khô trong 24 giờ.

Giai đoạn 4

Bó tre: Một lỗ nhỏ được đục ở các thanh tre để làm trục và sau đó xiên que tre hoặc kim loại qua các lỗ bó 10 thanh hay nhiều hơn.

Giai đoạn 5

Hoàn thiện: Các thanh nẹp được kẹp lại với nhau, những người thợ hoàn thiện chúng bằng cách sử dụng một cái đục và một con dao tạo nên những hình dạng hoàn hảo.
 

Giai đoạn 6

Sấy khô: Nẹp được sấy khô bằng ánh sáng tự nhiên.

Giai đoạn 7

Đánh bóng: Sau khi nẹp được sấy khô sẽ được mang đi đánh bóng.

Giai đoạn 8

Lắp trục: Trục được trang bị để xử lý nẹp và định hình chiếc quạt.

Giai đoạn 9

Dán giấy: Hai mảnh giấy làm bằng tay được dán lại với nhau. Giai đoạn này phải được thực hiện cẩn thận, sau đó, nó được để khô và cắt thành hình. Giấy khô được đưa đến các nhà sản xuất bán buôn hoặc để trang trí quạt.

Giai đoạn 10

Trang trí: Đôi khi, các tờ giấy đã hoàn thành được trang trí với lá vàng, đó là cắt một thanh tre nhỏ đặt trên miếng da hươu. Những miếng lá vàng có thể được rải trên quạt giấy. Trong một số trường hợp, toàn bộ một mặt của quạt giấy được bao phủ với một lá vàng cực mỏng trong một kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm đáng kể.


 

Giai đoạn 11

Tranh vẽ: Các hình ảnh được vẽ bằng tay bằng cách sử dụng màu sắc pha trộn từ các sắc tố.


 

 

Giai đoạn 12

Gấp: Những tờ giấy sau khi được trang trí đẹp mắt, nó được xếp lại thành một mô hình với các nếp gấp đủ để chứa số lượng các thanh nẹp của quạt.
 

Giai đoạn 13

Cho nẹp tre vào giấy: Các nẹp tre được cho vào các nếp gấp giữa hai tờ giấy.

Giai đoạn 14

Cắt: Những phần thừa của giấy sẽ được cắt bỏ và những chiếc quạt đã sẵn sàng để hoàn thành.

Giai đoạn 15

Kết thúc: Túi giữa các lớp giấy được mở ra bằng cách thổi vào nó và sau đó các nẹp dán được dán lại. Giai đoạn này đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao.
 

Giai đoạn 16

Uốn nẹp: Trước khi hoàn thành một chiếc quạt, người làm sẽ uốn cong vào phía trong. Bề mặt bên trong của nẹp được phủ một lớp keo và sau đó gắn liền với những tờ giấy.

Hướng dẫn chi tiết
Độ khó: Cực dễ

Chuẩn bị

- Que đè lưỡi

- Giấy màu, dây dù

- Kim khâu len

Cách thực hiện:

  • 1

    Dùng kim khâu len (hoặc đinh) đục 2 lỗ cùng vị trí ở 2 que đè lưỡi nè.

  • 2

    Cắt 1 tấm giấy có chiều ngang bằng với que đè lưỡi và độ dài gấp đôi rùi bắt đầu gập lên gập xuống thành các nếp bằng nhau.

  • 3

    Khi đã gập tới hết tấm giấy, các bạn dùng kim khâu len xỏ lỗ ở phần dưới nha!

  • 4

    Sau đó, dán mép hai đầu tấm giấy vào 2 que đè lưỡi.

  • 5

    Cuối cùng, xỏ dây vào, buộc cố định và thêm cả hạt đá cho thật đẹp nhé!

    Cách làm frappuccino

    Cách làm mỳ Ý sốt kem cực ngon

    Cách làm mỳ Ý hải sản hấp dẫn

    Cách làm nộm gà xé phay món ngon đòi hỏi sự cầu kỳ

    Cách nấu canh chua cá cực ngon

    Cách làm túi thơm khiến tủ quần áo luôn ngát hương

    Cách làm socola tươi

    Ý nghĩa của việc đeo nhẫn trên tay

    Cách làm ngao nướng mỡ hành

    Gà tần sâm Hà Quốc ngon, bổ

    Cách làm món cá hấp bia

    Chọn giầy thể thao theo dáng người

    Ý nghĩa của hoa xuyến chi

    Cách làm nem chua ngon không cưỡng nổi

    Cách làm bún mọc ngon như ngoài hàng

    Cách làm tôm chiên cốm lạ miệng

    Cách làm túi giấy bảo vệ môi trường

    Cách làm toner hoa hồng

    Ý nghĩa của nốt ruồi trên mặt

    Cách làm toner dấm táo

    Cách làm sò huyết xào tỏi

    Cách làm bò cuốn phô mai

    Cách làm món vịt rang muối

    Cách làm bò cuộn lá cải

    Cách làm bò cuộn lá lốt

    (ST).