Cách làm rượu nếp ngon

 Rượu nếp ủ đến độ là khi hạt cơm ngấu, căng mọng; có hư��ng thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường

Nguyên liệu:

- 1kg gạo nếp xay lật hay còn gọi là gạo nếp lứt
- 3 quả men rượu
- Nồi gốm, túi khóa zip cỡ to.

Cách làm:

Gạo nếp vo sạch, để ráo.

Cho gạo vào nồi cơm điện, nấu như nấu cơm, tuy nhiên bạn cho lượng nước ít hơn so với nấu cơm bình thường nhé. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể đồ như đồ xôi.



Cơm nếp chín đổ ra mâm rộng, tãi mỏng cơm cho nhanh nguội.

Men rượu gạt bỏ lớp vỏ trấu bằng cách xát 2 quả men vào nhau.



Giã mịn men.

Cơm sau khi đã nguội hoàn toàn bạn rây men vào.



Trộn đều cơm và men.



Tiếp tục rắc nốt phần men còn lại, trộn đều.

Ủ rượu nếp cái ngon nhất là dùng lá chuối khô, tuy nhiên ở thành phố hiện nay để tìm được lá chuối khô là điều không dễ dàng. Có thể thay thế bằng nồi gốm và túi khóa zip. Dùng kéo cắt tạo lỗ ở phần đáy túi khóa zip.

Cho cơm đã trộn men vào túi.

Trong nồi gốm đặt 1 bát hoặc đĩa nhỏ sau đó đặt tấm phên tre lên. Để như vậy để khi ủ rượu nước rượu sẽ chảy xuống chứ không bị đọng làm rượu dễ lên men cay.

Đặt túi khóa zip chứa cơm đã trộn men vào nồi.

Kéo miệng túi kín lại rồi đậy vung nồi để chỗ thoáng mát.

Với thời tiết nắng nóng như hiện nay bạn chỉ cần ủ khoảng 34 tiếng là rượu đã ngấu. Với thời tiết mát mẻ hơn bạn có thể tăng thời gian ủ. Cách kiểm tra cơm rượu đến độ là khi hạt cơm ngấu, căng mọng, rượu có vị ngọt, thơm, không bị chua hoặc cay.



Sau thời gian ủ, nước rượu chảy xuống dưới khá nhiều, bạn dùng chính nước này để tưới lên cơm rượu nhé.

Bạn nhớ để ý dỡ rượu khi đến độ, tránh ủ lâu sẽ làm rượu lên men cay và hạt cơm rượu bị xác.

4 bát nếp ( bát ăn cơm)

- 6 viên men loại nhỏ.

Nếp ngâm qua đêm, hay ít nhất 4 tiếng đồng hồ . Vo sạch. Đổ vô nồi cơm điện với mực nước cao hơn nếp khoảng lóng tay.

Nấu chín nếp, trong thời gian đó, giả men cho thật nhuyển.

Nếp chín, rải trên cái xửng có lót giấy bạc cho đều ra , rải đều men lên bề mặt của nếp.

Dùng đũa trộn cho men thấm thật đều vô nếp.

Pha một chén nước + muối, không mặn cũng không quá lạt (1 chén nước trong 1 muổng cà phê muối). Rửa tay cho thật sạch , và dùng nước muối nầy để giữ cho hai bàn tay lúc nào cũng ướt để vò viên nếp thành từng viên tròn nhỏ. nắm từng viên cho thật chặt vo tròn Để những viên cơm nếp vô hộp có nắp . Xong hết , nước muối còn lại trong chén chế lên mặt cơm rượu.

Đậy kín hộp, giữ chỗ mát chừng ba ngày sẽ dậy men và thơm mùi rượu.

Nếu qua ba ngày mà không có mùi rượu là men không được tốt . Giả thêm 1-2 viên men cho vào hủ để thêm 1 ngày nữa.

Cơm rượu nếp cẩm tự làm có vị ngọt, dẻo mà tơi, thơm ngon hơn hẳn so với cơm rượu nếp cẩm mua sẵn mà cách làm cũng không hề khó. Các mẹ hãy thử nhé!


Nguyên liệu:
- 1kg nếp cẩm
- 3 viên men ngọt (như trong hình )~ 100g cho 1kg gạo nếp.
- 1 muỗng canh đường
- Lá sen. 
Bước 1:
Nếp vo sạch, ngâm qua đêm.   
Bước 2:
Cho nếp vào xửng đồ chín.
Bước 3:
Khi nếp chín, cho ra mâm hoặc 1 cái nia tãi đều ra.
Bước 4:
Chuẩn bị 1 nồi to, cho vào xửng hay dùng để hấp xôi, lót 1 lớp lá sen lên trên, đục thủng ở giữa để nước rượu có thể chảy xuống dưới rồi rải cơm nếp cẩm lên trên. Lúc này nếp vẫn còn hơi âm ấm bạn nhé!
Bước 5:
Men tán nhuyễn, rải một lớp lên nếp. Tiếp tục với các lớp nếp và men cho đến hết.
Bước 6:
Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió.

Mình phủ thêm một lớp lá sen lên trên cho kín rồi cất vào lò nướng, với tiết trời mùa hè nắng nóng thì khoảng 3 - 4 ngày sau là ăn được rồi!
Và đây là món rượu nếp cẩm chuẩn bị cho tết Đoan ngọ ở nhà mình:
Phần nước rượu chảy xuống dưới bạn pha với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nhé!

Nếu chưa quen nếp, khi nấu cho nước vừa sấp mặt nếp, nước sôi hạ lửa nhỏ liền và đảo đều nếp, để sôi nhẹ cho đến khi cạn, đậy nắp kín để xôi chín.Nếu sử dụng nồi cơm điện thì không có cách nào khác là phải nấu thử một hai lần để cho nước vừa đủ.

- 50gr viên men ngọt giã nhuyễn mịn. Phân lượng này là thông thường vì còn tùy chất lượng men. Có thương hiệu men hướng dẫn sử dụng bằng phân lượng 3 - 5 viên cho một kí nếp chứ không tính bằng trọng lượng. Điều này không quan trọng vì phải làm thử mới biết được chất lượng men.

- Pha loãng 1 muỗng cà phê muối + 1 chén nước.

- Bới xôi ra mâm, khay... trải mỏng xôi ra cho xôi mau đi hơi, rắc đều men lên mặt xôi, dùng đũa trộn thật đều, nhúng ướt tay trong chén nước muối, vo xôi trộn men thành từng viên tròn cỡ đầu ngón tay cái, khi khô tay lại nhúng nước muối cho ướt, sắp đều xôi viên vào trong hũ lọ thủy tinh nhưng chỉ cho đầy vào khoảng 3/5 dung tích hũ, đậy kín. Tùy chất lượng men, sau 3 - 4 ngày, trong hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu. Để qua đến ngày thứ ba mà không thấy xôi dậy mùi rượu và tiết ra nước là chất lượng men kém hoặc ít. Giã nhuyễn thêm 1 - 2 viên men rồi cho vào hũ cơm rượu, để thêm qua một ngày nữa nếu vẫn không thấy tiết ra nhiều nước, dậy mùi rượu là men xấu hoàn toàn. Làm lại và đổi loại men khác. Nếu lượng men dùng nhiều quá thì có thì cơm rượu có mùi gắt chứ không dịu thỉ làm lại và giãm bớt chút ít men.

- Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men. Thử xem nếu thấy viên xôi mềm ngấu là dùng được. (Nếu muốn lấy nhiều nước, cho thêm nước đường -150gr/nửa lít nước - để nguội vào hũ cơm rượu tùy ý nhưng đừng cho nhiều quá, vị rượu sẽ lạt đi) Sau đó cơm rượu sẽ dịu đi và chua dần. Nếu có nhu cầu muốn làm cơm rượu ăn thật ngon vào một ngày chính xác nào đó phải làm thử trước chỉ với một loại men, một loại nếp.

- Cơm rượu làm chủ yếu dùng để ăn viên xôi ngấu mềm với ít nước rượu hoặc tùy thích rắc vào ít xôi vò. Nếu chỉ muốn lấy nước rượu nếp làm món uống thì khi cơm rượu đã được và phải đúng lúc chưa có vị chua, lược vắt lấy nước rượu rồi hoà thêm rượu đế vào với phân lượng 1 lít nước cơm rượu + 100cc rượu trắng, bảo quản trong tủ lạnh có thể để được khá lâu, khi uống pha thêm chút nước đường.

- Muốn lấy nước cơm rượu để làm bánh bò thì phải chuẩn bị vật liệu và lấy nước cơm rượu ngày nồng độ nhất để làm.

- Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ , lọ + nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, chỗ bóng tối càng tốt. Để qua 15 - 17 ngày quan sát thấy hột xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra vật chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng *) đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được. Chất lượng rượu sau khi làm ngọt nồng hay lạt gắt là tùy chất luợng nếp và rượu trắng đổ vào. Tùy ý cho thêm nước đường và rượu trắng để thay đổi chất lượng rượu.

- Tùy chất lượng nếp, nếu quan sát thấy xôi biến thành bột đúng ngày, chắt lấy phần nước trong ra thì rượu sẽ ngon, để lâu hơn, tinh bột sẽ làm cho rượu có ít nhiều vị chua.

Ngày mùng 5-5 âm lịch được gọi là tết Đoan Ngọ hay ngày diệt sâu bọ và theo truyền thống thì ngày này không thể thiếu hoa quả chua và rượu nếp đâu nhé!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
  

- Gạo nếp hoặc nếp cẩm

- Men (ở hàng bán gạo có luôn đấy)

- Lá sen (giúp cho gạo thơm ngon hơn)

Đến phần hành động này: >:D<

Bước 1:

- Vo gạo cho sạch sau đó đem ngâm trong nước khoảng 6 tiếng.

Bước 2:

- Sau đó chúng mình vớt gạo ra, cho vào nồi chõ hoặc nồi cơm điện nấu chín như gạo bình thường. Khi gạo đã chín, đổ ra mâm và tãi gạo cho nguội bớt nhé!

Bước 3:

- Trong khi chờ đợi, các bạn lấy men ra và giã mịn. Vỏ trấu có thể nhặt bỏ ra hoặc để đó cũng được.

Bước 4:

- Đến khi gạo chỉ còn âm ấm (khoảng 40˚C) thì cho men vào rây và rắc lên gạo. Trộn đều rồi rắc thêm lần nữa.

Bước 5:

- Lá sen rửa sạch và lau khô. Rạch thủng vài đường ở phần cuống lá để trong quá trình ủ nước có thể thoát ra rồi đặt lá sen lên một chiếc rổ.

Bước 6:

- Trút gạo vào lá sen rồi rắc thêm một lớp men mỏng nữa. Gói lá sen lại. Đặt chiếc rổ có gói gạo vào một chiếc nồi. Bên ngoài nồi lấy nilong buộc lại thật kín.
Note: Tại sao chúng mình phải đặt gạo vào rổ và cách đáy nồi ra? Vì như vậy gạo sẽ không bị ngập nước, sẽ giúp hạt gạo được tròn căng, không bị nhũn đấy.

Bước 7:

- Chờ khoảng 1 ngày rưỡi đến 2 ngày (tùy vào thời tiết) rồi đem ra là ăn được rồi. Với tiết trời nóng thế này thì chỉ cần 1 ngày đến 1 ngày rưỡi là được rồi.

Các bạn có biết giết sâu bọ là phải như thế nào không?
Sáng mùng 5-5 âm lịch nhớ phải ăn rượu nếp và hoa quả chua để diệt sâu bọ nhớ!
Măm măm cùng với sữa chua cũng được đấy!
Tuy nhiên, với cách này thì có vẻ như tụi mình sẽ bị chậm mất tết rồi nhỉ? Vậy phải làm sao đây? Các bạn nhớ đón xem trên Made by Teens vào ngày mai để có cách chữa cháy nhanh gọn nhé!

Chọn men

Chọn loại men tốt, ngon (gọi là men ngọt), men phải mới làm, còn rất thơm không bị ẩm mốc.


Chọn loại nếp cẩm hạt tròn mẩy, ít tấm, màu tím hay nâu sẫm (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ ủ cơm

Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20oC - 25oC là tốt nhất.

Nguyên liệu

- Gạo nếp cẩm (chỉ xay bong vỏ trấu, không giã) 1 kg
-  Men rượu 100 g (2 bánh men).

Cách làm

- Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Nấu như nấu xôi bình thường, thỉnh thoảng cho thêm một ít nước để các hạt cơm được nở đều, chín mềm.

- Cơm chín, cho ra một chiếc mâm rộng, dùng đũa tãi mỏng cơm cho mau nguội.

- Lưu ý, cơm khi chín hạt phải căng mọng màu tím thẫm, không bị nát, hạt cơm bóng mới là cơm ngon.


Với thời tiết mùa hè, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu rồi (Ảnh minh họa)

- Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm.

- Cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), hoặc rổ có lót lá chuối, cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại). Làm như vậy cho đến hết nhưng mặt cuối cùng phải là một lớp men nhé!

- Đậy nắp lọ lại. Nếu bạn ủ trong rổ, gập lá chuối lại, đặt rổ lên cái chậu sạch hoặc nồi để hứng nước rượu.

- Dùng chăn mỏng bọc quanh rổ nếp cẩm và sau đó mang ủ vào chỗ mát. Nhiệt độ ủ tốt nhất là từ 20 – 25 độ C.

- Cứ sau 1 ngày lại mở ra, dùng đũa xới đều cơm và men lên, sau đó tiếp tục ủ.

Cơm rượu nếp cẩm tự làm có vị ngọt, dẻo mà tơi, thơm ngon hơn hẳn so với cơm rượu nếp cẩm mua sẵn mà cách làm cũng không hề khó. Các mẹ hãy thử nhé!

Nguyên liệu:
- 1kg nếp cẩm
- 3 viên men ngọt (như trong hình )~ 100g cho 1kg gạo nếp.
- 1 muỗng canh đường
- Lá sen.
Bước 1:
Nếp vo sạch, ngâm qua đêm.
Bước 2:
Cho nếp vào xửng đồ chín.
Bước 3:
Khi nếp chín, cho ra mâm hoặc 1 cái nia tãi đều ra.
Bước 4:
Chuẩn bị 1 nồi to, cho vào xửng hay dùng để hấp xôi, lót 1 lớp lá sen lên trên, đục thủng ở giữa để nước rượu có thể chảy xuống dưới rồi rải cơm nếp cẩm lên trên. Lúc này nếp vẫn còn hơi âm ấm bạn nhé!
Bước 5:
Men tán nhuyễn, rải một lớp lên nếp. Tiếp tục với các lớp nếp và men cho đến hết.
Bước 6:
Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió.

Mình phủ thêm một lớp lá sen lên trên cho kín rồi cất vào lò nướng, với tiết trời mùa hè nắng nóng thì khoảng 3 - 4 ngày sau là ăn được rồi!

Và đây là món rượu nếp cẩm chuẩn bị cho tết Đoan ngọ ở nhà mình:
Phần nước rượu chảy xuống dưới bạn pha với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nhé!
Bạn cũng có thể dùng cơm nếp cẩm này với sữa chua để có món sữa chua nếp cẩm tuyệt ngon:

(ST).

cac ban lam on cho minh hoi lam the nao de nau ruou ma no khong bi hong vay
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
ý bạn kia là "nấu rượu", chứ không phải là làm "cơm rượu".
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Trùi ui, thì công thức như thế, áp dụng y chang là không hỏng chớ sao
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
nguyen lam ruou nep va cach lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Gửi hỏi đáp - bình luận