Làm sao để điện thoại android chạy nhanh hơn
Cách từ chối khi bị xin số điện thoại khôn khéo
Hướng dẫn tìm lại mật khẩu máy Nokia mọi dòng điện thoại
Cách trả lời điện thoại bằng tiếng anh hay và lưu loát nhất
100% người dùng điện thoại đang mắc phải những lỗi sạc pin này
Cách làm sạch bao da điện thoại sáng như mới. Cách làm vô cùng đơn giản áp dụng cho các đồ vật bằng da trong nhà của bạn nữa đấy!
Cách giữ gìn vật dụng bằng da
CÁCH LÀM SẠCH BAO DA ĐIỆN THOẠI
Trong nhà có đồ đạc bằng da, bạn phải nhớ những điều sau đây:
Điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ là đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà bạn có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.
Nếu những vật dụng bằng da hoặc những vật dụng bọc da của bạn có vẽ cũ kỹ, phai màu, bạn hãy dùng dầu thông (essence de térébenthine) có pha dấm (ba phần dầu, một phần dấm) hoặc dầu ăn tẩm vào một cái khăn mềm đánh thật mạnh tay lên mặt da. Khi chùi, bạn nhớ phải xoay tròn miếng giẻ thật đều tay.
Nếu bạn không có dầu thông, bạn có thể làm theo cách thức sau: bạn cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang, và dùng nửa củ hành này kỳ cọ lên mặt da.
Cách đánh bóng vật dụng bằng da
Để đánh bóng da, da trơn hay da có đánh vẹt ni, bạn hãy làm như sau:
Bạn dùng một miếng nỉ mềm có tẩm sữa tươi mà chà mạnh lên mặt da.
Bạn nhớ chà mạnh tay và chà thật đều. Trong khi chà, bạn cũng nhớ là phải chà theo lối xoay tròn.
Cách giữ giày da không khô cứng
Giày bị nước mưa thấm , thường khô cứng lại. Bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên giày. Xong, bạn đánh bóng lại bằng xi, giày sẽ hết khô cứng.
Cách lau cặp, xắc bằng da
Bạn lọc lấy lòng trắng trứng gà, đánh nó tới ra tuyết. Sau đó nếu bạn có ví da, xắc tay bằng da dùng lâu ngày bị khô cứng, hãy dùng tròng trắng trứng nói trên thấm vào một miếng vải sạch đánh mạnh lên ví, cắp da. Sau đó, chùi kỹ bằng khăn sạch khác. Cam đoan các đồ dùng ấy sẽ mềm mại và bóng lẩy như khi mới mua về vậy.
Cách làm mất vết mốc trên da
Nếu đồ dùng bằng da của bạn bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn phải như sau:
Bạn dùng giấy nhám, thứ thật nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.
Lau chùi bìa sách đóng bằng da
Bạn có nhiều sách đóng bìa da, gáy mạn chữ vàng. Một thời gian, da thì khô cứng, cong, chữ thì mờ nhạt, góc cạnh sờn rách. Bạn hãy dùng giẻ mịn và ẩm lau cho hết bụi. Quét một lượt dầu nhựa thông pha với dầu thường, không màu, quét thật nhẹ tay lên trên mặt da. Giở các góc ra miết cho thẳng mép lớp bìa dày ở trong. Với lớp bìa trắng dán ở trong sách thì dùng dầu đu đủ (ricin) đã khở hết mùi và một miếng len nhỏ đánh nhè nhẹ lên các nơi. Bạn không cần dùng đến sáp ong, bìa da vẫn bóng đẹp như mới.
Nhưng nếu gặp trường hợp sách bày trên kệ ngoài không khí, tốt hơn bạn nên phết qua một lượt sáp ong mỏng để bảo vệ sự tàn phá của không khí. Bạn chỉ có việc đun sáp ong cho chảy ra trong một chút dầu Térébenthine.
Cách làm mất vết mỡ trên da
Muốn làm mất các vết dầu mỡ trên mặt da, bạn phải làm như sau:
Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.
Đồ đạc được làm bằng chất liệu da luôn được nhiều người quan tâm bởi kiểu dáng sang trọng lịch sự của nó.
Ngày nay việc sử dụng đồ nội thất chất liệu da đã không còn là thứ gì đó quá xa xỉ. Mặc dù đã trở nên phổ biến hơn nhưng nhiều người vẫn băn khoăn đối với việc vệ sinh, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ của đồ da, dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể giải quyết được thắc mắc trên.
Để làm sạch tổng thể bề mặt da bạn chỉ cần dùng một chút nước xà phòng tắm pha loãng, sau đó dùng một miếng vải mềm, sạch để lau. Bạn cần đặc biệt chú ý chỉ làm ẩm miếng vải, nếu thấm đẫm quá nước xà phòng có thể sẽ bị chảy ra và thấm vào da. Dùng cách này bạn có thể loại bỏ bụi bẩn, cáu ghét bám trên bề mặt da, sau khi đã làm sạch bằng nước xà phòng bạn nên lau lại một lần nữa bằng vải thấm nước và sau đó đánh bóng như bình thường.
Bạn đang làm việc, bất ngờ chiếc bút máy tuột khỏi tay và rơi xuống ghế, những vết mực trên chiếc ghế da khiến bạn cảm thấy không hài lòng? Điều đó có thể dễ dàng được giải quyết, trước tiên bạn dùng tăm bông thấm dung dịch cồn tẩy rửa chà xát nhẹ lên các vết mực sau khi đã làm sạch được các vết mực trên ghế, bạn hãy dùng máy sấy để làm khô bề mặt da.
Nếu bạn muốn loại bỏ những vệt bẩn tối màu trên đồ nội thất da có màu sáng thì bạn cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Trộn một phần kem Tartar (Cream of tartar là tên gọi phổ biến của potassium hydrogen tartrate, 1 dạng muối acid, dùng để nấu nướng) cùng với một chút nước chanh để tạo ra một hỗn hợp nhuyễn giống như hồ dán.
Bước 2: Bôi hỗn hợp nói trên lên vết bẩn ở bề mặt cần làm sạch, cứ 10 phút lại lặp lại bước này một lần.
Bước 3: Rửa sạch lớp hỗn hợp đã bôi lên vết bẩn bằng một miếng bọt biển hoặc dùng khăn mềm thấm nước xà phòng.
Những mẹo nhỏ nói trên là cách bạn có thể áp dụng với những vết bẩn mới được hình thành, đối với những vết bẩn đã quá lâu ngày thì những mẹo nhỏ nói trên chỉ có thể khắc phục được một phần hiện trạng.
Chính vì lẽ đó, việc vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên đồ da sẽ khiến bạn có thể đảm bảo tuổi thọ cũng như chất lượng và tính thẩm mỹ của đồ đạc được tốt hơn.
CÁCH 2:
Học cách làm sạch màn hình laptop và điện thoại nào!
CÁCH 3:
Cách vệ sinh điện thoại smartphone
Ông bà ta ngày xưa có câu:”Của bền do người”, đồ vật cũng giống như con người, nếu chúng ta biết cách chăm sóc nó, giúp cho máy móc lúc nào cũng sạch sẽ, sử dụng cẩn thận thì tuổi đời của nó cũng sẽ kéo dài và phục vụ chúng ta được lâu hơn.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn cách vệ sinh cho chiếc điện thoại smartphone của bạn. Quy trình vệ sinh một chiếc máy smartphone thực ra không phức tạp lắm, nhưng điều cần thiết là bạn phải thực hiện một cách thật cẩn thận và không được vội vã.
Trước khi làm vệ sinh cho chiếc máy smartphone của mình, các bạn nên xem kỹ sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo máy để nắm kỹ các lời khuyên của nhà sx liên quan đến việc vệ sinh máy, đồng thời bạn cần phải nắm thật chắc các tính năng cũng như cách sử dụng máy.
Những vật dụng bạn cần phải chuẩn bị bao gồm: Khăn lau bằng vải mềm,mịn, tăm bông, nước, dụng cụ thổi hơi và chổi mềm nhỏ. Có một số điện thoại smartphone khi mua thường được nhà sản xuất tặng kèm vải lau, bạn nên dùng chiếc khăn lau này
Quy trình vệ sinh:
- Đầu tiên bạn hãy tháo tất cả cáp, sạc ra (nếu có). Điều quan trọng nhất là bạn không nên làm vệ sinh chiếc điện thoại smartphone của mình khi đang sạc pin hay đang kết nối với máy tính hoặc các thiết bị khác.
- Tốt nhất là bạn nên tắt hẳn nguồn điện thoại trước khi làm vệ sinh.
- Nếu bạn đang dùng case ốp lưng hoặc bao da cho chiếc máy của mình, hãy tháo chúng ra để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc làm vệ sinh, bên cạnh đó bạn cũng có thể vệ sinh cho chính những chiếc ốp lưng hoặc bao da bảo vệ của mình
- Đối với một số điện thoại có pin rời, bạn có thể mở nắp lưng tháo pin ra và vệ sinh phần bên trong máy. Bạn chỉ được dùng chổi mềm và các dụng cụ thổi hơi để làm sạch. Đối với các góc cạnh khó vệ sinh, bạn có thể sử dụng tăm bông để làm, sau đó dùng khăn lau, lau sạch trước khi lắp pin lại.
- Làm ẩm (không phải nhúng ướt cái khăn nhé) một phần của miếng vải bằng nước sạch. Bạn phải hết sức cẩn thận không để dính nước lên điện thoại mà chỉ làm ẩm tấm khăn lau, nếu không, chiếc máy của bạn sẽ có nguy cơ bị dính nước và hư hỏng đấy.
- Một điều quan trọng khác đó là bạn tuyệt đối không được phun trực tiếp nước hay dung dịch vệ sinh lên máy, ngoài ra bạn cũng không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa để vệ sinh điện thoại. Các chất tẩy rửa như thế sẽ rất dễ làm hư màn hình cảm ứng vốn rất nhạy cảm của những chiếc điện thoại smartphone.
- Lau nhẹ góc vải ẩm lên bề mặt chiếc điện thoại, tuyệt đối tránh chùi vào các cổng kết nối, các lỗ cắm tai nghe, loa, camera, ..v..v…Cách vệ sinh đối với các bộ phận này là bạn nên dùng tăm bông ẩm, sau đó chùi một cách thật cẩn thận. Trong trường hợp màn hình cảm ứng của bạn có nhiều bụi, bạn nên dùng chổi mềm hoặc dụng cụ thổi hơi thổi sạch bụi để tránh việc bụi sẽ làm trầy màn hình của bạn.
- Đối với điện thoại qwerty có bàn phím cứng, bạn cần dùng tăm bông vệ sinh sạch sẽ khoảng cách giữa những phím bấm và dùng dụng cụ thổi hơi hoặc chổi mềm để vệ sin sạch bụi các khe bàn phím.
Sau khi đã vệ sinh xong, bạn cần dùng một chiếc khăn khô, sau đó lau sạch những hơi ẩm còn sót lại trên bề mặt điện thoại.
Khi máy đã khô. Bạn hãy mở nguồn lên và test thử các chức năng xem máy còn hoạt động tốt hay không. Bây giờ, chiếc máy của bạn đã trông sạch sẽ và bóng bẩy hơn rồi đấy.
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH CÁC VẬT DỤNG KHÁC
Hãy cùng điểm mặt những đồ vật bẩn nhất trong nhà của bạn để các bà nội trợ biết cách thường xuyên làm sạch chúng.
1. Tiền
Những đồng tiền mà bạn sử dụng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì sao ư? Đơn giản vì nó chuyển đổi qua tay hàng trăm người nên việc nó bẩn là chuyện đương nhiên. Nó từ tay bà bán cá, bán thịt đến người ăn xin... Một nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện thấy 135.000 vi khuẩn khi rửa một tờ tiền.
Cách làm sạch: Hãy rửa tay sạch sau khi sử dụng những đồng tiền trong ví của bạn.
2. Công tắc điện
Chúng ta sử dụng đến chúng bất kể lúc nào cần bất kể bàn tay của chúng ta sạch hay bẩn. Và cũng ít ai để ý đến việc vệ sinh cho những ổ công tắc điện nhà cả. Cứ thế, từ năm này qua năm khác, nó trở nên cáu bẩn và chứa đầy mầm bệnh.
Cách làm sạch: Hãy lau chùi chúng mỗi ngày và trước khi bật công tắc bạn nên làm sạch tay. Hoặc bạn có thể dùng những miếng dán và thay chúng mỗi tuần.
3. Bệ toilet
Mặc dù bạn có cọ rửa toilet hàng ngày nhưng nó luôn chứa hàng nghìn loại vi khuẩn nguy hiểm. Hãy cảnh giác và bảo vệ sực khỏe của bản thân bằng cách rửa tay sạch sau khi sử dụng toilet nhé.
Cách làm sạch: Thường xuyên vệ sinh bệt toilet bằng xà phòng tẩy chuyên dụng và luôn giữ cho nó khô thoáng, không khí lưu thông để tránh vi khuẩn nấm mốc phát triển.
4. Bàn phím máy tính
Một số nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố rằng những bàn phím rất bẩn có thể chứa nhiều mầm bệnh hơn cả bồn cầu. Bởi vì bản thân nó có thể không bẩn bằng toilet nhưng do sự chủ quan của người sử dụng mà các vi khuẩn lây bệnh được sinh sôi, nảy nở với cấp số nhân.
Cách làm sạch: Bụi bẩn trở thành nhân tố gây mất vệ sinh nhất trên bàn phím. Chúng không những bám vào bề mặt phím bấm mà còn len lỏi xuống từng khe hở nhỏ, khoảng cách giữa các phím... Để giải quyết kẻ phiền phức, bạn cần dùng tới bàn chải hoặc bút lông dài giúp quét bụi mỗi ngày.
Bạn hãy nhờ đến một con dao nhíp nhỏ dùng để lẫy phím bấm ra. Bước đầu cho dao vào một góc của phím, sử dụng áp lực thật từ từ, tránh thao tác vội vàng. Việc tháo phím chẳng hề khó khăn chút nào, miễn sao bạn phải thực hiện cẩn thận.
Với những chi tiết còn lại, chúng ta vẫn có thể sử dụng vải mềm hoặc vải cotton để làm sạch với dung dịch vệ sinh phù hợp.
5. Bồn rửa bát
Bồn rửa thường ẩm ướt và dùng để rửa đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, bát đĩa bẩn.... Chỉ 1 ngày bạn quên vệ sinh cho chúng thì nó đã bám đầy dầu mỡ, bốc mùi lên rồi. Để giữ gìn sức khỏe gia đình, bạn nhớ cọ rửa bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng chúng nhé.
6. Giẻ rửa bát
Các loại thực phẩm thừa còn sót lại trên giẻ rửa bát khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển. Đặc biệt có nghiên cứu cho rằng giẻ rửa bát còn chứ vi khuẩn gây bệnh bại liệt.
Cách làm sạch: Tẩy rửa vết bẩn lâu ngày bám trên bồn rửa là việc đơn giản, nhưng có một số vết bẩn “cứng đầu” khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên chỉ với vài mẹo nhỏ, bạn có thể giải quyết vấn đề này.
- Đổ một chút dấm và vài thìa soda làm mềm thực phẩm lên bồn rửa và để trong vòng 15 phút. Dùng một chiếc khăn tẩm dung dịch trên lau vết bẩn rồi xả với nước sạch.
- Pha một dung dịch gồm dấm, nước rửa bát, soda làm mềm thực phẩm cùng 1/2 lít nước, lắc đều và dùng một miếng bọt biển cọ sạch vết bẩn.
- Nếu không có soda làm mềm thực phẩm, bạn hãy trộn 1 muỗng canh nước cốt chanh, một tách dấm trắng. Ngâm một chiếc khăn mềm mại, thấm hút dung dịch và lau vết bẩn nhiều lần. Sau đó rửa sạch cặn và làm sạch các bồn rửa.
- Vỏ chanh tươi cũng sẽ giúp đồ sứ và vòi inox trở nên sáng bóng hơn.
Ngăn chặn các vết bẩn trong bồn rửa của bạn bằng cách làm khô bồn rửa sau mỗi lần sử dụng và làm sạch nó thường xuyên với chất tẩy rửa nhẹ. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi thấy miếng mút có dấu hiệu rách, đứt thì tốt nhất là ta nên thay miếng mới.
7. Điện thoại
Các nghiên cứu tiến hành ở Anh đã cho thấy điện thoại di động là những “kẻ thù thời đại mới” đối với người sử dụng. Điện thoại có pin làm cho nó lúc nào cũng có mức nhiệt ấm áp, lại thêm mồ hôi từ tay bạn khiến vi khuẩn trú ngụ vô kể ở đó.
Cách làm sạch: Dùng miếng vải bông mềm để lau chùi bề mặt, những vị trí nhạy cảm trên điện thoại. Hoặc bạn có thể lấy miếng khăn lau mắt kính để thay thế.
8. Bồn tắm
Nơi đây tuy chỉ dùng để tắm nhưng chúng không sạch như bạn nghĩ, nước ấm, các tế bào da chết khiến vi khuẩn bám trụ rất thường xuyên ở trên thành bồn tắm và lỗ thoát nước.
Cách làm sạch: Khi làm sạch bồn tắm bạn nên nhớ không sử dụng chất tẩy rửa ăn mòn, sử dụng bọt biển để cọ rửa vì bọt biển mềm và xốp nên không làm trầy xước men sứ. Lớp men này khá mỏng và tương đối dễ bị ăn mòn nên nếu dùng các chất liệu cứng để cọ rửa sẽ làm hỏng men.
Chanh chính là chất tẩy rửa tự nhiên không độc hại mà có tác dụng rất tốt. Chanh tươi có thể dùng để tẩy trắng những đốm bẩn nhỏ trên bền mặt bồn tắm. Bạn hãy cắt đôi quả chanh và chà xát trực tiếp lên vết bẩn, đối với những vết bẩn cứng đầu thì cắt chanh thành lát và đặt lên vết bẩn đó trong khoảng thời gian 10 phút sau đó mới tiến hành cọ rửa, chắc chắn chanh sẽ loại bỏ được chúng.
Sử dụng hỗn hợp của phèn và nước chanh cũng là một cách khá hiệu quả để tẩy rửa những vết bẩn lâu ngày. Sau khi đã có được dung dịch cần thiết bạn hãy lấy một miếng bọt biển thấm dung dịch để lau, nhưng với cách này đôi khi bạn sẽ phải làm vài lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn được vết bẩn.
9. Điều khiển TV
Chiếc điều khiển tivi mà bạn không thể sống thiếu được chính là một ổ vi khuẩn phổ biến.
Cách làm sạch: Hãy sử dụng một miếng vải ngấm một ít xà phòng và bắt đầu làm sạch nó thường xuyên hơn.
10. Thùng rác
Vì đây là nơi chứa rác thải sinh hoạt cho cả gia đình bạn nên nó bẩn và chứa một ổ vi trùng gây bệnh đấy.
Cách làm sạch: Bạn nhớ không để rác quá lâu trong thùng và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay túi rác mới nhé. Đặc biệt những khi thời tiết nồm sẽ có nhiều vi khẩm, nấm mốc sinh sôi tại đây vì vậy hãy nhớ luôn giữ khô ráo cho thùng rác nhà bạn.
11. Nắm cửa tủ lạnh
Một lần nữa, bạn hãy thử nghĩ lại xem, hàng ngày có biết bao lần bàn tay chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh để mở ra và đóng vô cũng như chạm vào đồ ăn trong đó. Mỗi lần chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh là chúng ta đã để lại vi trùng và vi khuẩn.
Cách làm sạch: Hãy lau chùi hàng ngày nắm cửa để vi khuẩn không có thời gian trú ngụ sinh sôi.
Làm túi đựng điện thoại bằng vải nỉ
Làm túi đựng điện thoại handmade
Cách làm quen bạn gái qua tin nhắn
Để có làn da đẹp không bị mụn
Cách làm mặt nạ dưỡng da
Làm lành với chồng như thế nào
Cách làm siro đá bào ăn cực mát lạnh và thú vị .
Tự chế vỏ gỗ cho điện thoại cực chất
(ST)