Cách làm sữa chua không bị đông đá mềm mịn ngọt mát
Cách làm sữa chua không bị nhớt
Cách làm sữa chua đánh đá cà phê uống là phê ngay ( sinh tố sữa chua cà phê)
Có nhiều bạn khi làm sữa chua thì bị nhớt, nhìn bên ngoài có khi sữa vẫn đặc,nhưng khi xúc vào bên trong thì sữa lỏng, dính vào với nhau không tạo được độ mịn sánh, không xắn được thành miếng gọn gàng. Sữa chua như vậy rất không ngon. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sữa chua bị nhớt. Vì vậy, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn “cách làm sữa chua không bị nhớt” nhé.
Nguyên liệu:
- 1 hộp sữa chua có đường để làm sữa chua cái. Chọn loại sữa có hàm lượng protein cao (khoảng 1,5-2g/100ml) nếu quá thấp sẽ ảnh hưởng đến việc lên men sữa chua.
- 200 ml sữa đặc có đường (tùy vào số lượng sữa chua bạn định làm để điều chỉnh, ở đây mình làm 5 hộp sữa chua)
- 2 thìa súp đường
- 1 bát con nước
- 5 lọ (hộp) đựng sữa chua có nắp đậy.
Cách làm:
- Khử trùng sạch sẽ các dụng cụ làm sữa chua và để khô ráo. Dụng cụ bị ướt hoặc không sạch sẽ cũng là nguyên nhân làm cho sữa chua bị nhớt.
- Cho sữa đặc + đường + nước đun sôi đến khi sủi bọt.
- Khi hỗn hợp sữa còn ấm khoảng 40-45 độ C thì cho sữa chua cái vào, hòa đều.
Sữa chua cái cần phải để hết lạnh và lỏng hoàn toàn. Nếu như sữa chua cái chưa lỏng hết và vẫn còn lạnh, thì khi trộn đều sẽ xuất hiện những miếng vụn sữa, ảnh hưởng đến quá trình lên men. Ngoài ra, lượng sữa chua cái các bạn cũng không được dùng quá nhiều, vừa đủ thôi nhé.
- Sữa chua để nguội rồi đong vào các lọ đựng sữa chua, đem ủ trong 4-5 tiếng là được.
Cách ủ như sau, các bạn chuẩn bị 1 hộp xốp, đục 1 lỗ đủ cho 1 dây điện, gắn bóng đèn 25W vào dây điện và thắp sáng, để bóng đèn ở giữa hộp xốp rồi xếp sữa chua xung quanh.
Thỉnh thoảng các bạn nhớ kiểm tra nhiệt độ trong hộp xốp, luôn bảo đảm ở nhiệt độ 40-45 độ C, vì đây là nhiệt độ để sữa chua lên men, ủ trong điều kiện nhiệt độ không ổn định cũng là nguyên nhân làm cho sữa chua bị nhớt nhé.
- Để thùng xốp ủ sữa chua ở nơi sạch sẽ, thoáng đãng. Dù đã khử trùng các dụng cụ nhưng nếu môi trường ủ không sạch sẽ dẫn đến sữa chua bị nhiễm khuẩn từ môi trường và có thể bị nhớt.
Sữa chua ủ xong, bạn cho vào tủ lạnh cho mát nhé. Hi vọng với những nguyên nhân và cách khắc phục như trên, các bạn sẽ không làm sữa chua bị nhớt nữa. Chúc các bạn thành công!