Cách làm sữa chua không bị nhớt

Cách làm Sữa chua từ men Probiotics dưới dạng bột đông khô rất tốt cho sức khỏe, các bạn hãy thử làm và thưởng thức nhé!


 


 Làm sữa chua men Probiotics

Cách 1:

Probiotics là những vi sinh vật như  vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lí sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng. Vì vậy, mình đã thử nghiệm và thành công với cách làm sữa chua từ men Probiotics dưới dạng bột đông khô. Hôm nay muốn chia sẻ với các bạn để chị em chúng ta có thêm một lựa chọn và cách làm sữa chua thơm ngon cho chính những người thân yêu trong gia đình.

Nguyên liệu:

- Sữa tươi không đường: 1 lít

- Sữa đặc có đường: 1/2 lon

- Men sữa chua Probiotics: 1 gói

- Lọ thủy tinh

Cách làm:

Đổ sữa tươi ra một bát to, hòa tan sữa tươi với nửa lon sữa đặc. Đặt bát sữa vào lò vi sóng, quay vài phút đến khi kiểm tra thấy sữa ấm tay là được. Trường hợp không có lò vi sóng thì các bạn có thể làm ấm sữa bằng cách cho vào nồi và đun nhỏ lửa. Đừng đun sữa nóng quá kẻo làm chết men các bạn nhé.

- Từ từ rắc men vào sữa, quấy đều cho men tan hoàn toàn

- Múc sữa vào các lọ thủy tinh nhỏ. Đổ nước âm ấm vào nồi cơm điện, xếp các lọ đựng sữa vào nồi. Chú ý lượng nước phải ngập lưng chừng hoặc 2/3 lọ mới đảm bảo sữa ủ thành công. Đậy nắp nồi lại và để nới yên tĩnh, tránh rung động kẻo sữa bị long chân.

- Đặc điểm của sữa chua làm với men Probiotics là phải ủ khá lâu, khoảng 12 tiếng nên tốt nhất các bạn nên làm trước khi đi ngủ và ủ qua đêm.

- Sữa chua sau khi ủ đặt yêu cầu là bề mặn mịn màng, đông đặc, khi cầm lọ nghiêng qua nghiêng lại sữa vẫn ổn định

- Với cách làm thông thường sữa chua sau khi ủ thường có hiện tượng bị nhớt do chất lượng men không tốt. Với men Probiotics các bạn có thể hoàn toàn yên tâm là sữa chua không hề gặp tình trạng trên, thơm ngon và đặc biệt có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

MÁCH BẠN:

1. Phân biệt rõ chủng loại

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều các sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axitchanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy hãy nên chọn lựa kĩ trước khi mua.

2. Dùng sau bữa ăn

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ PH >= 5,4. Khi đói, độ PH trong dạ dày chỉ =< 2. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ PH có thể tăng lên từ 3 – 5. Đây là điều kiện lí tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

3.  Súc miệng ngay sau khi ăn

Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy nên súc miệng ngay sau khi ăn.

4. Không nên dùng nóng

Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng, sữa chua sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

5. Không dùng chung với các loại thuốc khác

Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

6. Phụ nữ mang thai không nên ăn sữa chua

Phụ nữ mang thai cần 1 lượng lớn canxi, nhưng lượng canxi trong sữa chua không nhiều. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phát triển thành chất đề kháng, ngăn ngừa và tiêu diệt được 1 số vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của 1 số vi khuẩn có ích, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường và sự phát triển của thai nhi.


Cách 2:

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 lít sữa tươi, nửa hộp sữa đặc có đường, 1 hộp sữa chua (mua sẵn) để làm men.

Bước 1:

 

Lấy một cái âu to cho sữa tươi và sữa đặc có đường vào, ngoáy đều rồi cho vào lò vi sóng trong khoảng 4 – 5 phút.

Bước 2:

Hoặc bạn có thể cho sữa lên bếp đun nóng già cũng được

Bước 3:

 

Để sữa vừa đun nguội còn hơi ấm ấm thì cho sữa chua mua sẵn làm men vào

Bước 4:

 

Ngoáy đều từ từ.

Bước 5:

 

Chia sữa ra các hộp hoặc cốc nhỏ rồi xếp các cốc nhỏ này vào hộp xốp ủ. Nếu không có hộp xốp bạn có thể cho vào một cái nồi to, đổ nước nóng già đến miệng hũ sữa, đậy vung nồi để qua đêm.

Bước 6:

 

Thời gian ủ sữa khoảng 5 – 8 tiếng, trong lúc ủ tránh va chạm vào nồi ủ.Còn một cách ủ nữa là bạn bật lò nướng lên 200 độ trong 15 phút rồi tắt lò, sau khi chuẩn bị sữa và cho vào các cốc nhỏ thì bạn xếp các cốc này vào lò, đóng cửa lò lại ủ trong 4 – 5 tiếng.

Bước 7:

 

Không nên ủ ấm lâu quá, sữa lên men nhiều sẽ bị chua ăn không ngon.Sau khi ủ sữa sẽ đông đặc lại, lấy ra cho vào tủ lạnh, sữa sẽ càng đặc và càng ngon hơn.

Bước 8:

 

Ăn kèm các loại hoa quả hoặc xay sinh tố rất ngon miệng nhé

Bước 9:

 

Để trong tủ lạnh bạn có thể ăn trong 3 ngày.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách làm sữa chua nếp cẩm

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm sữa chua nếp cẩm:
 


Nguyên liệu:

- 2 bát con nếp cẩm

- 4 đến 5 viên men, mỗi viên có trọng lượng 1,5g

- 2 thìa nhỏ muối

- Sữa chua (định lượng tùy ý).

Cách làm:

- Nếp đãi sạch, ngâm nếp vào thố nước lạnh có hòa lẫn một thìa nhỏ muối. Ngâm nếp 2 ngày, mỗi ngày thay nước để không bị chua.
 


- Men cho vào túi ni lon sạch, dùng cối cán mịn.


- Đổ nếp ra rổ cho ráo nước, cho vào chõ hấp xôi, đồ nếp chín, ăn thử thấy hạt nếp chín bên trong, và giòn rôm rốp bên ngoài thì xới đều lên, để nguội.

- Tiếp tục đồ xôi đến khi thật chín mềm. Mục đích đồ hai lần để hạt nếp bên trong chín nục, mà hạt nếp bên ngoài vẫn không bị vỡ.

- Pha nửa bát con nước lạnh với một thìa nhỏ muối, pha hơi mặn mặn để nước cơm rượu ra càng ngọt.

- Xôi sau khi chín, đổ ra mâm, dùng tay rải đều một lớp mỏng.

- Xôi để hơi ấm, tầm chừng 30 độ, nếu nóng quá men sẽ chết.

- Rải đều men lên bề mặt xôi, rồi vẩy nước muối pha loãng, để phần xôi mềm cho men phát triển.
 


- Dùng một nồi sứ hay thủy tinh sạch, không dùng thố sắt hay kim loại, lót một lớp lá chuối lên trên, đục thủng ở giữa lá chuối, rồi rãi cơm nếp cẩm lên, gói kín lá chuối, đậy kín nắp.

- Để nơi kín, hoặc để gần bếp, từ 3 đến 4 ngày cơm nếp sẽ tự dậy mùi và ra nước. (Nếu không ủ bằng lá chuối, bạn có thể rải xôi đều ở thố thủy tinh sạch, dùng khăn xô sạch, ủ kín, để vào lò nướng hoặc gần bếp).

- Nếu muốn giữ cơm rượu không chín thêm thành rượu thì sang ngày thứ 4 bỏ vào trong lọ thủy tinh hay bỏ cả thố vào tủ lạnh.

- Lúc ăn múc ít cơm rượu vào cốc, thêm sữa chua. Trộn đều lên. Và đây là kết quả
 

Chúc bạn thành công với món này nhé

Cách làm sữa chua dẻo

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm sữa chua dẻo:

Nguyên liệu:

- 500 ml sữa tươi
- 3-4 thìa canh sữa đặc
- 1 hộp sữa chua 120 ml
- 15g bột gelatin hay 5-6 lá gelatin
- Cốc sứ thủy tinh chịu nhiệt hay lọ thủy tinh nhỏ, có nắp đậy kín
- Bột cacao để rắc lên bề mặt hay các loại trái cây ăn kèm
- Bạn có thể tìm mua nguyên liệu gelatin ở các quầy bán nguyên liệulàm bánh chuyên dụng để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cách làm:

Bước 1:- Gelatin đổ ra bát, thành phần củagelatin được chiết xuất từ xương động vật, có tính chất làm đông tạo độdẻo dai, bạn không thể thay thế bằng bột rau câu vì thành phần củabột rau câu cũng có tác dụng làm đông nhưng rau câu lại có độ giònhơn.

Bước 2:- Hòa gelatin với hai đến ba thìanhỏ nước ấm, để bột gelatin tan sơ, để khoảng 5-7 phút trước khi chếbiến.

Bước 3:- Cho sữa tươi, sữa đặc vào nồi,đặt lên bếp đun nóng khoảng 60 độ C, không để hỗn hợp sữa sôi.

Bước 4:- Cho tiếp sữa chua vào nồi sữatươi, dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp sữa chua tan hoàn toàn.- Tiếptục cho bát gelatin ở bước 2 vào nồi sữa, khuấy đều để hỗn hợpgelatin tan, bạn có thể lọc lại qua rây để bỏ bớt lợn cợn, bạn thửlại độ ngọt vừa ý, nếu nhạt thì thêm vào một ít sữa đặc.

Bước 5:- Múc hỗn hợp vào cốc thủy tinhsạch có miệng cốc lớn để dễ dàng lấy sữa chua ra khỏi cốc, hay lọthủy tinh vừa, đậy kín nắp, ủ sữa.

Bước 6:- Phần sữa chua sau khi ủ thì chovào ngăn mát tủ lạnh, từ 4 đến 5 tiếng, dùng dao lách quanh thànhcốc, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 7:- Khi dùng bạn múc vào bên dướicốc một ít đá bào, thêm sữa chua dẻo bên trên rắc bột cacao hoặc cóthể thêm trái cây, xoài, mít, đu đủ tùy theo sở thích của bạn.

Các cách ủ sữa:

- Đun nóng nồi nước ấm khoảng 50 độ C, xếpnhững cốc sữa chua vào ủ qua đêm, đậy kín nắp nồi đến khi sữa chuađông hẳn. Hay có thể dùng thùng xốp để ủ.

- Hoặc nếu có lò nướng, bạn xếp những cốcthủy tinh vào khay nướng, lò bật nóng ở 160 độ C khoảng 4-5 phút cholò ấm lên, sau đó tắt lò nướng, đặt khay sữa chua vào ủ từ 4 đến 5tiếng, tiếp theo đó lấy khay sữa chua ra ngoài, bật lò tiếp tục choấm và tắt lò. Tiếp tục đặt khay sữa chua vào ủ qua đêm đến khi sữachua đông cứng hẳn.



Cách làm sữa chua ngon tại nhà
Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn
Làm đẹp da mặt bằng sữa chua
Công thức làm kem sữa chua


(ST)