Cách làm sữa chua từ sữa mẹ cực ngon cho bé

Sữa mẹ nhiều tới mức em chẳng dám ăn thêm một miếng chân giò nào vậy mà đôi khi sữa thừa vẫn chảy ướt áo.  Ngoài việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, mỗi ngày em hút ra được tới gần 1 lít sữa thừa. Số sữa này được em giữ gìn cẩn thận trong ngăn đá tủ lạnh.






Cách làm sữa chua từ sữa mẹ

Sữa chua là món ăn vừa ngon lại vừa rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm xương bé chắc khỏe hơn nhờ chứa hàm lượng canxi.  Sữa chua mà lại làm từ sữa mẹ, chẳng phải lượng dinh dưỡng lại càng tăng lên đó sao. Em xin chia sẻ với các mẹ công thức làm sữa chua từ sữa mẹ của em nhé.
 


Sữa chua làm từ sữa mẹ vừa độc đáo vừa nhiều dinh dưỡng (ảnh minh họa)

Nguyên liệu các mẹ cần:

200ml sữa mẹ; 1 hộp sữa chua không đường; 2 thìa cà phê đường

Cách làm

- Thanh trùng sữa mẹ bằng cách đun nóng trong nồi cho đến khi sủi bọt lăn tăn ở nhiệt độ 80 độ C nhưng không được để sôi. Việc đun và thanh trùng sữa mẹ như vậy sẽ làm bất hoạt emzim Lipase - một loại enzim trong sữa mẹ và làm sữa có mùi xà phòng khi trữ đông. Các mẹ cũng đừng lo lắng sữa sẽ mất đi các chất dinh dưỡng khi đun nóng bởi enzim Lipase sẽ được "tiêu diệt" chỉ trong 5giây và hoàn toàn không làm giảm lượng dinh dưỡng có trong sữa mẹ. 

Lưu ý: Các mẹ không sử dụng lò vi sóng để làm nóng sữa. Lò vi sóng sẽ không thể làm sữa nóng đều, điều này khiến cho các vi khuẩn vẫn có khả năng sống sót.

- Nhanh chóng làm cho phần sữa đã đun nóng vào nước đá, để sữa nguội đến khoảng 45 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng và cũng là khâu chủ chốt quyết định xem sữa chua thành phẩm có đông được hay không. Trong thời gian chờ sữa nguôi, các mẹ cũng lấy sữa chua được dùng làm men bỏ ra khỏi tủ lạnh.

- Cho 4 thìa cà phê men sữa chua và 2 thìa đường vào sữa mẹ rồi nhẹ nhàng khuấy đều

- Chia lượng sữa vừa pha được ra các cốc thủy tinh nhỏ. Các mẹ lưu ý tiệt trùng cốc thủy tinh thật cẩn thận nhé.

- Ngâm cốc sữa chua trong nước ấm từ 40-50 độ C trong vòng 4-8 tiếng. Thời gian ngâm lâu hay chóng là tùy thuộc vào các mẹ muốn thành phẩm sữa chua của mình như thế nào. Sữa chua ngâm 4-6 tiếng sẽ có vị ngọt, và loãng, càng ngâm lâu sữa sẽ càng chua và đặc hơn. Tuy nhiên, dù có ủ bao lâu, các mẹ cũng nên nhớ đừng để quá 12 tiếng. Ngoài ra, ta không cần thiết phải mở nắp hộp ủ sữa chua để kiểm tra. Việc kiểm tra sữa thường xuyên đơn giản chỉ làm nước ngâm giảm nhiệt độ, sữa sẽ khó lên men.

Sau thời gian ủ, mẹ nhanh tay lấy sữa cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Sữa chua làm từ sữa mẹ tuy có thể sẽ có mùi không hấp dẫn với người lớn do có chứa nhiều sắt và các vi chất khác gây tanh nhưng các mẹ hãy tin rằng bé yêu sẽ cực kỳ hào hứng với món ngon lạ mà quen này. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên ngâm sữa chua vào nước ấm cho bớt lạnh nhé. Ngoài ra, sữa chua sẽ rất ngon khi được kết hợp với táo, đào, bơ và bí đỏ nghiền nhuyễn.

Cách 2:

"Cũng rất ngon và bổ..."

Ai làm mẹ có lẽ cũng đã từng nghe lời khuyên của bác sĩ: "Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ" và "Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời". Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện thường xuyên việc này. Vì vậy sáng kiến vắt sữa cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh để trẻ uống cả ngày là rất tốt. Như vậy, trẻ vẫn được bú sữa mẹ khi mẹ đi làm vắng nhà, vừa đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà lại không bỏ phí sữa mẹ. Tuy nhiên, cần lưu ý sữa trước khi cho trẻ uống phải ngâm nước ấm cho nóng lại. Tuyệt đối không đun bằng lửa vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất kháng thể.

Ở nhiều nước có ngân hàng sữa mẹ, do sữa đã được tiệt trùng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên có thể để lâu hàng tuần hay đến cả tháng. Riêng với Việt Nam hiện chưa có ngân hàng này, sữa mẹ khi vắt ra thiếu các điều kiện bảo quản, nên để đảm bảo chất lượng và không mất vệ sinh thì chỉ nên cho trẻ dùng trong ngày.

Trong thực tế cũng có không ít bà mẹ vì tiếc nguồn sữa đã vắt ra nhưng trẻ bú không hết nên đã tận dụng uống lại. Điều này cũng tương tự như cho trẻ dùng sữa mẹ, không hại gì, miễn vẫn bảo đảm vệ sinh. Gần đây, lại có thêm sáng kiến tận dụng lượng sữa dư này để làm sữa chua. Xét về giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ làm sữa chua cũng rất ngon và bổ nên có thể sử dụng giống như dùng sữa thông thường. Tuy nhiên xét về giá trị nhân văn, lấy sữa mẹ ra làm sữa chua để bán hay cho nhiều người thưởng thức là không nên, chưa kể lấy nhiều quá còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ. Vì vậy sáng kiến trên chỉ nên áp dụng với lượng sữa trẻ bú còn thừa và chủ yếu để cho người mẹ hay trẻ sử dụng.

Hạn chế vắt sữa mẹ bằng máy

Bầu sữa của mẹ to hay nhỏ, đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có nhiều bà mẹ có bộ ngực đồ sộ nhưng lại không nhiều sữa bằng mẹ ngực nhỏ. Đó là do tuyến sữa của từng người khác nhau. Mỗi ngày người mẹ có thể vắt sữa nhiều lần và sữa được vắt ra phải để ngay vào tủ lạnh. Trước đây, chúng ta khuyến khích các bà mẹ thừa sữa cho trẻ khác bú nhờ. Tuy nhiên, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây qua sữa mẹ nên cách này đã được khuyến cáo không nên.

Thời xưa để vắt sữa mẹ, người ta chủ yếu dùng bằng tay. Giờ đây, các loại bình vắt, máy vắt sữa lần lượt ra đời. Thực tế chưa có trường hợp nào núm vú bị to ra do sử dụng dụng cụ hút sữa, vì vậy những lo ngại của một số bà mẹ có thể do tâm lý. Cũng không có chuyện vắt bằng các dụng cụ sữa sẽ không nhiều và mất dần đi. Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...)

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vắt sữa bằng dụng cụ. Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không thể như: trẻ thiếu tháng phải gửi phòng dưỡng nhi, mẹ bị bệnh lý về vú (núm vú lõm, đầu vú ngắn), mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, nứt đầu vú gây nên áp xe vú, nhiễm trùng... Hút sữa mang tính cơ học, hút mãi sẽ hết. Còn cho con bú trực tiếp sẽ kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Khi bé bú mẹ ngoài việc miệng ngậm vú, tay chân sờ người mẹ cũng sẽ tăng thêm tình cảm mẹ con.

Điều kiện bảo quản sữa mẹ

Nếu trời mát (khoảng 26ºC) có thể bảo quản sữa mẹ sau khi vắt trong 8g, trời nóng hơn chỉ để được trong 1 - 2 giờ. Nếu để trong tủ lạnh (nhiệt độ từ 0 - 4ºC) có thể giữ sữa được một ngày. Sữa mẹ để lâu sẽ thấy nổi lớp váng màu vàng lên trên bề mặt.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Nhiều bà mẹ chọn cách vắt sữa bảo quản lạnh để duy trì cho con bú sữa mẹ khi đi làm xa. Ảnh: parents.

Cơ quan có đến 3 người nghỉ thai sản nên vừa sinh con được hơn 3 tháng là chị Trà, quận 2, TP HCM phải đi làm trở lại. Muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nên chị Trà chọn cách vắt sữa rồi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bà nội ở nhà cho bé bú trong ngày.

"Lúc đầu bà nội bé kiên quyết không cho bé dùng sữa bảo quản lạnh vì sợ bé tiêu chảy, đòi cho bé ăn sữa công thức. Mình đã tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nên cố thuyết phục bà, trộm vía sau một thời gian dùng bé tiêu hóa tốt, ít ốm vặt nên bà mới thôi cằn nhằn", chị Trà tâm sự.

Công việc chính của chị Hòa, quận Bình Tân, TP HCM là ở nhà nội trợ và chăm con nhưng chị vẫn phải thường xuyên vắt sữa cho con bú. Mỗi ngày chị vắt 4-5 lần, mỗi lần khoảng 300ml.

"Bé chê ti mẹ ngắn nên không chịu bú. Lúc đầu mình cũng băn khoăn không biết làm sao, định cho bé bú sữa ngoài nhưng bầu vú nhiều sữa cứ cương tức. Sau nhờ cách vắt rồi cho vào túi đựng chuyên dụng để bảo quản lạnh nên bé vẫn được bú sữa mẹ đến tận 2 tuổi", chị Hòa cho biết.

Theo các bác sĩ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần.Vắt sữa giúp mẹ giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi.Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Các bước vắt sữa bằng tay

- Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

- Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

- Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt đ�� dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

- Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

- Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

- Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

Lợi ích bất ngờ từ sữa mẹ

Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, sữa mẹ còn có nhiều lợi ích bất ngờ mà các mẹ chưa hề biết tới.

1. Trị viêm da tiết bã (gàu, cứt trâu)

Ở trẻ nhỏ khoẻ mạnh, các tế bào da đầu mới sinh ra với tốc độ rất nhanh, nhiều lần hơn so với tế bào già. Vì vậy, các lớp tế bào không bong ra kịp và do đó để lại thêm một lớp tế bào khá cứng gọi là gàu hay cứt trâu. Gàu là một dạng viêm da tiết bã nhờn, được gọi là gàu khi xảy ra ở vùng đầu.

Gàu rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Gàu thường thấy rải rác trên vùng da dầu của trẻ dưới dạng từng miếng (mảng) như vảy. Những mảng như vậy khá dày, vàng nhạt, hơi cứng và giòn, có thể hơi nhờn. Đây là chứng viêm ngoài da thường gặp ở các bé sơ sinh, nhất là với các bé con đầu lòng, khi mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé.

Bạn có thể điều trị cho bé bằng cách massage đầu cho bé với dầu baby oil, nhưng đôi khi loại dầu này khiến bé khó chịu. Do đó, ngày càng có nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ nên dùng sữa mẹ để massage da đầu cho bé, vừa giảm gàu rõ rệt, vừa giúp các bé có tóc yếu cải thiện tình trạng tóc thưa.

2. Chữa nứt đầu ti

Nhiều bà mẹ phàn nàn về việc cho con bú khiến đầu ti bị viêm, nứt và sưng tấy rất đau đớn. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng, đầu ti cũng có thể chảy máu.

Một cách tuyệt vời giúp chữa lành các vết nứt một cách nhanh chóng và rẻ tiền là massage nhẹ nhàng đầu ti với vài giọt sữa mẹ sau mỗi lần cho bé bú và để cho sữa khô như khi bạn đắp mặt nạ vậy. Immunoglobulin A trong sữa kích thích sinh tế bào, làm lành vết thương nhanh chóng.

Ảnh minh họa.

3. Làm thuốc trị đau mắt, viêm tai

Rất nhiều trẻ sơ sinh bị viêm tai, hay đỏ mắt do hệ miễn dịch của các bé còn quá yếu. Nếu dùng kháng sinh sớm, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ không phát triển mạnh mẽ, tương tự, nếu dùng thuốc nhỏ tai, nhỏ mắt thường xuyên sẽ khiến bé khó chịu.

Tất cả điều này có thể tránh được bằng cách nhỏ vài giọt sữa mẹ vào tai của bé. Sữa mẹ là một chất lỏng do cơ thể sản xuất và nó có thể được tái hấp thu bởi cơ thể. Immunoglobulin A trong sữa mẹ tấn công các nhân tố gây nhiễm trùng và loại bỏ nó nhanh chóng.

4. Chữa lành vết thương ngoài da

Bởi vì sữa mẹ rất giàu vitamin, khoáng chất, kích thích tố và các chất bảo vệ nên nó hoạt động tốt hơn so với bất kỳ loại dầu hoặc kem giảm vết sẹo nào khác. Thay vì bỏ hàng đống tiền đi mua tinh chất serum xóa sẹo, bạn có thể bôi sữa mẹ lên vết sẹo hàng ngày và vết sẹo sẽ mờ rất nhanh trong vòng 2 tuần trở lại.



Sữa mẹ như thế nào là tốt
Cách bảo quản sữa mẹ
Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Những loại thức ăn làm mất sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại



(ST)