Mách bạn cách làm món thịt chân giò hầm kiểu Hàn quốc thơm ngon, lạ miệng, ăn là mê
Cách làm bánh pudding giáng sinh
Hướng dẫn học Word và Excel 2007 đơn giản
Thu hoạch từ chuyến du lịch Trung Quốc hè rồi của mình ngoài bộ ảnh cực hoành tráng còn có cách làm sủi cảo, món ăn yêu thích của mình và ông xã. Nhờ một người quen làm việc tại một quán ăn nổi tiếng ở Thượng Hải, mình được vào bếp xem tận mắt cách làm sủi cảo ngon nổi tiếng của đầu bếp quán này. Người Hoa hiện nay rất hiếm khi tự làm sủi cảo tại nhà vì các khâu chế biến khá cầu kỳ, phức tạp. Biết điều đó, chú đầu bếp đã dạy mình cách làm sủi cảo đơn giản, cách này so với cách truyền thống đã tiết chế rất nhiều công đoạn, dễ làm hơn mà vẫn đảm bảo được hương vị đặc trưng của món ăn. Từ ngày biết cách làm sủi cảo tại nhà, mỗi hai lần một tuần mình lại chuẩn bị món này cho bữa sáng của hai vợ chồng vì ông xã mình cũng là tín đồ của món ăn này đó.
Sủi cảo gồm hai phần: phần vỏ và phần nhân. Để tiết kiệm thời gian, mình thường nhồi bột trước, vì bột sau khi nhồi xong cần thời gian nở, thời gian đó đủ để chuẩn bị phần nhân. Theo cách làm bánh sủi cảo Trung Quốc đúng kiểu truyền thống, bột làm bánh phải là loại bột xay từ gạo trắng và gạo nếp. Người Trung Quốc có niềm tin mãnh liệt rằng hai thứ gạo này sẽ mang tới cho họ điều may mắn, làm ăn phát đạt, cầu được ước thấy. Tuy nhiên, ngày nay vì tính tiện dụng người ta thường mua các loại bột trộn sẵn đóng gói. Bột mỳ và muối cho vào một âu, trộn đều. Từ từ cho nước vào từng ít một, vừa thêm nước vừa quậy bột thật đều tay, cho đến khi bột quánh lại thành một khối thì thêm bột làm bánh sủi cảo vào, nhồi sơ và để khoảng 30 phút. Phần thịt làm nhân ướp gia vị, hạt nêm trộn đều lên. Cho tiếp hành lá, bắp cải, gừng và tỏi thái nhỏ vào, trộn đều lần nữa cho tất cả nguyên liệu thấm gia vị. Lấy khối bột ra chia thành các phần nhỏ bằng nhau, cán mỏng. Cho nhân vào giữa gập vỏ lại và nặn bánh thành hình bán nguyệt. Cách làm sủi cảo của người Hoa hay nhất ở công đoạn nặn bánh. Sủi cảo thành phẩm có hình bán nguyệt, nếu kéo hai đầu lại thì có hình như nén bạc, tượng trưng cho sự giàu có, sung túc. Sủi cảo gói xong có thể chế biến ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Sủi cảo có thể hấp hoặc luộc. Cách làm sủi cảo luộc là cách nhiều người chọn làm. Chuẩn bị một nồi nước luộc, thêm chút muối, đun đến khi muối tan hết mới cho sủi cảo vào luộc. Cách này giúp sủi cảo sau khi luộc không bị dính nhau. Bạn cũng có thể thay muối bằng hành cọng, hoặc thêm trứng vào bột mỳ khi nhồi bột làm vỏ bánh theo tỷ lệ 1 trứng gà cho mỗi 500gr bột mỳ để có tác dụng tương tự. Chuẩn bị một thau nước ấm để ngâm sủi cảo sau khi vớt ra từ nồi. Bước này cũng giúp hạn chế sủi cảo dính nhau. Sủi cảo sau khi luộc hoặc hấp chín có thể ăn kèm với nước tương và tương ớt hoặc ăn với nước dùng, kèm mỳ, hủ tiếu…. Nếu bạn thích các món rán, sủi cảo cũng có thể là một món rán ngon, lạ miệng. Cách làm sủi cảo rán khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng và mẹo vặt để chống dính. Sủi cảo làm nhanh, ăn ngon, nhất là khi dùng nóng. Bữa sáng với sủi cảo vừa ấm bụng, vừa chắc bụng. Vì sủi cảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng tinh bột, đạm béo và chất xơ. Cách làm sủi cảo nước còn có thêm nước dùng với xương hầm, chan ngập trong sủi cảo, vừa ăn vừa húp chút nước ấm nóng, quả thích hợp cho những sáng trời se. Và sủi cảo chay sẽ là một biến tấu tuyệt vời cho bữa ăn chay bớt nhạt mà vẫn tinh khiết, thanh đạm. Chỉ cần thay thịt trong nhân thành các loại rau củ, bạn có ngay cách làm sủi cảo chay đơn giản mà cực kỳ ngon miệng, thích hợp để đổi vị khi bạn đã chán ngấy các loại đạm thịt. Không quá khó để mang hương vị Trung hoa lên bàn ăn nhà mình, các bạn nhỉ?