Cách làm tinh dầu sả an toàn và cách dùng hiệu quả

Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

 
- Có lợi cho phụ nữ: Sả được chứng minh là có lợi cho phụ nữ vì nó giúp ích trong việc điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và buồn nôn. Sả trộn với hạt tiêu có thể giúp chị em tránh được phần lớn của các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Cách tốt nhất để tiêu thụ sả chanh là thông qua trà – trà hương sả. Sả có thể được thêm vào các món ăn thịt như cá, gia cầm và thịt lợn bởi các lợi ích y tế của cây sả là không thể bỏ qua.

Tinh dầu sả được chiết xuất từ lá, có màu ngả từ vàng sang nâu nhạt với hương thơm độc đáo cực kì sản khoái và dễ chịu. Theo như sách danh mục thảo dược Compendium of Materia Medica, xả có chức năng giữ ấm cho bụng, hỗ trợ tim mạch và giảm bớt triệu chứng say sóng, đau bụng.
 

Tinh dầu sả giúp cơ thể thư giãn, trị nấm móng…


Tắm trong nước ấm được đun với lá xả sẽ giữ lại trên cơ thể mùi thơm thanh tao mà dân gian ta vẫn tin rằng có thể giúp ngừa những điềm gỡ. Những nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả nguyên chất có khả năng hỗ trợ và cũng cố hệ tiêu hoá, giảm bớt đau nhức cơ bắp và làm đẹp da.

Tắm hay xông hơi bằng tinh dầu giúp cơ thể thư giãn hiệu quả


Tinh dầu xả được pha chế thêm với tinh dầu cam để mang lại một hương thơm độc đáo và sảng khoái nhằm mang lại cho bạn những giây phút thư giãn trước khi đắm mình vào giấc ngủ sâu

Đa số các loại tinh dầu từ cây cỏ, hoa quả thiên nhiên như: cam, quýt, bưởi, chanh, sả, bạc hà, hồng cúc… đều có tính năng sát khuẩn, khử mùi, tẩy uế, giúp cải thiện hô hấp, tăng tuần hoàn…Bên cạnh việc dùng để làm thuốc chữa bệnh, người ta còn dùng tinh dầu của chúng để làm đẹp, thư giãn.

Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm tinh dầu, hương liệu trên thị trường hiện rất khó kiểm soát. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi làm đẹp, thư giãn, cách tốt nhất là bạn nên tận dụng những sản phẩm từ thiên nhiên.

Nước no kháng khuẩn

TS Võ Văn Năm, Phó trưởng bộ môn Dược liệu, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Tinh dầu dưới dạng nước no, trong đó đa phần là nước và một phần rất nhỏ tinh dầu (tỷ lệ 1/100), có thể dùng để rửa mặt vì nước no có thể hòa tan phần dầu béo có trong mồ hôi. Nhờ đó, nước no vừa giúp làm sạch da mặt, vừa có tính năng kháng khuẩn cho da. Có thể tự làm nước no bằng cách lấy phần vỏ bên ngoài của cam, bưởi nặn vào ly nước sạch (lưu ý: phần nước luôn lớn hơn phần tinh dầu 100 lần hoặc hơn). Sau đó, cho hỗn hợp này vào chai lắc đều khoảng 10-15 phút. Như vậy, bạn đã có nước no để rửa mặt. Khi rửa, tránh để nước no thấm vào vùng mắt.

Tinh dầu dùng để xông hơi, massage phải được chưng cất và chế biến rất công phu, đòi hỏi phải có dụng cụ và chuyên môn, rất khó để tự làm ở nhà. Cách đơn giản và thông dụng nhất là nấu lá sả, bạc hà, lá hoặc vỏ bưởi, cam, chanh (gọt lấy phần da xanh ở bên ngoài) để xông hoặc tắm. Khi nấu, chỉ nên để sôi khoảng năm phút, không nên nấu quá lâu vì sẽ làm tinh dầu khuếch tán. Khi tắm cần pha loãng nước để tinh dầu chỉ chiếm một lượng nhỏ trong nước. Lượng tinh dầu được tiết ra trong quá trình nấu sẽ giúp làm sạch và sát khuẩn cho da, mùi hương của tinh dầu lưu giữ trên da và tạo cảm giác thư giãn; nếu dùng để gội đầu sẽ giúp cho tóc mềm mại và bóng mượt.

Theo TS Bùi Mỹ Linh, giảng viên Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM, làn da, lỗ chân lông của sản phụ sau sinh chưa trở lại bình thường. Việc tắm bằng nước nấu từ các loại cây cỏ, hoa quả thiên nhiên có chứa tinh dầu, hương thơm rất tốt. Cách dùng là nấu nước sôi rồi cho các loại (tùy chọn): lá dứa, hoa sứ, hoa lan, hoa hồng, vỏ cam, quýt, bưởi đã được phơi khô vào. Cho nước sôi khoảng 5-10 phút rồi hòa thêm nước lạnh cho vừa đủ ấm để tắm hoặc lau người.

Làm tinh dầu thủ công

TS Võ Văn Năm hướng dẫn cách để bạn tự làm tinh dầu là gọt lấy phần vỏ bên ngoài của các loại quả bưởi, cam, chanh. Vắt tinh dầu vào trong một khay có chứa nước sạch. Đổ hỗn hợp này vào một cái chai và đóng nắp lại. Khi đó, tinh dầu sẽ nổi lên bề mặt nước. Dốc ngược chai xuống, phần tinh dầu sẽ tiếp tục nổi lên trên mặt nước, mở nắp chai cho phần nước chảy xuống dần sao cho giữ lại được phần tinh dầu. Số lượng tinh dầu thu được nhiều hay ít tùy thuộc vào khối lượng, chất lượng của phần vỏ mà bạn dùng và sự khéo léo của bạn. Phần tinh dầu thu được lúc này có thể pha vào nước để tắm, xông; đốt đèn khuếch tán tạo hương trong phòng; dưỡng tóc, massage (pha thêm với dầu dẫn xuất)…

Tinh dầu vỏ bưởi còn giúp kích thích mọc tóc. Người bị rụng tóc nhiều hoặc tóc thưa có thể dùng cách này để cải thiện mái tóc. Cách thực hiện là vắt trực tiếp tinh dầu từ vỏ bưởi vào chân tóc hoặc dùng tinh dầu đã chiết xuất theo cách tự làm ở trên để thoa vào chân tóc mỗi ngày.

“Luôn nhớ rửa sạch các loại lá, hoa và vỏ trước khi nấu hay vắt lấy tinh dầu. Không dùng tinh dầu nguyên chất cho các vùng da nhạy cảm, đối với phần mắt thì càng cần phải cẩn trọng vì có thể gây kích ứng, thậm chí gây mù mắt”, TS Võ Văn Năm lưu ý thêm.

1. Để áo quần, khăn tắm, khăn trải giường thơm tho, khi sấy quần áo, bạn hãy nhỏ 1 vài giọt tinh dầu bạn yêu thích vào 1 chiếc khăn bông nhỏ và cho vào máy sấy quần áo. Nhỏ 5 giọt tinh dầu vào ¼ tách nước xả vải hoặc nước lã và cho vào chỗ để nước xả trong máy giặt.

2. Tái sử dụng túi thơm: Bạn có thể tái sử dụng túi thơm (để trong tủ quần áo) bằng cách nhỏ vào đó 1 vài giọt tinh dầu yêu thích.

3. Làm nước hoa xịt phòng: Pha loãng tinh dầu cho vào bình xịt, sử dụng như nước hoa xịt phòng.

4. Sử dụng lò đốt tinh dầu để đốt tinh dầu khuyếch tán vào không khí.

5. Tạo nến thơm: Để tạo nến thơm, cho 1-2 giọt tinh dầu vào sáp nấu chảy.

6. Khử mùi thức ăn: Để xua tan mùi thức ăn khi nấu, đốt 1 vài giọt Đinh hương.

7. Massage giúp giảm đau cơ và đau khớp: Trộn 1 phần Quế, Xô thơm và Húng quế với 4 phần dầu Hạnh nhân hoặc các loại dầu thực vật khác. Sử dụng hỗn hợp này để massage giúp giảm đau cơ và đau khớp.

8. Làm dịu cơn đau đầu: Sử dụng tinh dầu Hương thảo hoặc tinh dầu Oải hương thoa phía sau cổ giúp làm dịu cơn đau đầu.

9. Để tạo dầu massage cho riêng mình, bạn pha từ 3-5 giọt tinh dầu yêu thích với 30ml (1 oz) dầu hạnh nhân hoặc bất kỳ dầu thực vật dưỡng da.

10. Nhỏ 10 giọt tinh dầu vào 1 cái hộp đựng bột ngô hoặc 1 bánh soda, trộn đều, để 1 hoặc 2 ngày. Sau đó rải lên tấm thảm nhà bạn, để 1 tiếng hoặc hơn, rồi dùng máy hút bụi hút đi.

11. Để tạo một vòng cổ chống bọ chét tự nhiên cho thú yêu của bạn, thấm ướt 1 sợi dây thừng nhỏ với tinh dầu Bạc hà cay hoặc Trà tràm, bỏ vào 1 chiếc khăn tay và cột lỏng quanh cổ thú yêu.

12. Để làm sạch, thơm tho cho đôi giày của bạn, hãy nhỏ 1 vài giọt Phong lữ trực tiếp vào giày hoặc đặt 1 miếng cotton có thấm 1 vài giọt tinh dầu Chanh. Đối với người bị bệnh nấm chân thì Trà tràm là tốt nhất.

13. Nhỏ 1 vài giọt tinh dầu yêu thích vào 1 miếng bông cotton và đặt nó vào túi của máy hút bụi. Chanh và Thông rất tốt.

14. Để làm thơm tho bếp và tủ, đặt 1 miếng bông cotton có thấm tinh dầu vào 1 góc kín đáo.

15. Để chống chuột hãy nhỏ 1 vài giọt tinh dầu Bạc Hà vào 1 miếng bông và đặt vào chỗ chuột hay đến.

16. Để làm thơm phòng tắm, hãy đặt 1 miếng bông có thấm tinh dầu thơm vào 1 gốc khuất, hoặc nhỏ tinh dầu trực tiếp lên vải lụa/ hoa khô trong phòng tắm.

17. 1-2 giọt Oải hương và Trà tràm có thể nhanh chóng chữa lành vết cắt, cào xướt hoặc phồng da chân.

18. Xà phòng tự làm rất thú vị và nó có thể chữa được bệnh. Hãy sử dụng xà phòng có chứa tinh dầu nguyên chất.

19. Túi thơm tự làm sẽ rất thơm khi pha tinh dầu với hoa và cỏ (thảo mộc).

20. Nhỏ tinh dầu lên bóng đèn hoặc lò sưởi giúp thơm phòng, đem lại cảm giác sảng khoái (không nhỏ tinh dầu lên ổ điện).

21. Dùng để ngâm tay: Pha loãng một vài giọt tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu yêu thích

22. Mẹo khi câu cá: Nhỏ 1- giọt tinh dầu cây Hồi lên đầu ngón tay trước khi mắc mồi. Cây hồi có thể giúp giấu đi hơi người làm cá sợ.

23. Có thể trộn hỗn hợp nhiều loại tinh dầu để tạo nước hoa yêu thích cho riêng mình. Pha 25 giọt hỗn hợp này với 30 ml perfume alcohol. Để 2 tuần trước khi sử dụng.

24. Để xua tan muỗi và các sâu bọ khi đi picnic, nhỏ 1 vài giọt tinh dầu Sả lên cây nến hoặc than.

25. Để loại trừ mụn cóc, hàng ngày hãy nhỏ 1 giọt tinh dầu Chanh trực tiếp lên, áp dụng cho đến khi mụn cóc rớt ra.

26. Hương thảo kích thích trí nhớ và sự tỉnh táo. Khi đi đường dài hoặc khi đọc báo, học tập thỉnh thoảng hãy hít loại tinh dầu này.

27. Sử dụng các loại tinh dầu sau để làm gia vị: Đinh hương, Quế, Vani. Hỗn hợp 1 vài giọt tinh dầu Quế, Hạt nhục đậu khấu và các loại khác, tinh dầu Phong lữ xịt khắp nhà sẽ tạo bầu không khí ấm cúng, vui vẻ. Tinh dầu Quế còn có thể sử dụng để lau sạch và đánh bóng đồ gỗ.

28. Để giúp tóc thêm dày và mượt, trộn 5 giọt tinh dầu hương nhu với 30ml dầu dừa bôi lên tóc, sau 15 phút xả lại bằng nước.

29. Để làm thơm cái làm dấu sách, văn phòng phẩm, giấy viết thư, nhỏ 1 vài giọt tinh dầu vào đó và bỏ vào bao nilon, đóng kín, để qua đêm trước khi sử dụng.

30. Để tạo đặc trưng cho món quà của bạn, trước khi tặng hãy nhỏ 1 vài giọt tinh dầu.
Khi tặng sách cho trẻ con, hãy dùng tinh dầu Cam; sinh viên: Bạc hà, Hương thảo, Húng quế…

31. Sau 1 đêm mệt mỏi, hãy sử dụng tinh dầu cây Bách xù, Tuyết tùng, Bưởi, Oải hương, Cà rốt, Thì là, Hương thảo, Chanh. Hãy tạo hỗn hợp các loại tinh dầu này và sử dụng 6-8 giọt khi tắm.

32. Tinh dầu Hương lau, Bách, Tuyết tùng, Hương trầm và Nhựa thơm có thể sử dụng để tạo hỗn hợp tinh dầu đốt tuyệt vời. Nhỏ 2-3 tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu này lên thanh củi, để 1 thời gian cho ngấm tinh dầu, sau đó cho vào lò đốt.

33. Để chống Ruồi và sâu bướm: xịt tinh dầu Oải hương lên khung cửa sổ phía bên ngoài.

34. Để giúp ngủ ngon: nhỏ 1-2 giọt tinh dầu Cúc la mã, Oải hương hoặc dầu hoa cam lên gối trước khi ngủ.

35. Khi chuyển đến nhà mới, để tạo bầu không khí quen thuộc, hãy xịt loại tinh dầu bạn yêu thích, sử dụng cho đến khi xua tan hết mùi mới.

36. Loại tinh dầu lý tưởng cho phòng ngủ là Cúc la mã, Phong lữ, Oải hương hoặc Chanh.

37. Có thể sử dụng tinh dầu sả Chanh để đánh bóng đồ đồng.

38. Sử dụng tinh dầu Chanh, Chanh sần, Bưởi, Cam hương, Quýt hoặc Cam vào nước cuối cùng khi lau tủ lạnh, tủ đông, lò viba.

39. Khi bị sưng hay bị bỏng, nhỏ tinh dầu Tràm trực tiếp lên chỗ đau.

40. Pha 1 giọt tinh dầu Bạc hà với ½ cốc nước, uống từ từ giúp tiêu hoá và giảm đau bao tử.

41. Nhỏ 1 giọt Cúc la mã lên khăn bọc 1viên nước đá giúp giảm đau răng ở trẻ em.

42. Dùng 6-8 giọt Khuynh diệp cho vào nước tắm giúp cơ thể mát lạnh vào mùa hè đồng thời cũng bảo vệ cơ thể vào mùa đông.

43.Cho vào kem dưỡng ẩm 1 giọt Phong lữ giúp da sáng hồng.

44. Nhỏ 1 – 2 giọt Hương thảo lên lược khi chải tóc để kích thích tóc mọc dày hơn.

45. Để tránh bị cảm cho một vài giọt Xạ hương vào máy khuyếch tán hoặc lò đốt

46. Để giảm sốt hãy tắm nước lạnh có nhỏ 1 giọt Khuynh diệp + 1 giọt Bạc hà + 1 giọt Oải hương.

47. Hỗn hợp Oải hương + Bưởi rất tốt cho văn phòng. Oải hương tạo bầu không khí trong lành, Bưởi khơi dậy các giác quan, kích thích sự sáng tạo.

48. Hỗn hợp Phong lữ + Oải hương + Cam hương giúp giảm phiền muộn và suy nhược cơ thể. Sử dụng 6-8 giọt hỗn hợp này cho vào bồn tắm hoặc máy khuyếch tán.

49. 1 giọt Cúc la mã + 1 giọt Oải hương + 1 giọt Phong lữ + 2 muỗng dầu Hạnh nhân:massage cho em bé rất tốt

50. 1 giọt Bạc hà + 1 muỗng cafe dầu thực vật: xoa bóp phía sau cổ giúp giảm đau đầu

Tinh dầu sả đã được sử dụng lâu đời, rất phổ biến trong y học từ Đông sang Tây do có nhiều công dụng thiết thực. Muốn tự chế tinh dầu sả thì chặt thân cây sả thành từng khúc dài độ khoảng ngón tay trỏ, đập dập.

Xếp các khúc sả vào đến ngang nửa một hũ thủy tinh. Sau đó, dùng một lượng rượu Vodka hoặc rượu đế loại tốt, pha với một lượng nước tương đương thành một dung dịch đổ vào vừa ngập mặt sả. Nếu không sử dụng được rượu thì có thể thay hỗn hợp rượu-nước bằng giấm ăn. Lưu ý các cọng sả phải ngâm ngập trong dung dịch. 
 

Video - Công Dụng, Cách Sử Dụng Củ Sả, Tinh Dầu Sả Để Làm Đẹp Và Chăm Sóc Sức Khỏe


Chỉ cần một cọng sả nhú lên khỏi mặt dung dịch thì sản phẩm sẽ rất mau hỏng.Kế tiếp, đậy nắp hũ lại, lắc nhẹ rồi đặt nơi thoáng mát, không có ánh sáng. Sau 3 ngày, bỏ cả phần nước và phần sả vào máy xay nhuyễn rồi cho vào hũ, đậy nắp và đặt lại chỗ cũ trong vòng 3 tuần. Tiếp đó là dùng vải lọc lấy phần nước và bỏ phần bã. Cần vắt kỹ phần bã lấy hết nước, bỏ vào lọ sạch, đậy nắp kín để sử dụng dần.

Có thể cho vài giọt vào chén trà nóng giúp làm khỏe đường tiêu hóa, thoa vào móng trị nấm móng, bỏ vào bồn tắm để thư giãn, nhỏ vào dầu gội đầu nhằm tạo mùi hương. Bạn cũng có thể xịt quanh nhà để tiêu diệt đám côn trùng như gián, kiến, đặc biệt là muỗi.