Cách viết thư xin lỗi bạn trai cực hiệu quả cho chàng càng yêu bạn hơn
Cách xin lỗi bạn gái khi giận hiệu quả nhất cho bạn gái yêu bạn nhiều hơn
Cách chữa bệnh lười học mùa thi rất hiệu quả
Bạn có biết một kế hoạch bán hàng thành công nên bao gồm những yếu tố nào không? Những câu hỏi xung quanh việc "Ai, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào?" có từng xuất hiện mỗi khi bạn nghĩ đến các biện pháp tăng doanh số bán hàng của công ty bạn không? Sau đây là một vài điều bạn cần lưu ý trước khi chuẩn bị một kế hoạch bán hàng.
Một kế hoạch bán hàng thành công
Xác định kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng nên ngắn gọn, đơn giản và có trọng điểm. Về cơ bản, kế hoạch bán hàng cần khôn khéo và thể hiện tính chiến lược nhằm thu hút các khách hàng mới. Thông thường, tỷ lệ phối hợp lý tưởng nhất sẽ là 75% doanh số bán hàng từ những khách hàng mới và 25% doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại.
Một kế hoạch bán hàng bao gồm bốn bộ phận cơ bản:
- Các chiến lược thu hút khách hàng mới,
- Các phương pháp thu hút khách hàng mới,
- Các chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại,
- Các phương pháp tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.
Trước khi triển khai chương trình bán hàng, bạn cần nắm vững một số khái niệm sau:
- Doanh số bán hàng chỉ tiêu (Sales quota): Đây là nhân tố rất quan trọng của kế hoạch bán hàng, có vai trò “giữ nhịp” cho hoạt động của bạn trong cả năm, đồng thời đưa ra các mục tiêu phụ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày để bạn thực hiện.
- Phạm vi, khu vực bán hàng (Sales territory): Đó là các thông tin liên quan đến khu vực địa lý, danh sách các thị trường cụ thể trong nước hay quốc tế, nơi bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh.
- Chiến lược (Strategy): Là những kế hoạch và đường hướng cần thiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Phương pháp hay chiến thuật (Tactic): Đây là những công việc cụ thể, những bước đi cần thiết của bạn khi thực thi kế hoạch bán hàng.
Các chiến lược và phương pháp thu hút khách hàng mới
1. Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần:
- Gửi không dưới 50 thư chào hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới các khách hàng mới.
- Gọi không dưới 50 cuộc điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng mới.
- Gặp gỡ trực tiếp với không dưới 20 khách hàng mới.
- Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.
- Tiến hành không dưới 5 buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
Chú ý: Số lượng thư chào hàng, cuộc điện thoại… có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn cần tính toán chính xác rằng bạn cần thiết lập quan hệ với bao nhiêu khách hàng để có thể đạt được chỉ tiêu về doanh số của bạn.
2. Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:
- Gia nhập và tham dự vào không dưới 3 hiệp hội nhà nghề hay các tổ chức mà những khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn thường tham gia.
- Tích cực tham dự các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.
- Mua danh sách địa chỉ của các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng giới thiệu theo những địa chỉ này.
- Nói chung cần tham gia tối đa vào các sự kiện xã hội, xuất hiện trên báo chí… để thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người.
3. Gia tăng sự nhận thức của cộng đồng về sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn:
- Tham sự vào tất cả các sự kiện do phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức.
- Chủ động tiếp xúc với ít nhất 12 tổ chức khác nhau trong địa phương có mối quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.
- Dành thời gian và một phần ngân sách nhất định của bạn cho ít nhất 3 tổ chức phi lợi nhuận.
- Gia nhập vào không dưới 3 liên hiệp khác nhau, chẳng hạn như Le Tip hay Business Networking International.
4. Thu thập lời giới thiệu từ các khách hàng mới:
- Trong vòng 30 ngày sau khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ hay giải pháp kinh doanh, bạn nên đề nghị mỗi khách hàng mới cho bạn biết ít nhất 3 cái tên và số điện thoại của những người mà họ biết rằng có thể sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.
Các chiến lược và phương pháp đối với những khách hàng hiện tại
1. Tạo ra một chương trình liên lạc thường xuyên:
- Liên hệ với từng khách hàng hiện tại ít nhất 1 lần/tháng, đưa ra những để nghị mới mà họ không thể nhận được từ bất kỳ ai khác.
- Xây dựng các bản tin hàng tháng thật hấp dẫn.
- Xây dựng các nhóm sử dụng (user-group) trong cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại của bạn.
- Tổ chức các buổi tranh luận trực tuyến hay ngoại tuyến cho các khách hàng hiện tại.
- Mời ít nhất 3 khách hàng hiện tại của bạn đi ăn trưa và mời một khách hàng mới cùng tham gia.
2. Điều tra, thăm dò trong số các khách hàng hiện tại:
- Xin phép đến thăm không dưới 3 nhà khách hàng để tìm hiểu, thăm dò ý kiến về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sử dụng.
- Đề nghị mỗi một khách hàng hiện tại giới thiệu về bạn tới những người quen biết của họ.
- Gặp gỡ, với tư cách cá nhân, các nhà quản lý cấp cao của công ty nơi khách hàng hiện tại của bạn đang làm việc.
Bây giờ đã đến lúc bắt tay vào thực hiện chương trình
Phần cuối cùng của kế hoạch bán hàng phải là các chi tiết về giới hạn thời gian hoàn thành từng chiến thuật mà bạn đã đề ra trên đây. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp lịch trình thời gian theo tuần để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn.
Nhưng mọi việc vẫn chưa kết thúc, dù bạn đã xây dựng xong cho mình kế hoạch bán hàng. Hãy đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được thực thi đúng lịch trình, đồng thời thường xuyên xem xét và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thực tế. Làm được như vậy, bạn mới có thể hoàn thành tốt kế hoạch bán hàng đã đề ra, hay đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội hoàn thành mục tiêu doanh số bán hàng của mình.
Viết 1 kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp, bạn phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tính khả thi của ý tưởng, và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày...
Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh ?
Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang Lập kế hoạch cho sự thất bại.
& đó chính là lý do phải lập kế hoạch kinh doanh.
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm 10 nội dung cơ bản sau:
1. Ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):
Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công.
Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.
2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals):
Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)
Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào...
4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.
5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.
6. Lên kế hoạch marketing:
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
Segment (phân loại khách hàng) Target (chọn khách hàng mục tiêu) Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
7. Lập kế hoạch hoạt động:
Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,... Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người:
Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh, bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ.
Phân công công việc và phân quyền rõ ràng.
Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.
Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.
9. Kế hoạch tài chính:
Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác)& Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại. Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn.
Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.
10. Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt.
Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.
Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.
Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.
Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.
Kết hợp mục tiêu kinh doanh + Mục tiêu cá nhânLà động lực lớn nhất để giúp bạn đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác
Ai cũng có thể biết rõ đó là bước đi đầu tiên cho một quá trình kinh doanh hiệu quả. Nhưng cách lập kế hoạch kinh doanh thì không phải ai cũng biết. Nhất là khi bạn chưa từng học qua một lớp kinh tế nào. Bạn muốn quá trình kinh doanh của mình mang lại thật nhiều lợi nhuận, mang về nhiều lợi ích, cũng không muốn phí phạm quá nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch kinh doanh với những sách lược thật chi tiết và cụ thể. Vậy cách lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là tốt nhất. Bạn hãy bắt đầu nhé.
1.Bước chuẩn bị : trước khi bắt tay vào viết kế hoạch kinh doanh, bạn cần thực hiện một số công việc chuẩn bị như tham khảo ý kiến về lập kế hoạch kinh doanh từ những lời khuyên của những công cụ có sẵn, những phương thức tiêu biểu; đồng thời thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ, đối thủ cạnh trang, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng ngành.
2. Đặt ra các mục tiêu kinh doanh của bạn. Cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn phải thể hiện được mục tiêu kinh doanh như một bức tranh rõ ràng. Trong đó, thể hiện đầy đủ các công việc bạn sẽ triển khai trong vòng vài năm tới. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi: Bạn sẽ bán sản phẩm gì, dịch vụ gì , các nhóm khách hàng và yêu cầu của khách hàng mục tiêu là gì, bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định bạn sẽ thành công trong tương lai, yếu tố nào trong việc kinh doanh của bạn khiến khách hàng chọn bạn chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Và một câu hỏi cũng không kém phần quan trọng đó là bạn trông chờ kinh doanh sẽ đền đáp cho bạn những gì. Một khi bạn trả lời được những câu hỏi đó, bạn dễ dàng quyết định được các mục tiêu kinh doanh ngay khi nghiên cứu thị trường.
3. Kế hoạch quản lý: bạn cần trình bày ý tưởng kinh doanh sẽ được tổ chức và điều hành ra sao , những khả năng quản lý nào thì phù hợp. Cách lập kế hoạch kinh doanh của mỗi người khác nhau nên trong phần này một số sẽ đưa luôn những vấn đề về pháp lý liên quan, có khi còn có cả luật sở hữu trí tuệ, giấy phép kinh doanh hay những điều gì đó tương tự.
4. Kế hoạch tiếp thị: cách lập kế hoạch kinh doanh của bạn cần xác định được:
Bạn bán dịch vụ gì, sản phẩm gì: bạn bán gì cho khách hàng, vòng đời của sản phẩm như thế nào, có sản phẩm nào thay thế đã xuất hiện trên thị trường hay chưa, sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay không.
Thị trường mục tiêu: quy mô thị trường như thế nào, vị trí địa lý, xu hướng của người tiêu dùng.
Khách hàng: Họ là ai, lý do gì khiến họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Đối thủ cạnh tranh: Họ là ai, họ cạnh tranh trên khía cạnh nào của sản phẩm, dịch vụ.
Kế hoạch tiếp thị của bạn cần chỉ rõ chiến lược bạn sẽ sử dụng để thu hút người tiêu dùng, kế hoạch bạn giữ chân khách hàng. Trong cách lập kế hoạch kinh doanh bạn cần thể hiện được bạn sẽ quảng bá và xây dựng hình ảnh kinh doanh của mình như thế nào.
5. Kế hoạch hoạt động: Bản kế hoạch kinh doanh của bạn cần thể hiện được các vấn đề hoạt động:
Con người: Nhân viên của bạn là ai, ai sẽ xúc tiến ý tưởng kinh doanh này.
Các quy trình: Những thủ tục và hệ thống nào phù hợp, quy trình sản phẩm đến tay người dùng như thế nào.
Nhà cung cấp: Ai sẽ là nhà cung cấp sản phẩm cho công việc kinh doanh của bạn, giá cả thế nào, chất lượng tốt không.
Thiết bị và công nghệ: Ai cung cấp, ai điều hành, lợi ích mang lại có lớn hơn?
Trụ sở: Bạn kinh doanh ở chỗ nào, vị trí, giá cả, và có thể là cả phong thủy vào đó nữa.
6.Kế hoạch tài chính: Bản kế hoạch kinh doanh cần thể hiện:
Bạn cần bao nhiêu vốn để hiện thực ý tưởng kinh doanh?
Các phân tích tài chính trong vài năm tới.
Nguồn tài chính là ở đâu?
7. Kế hoạch hành động: Nhiệm vụ cụ thể cần được tiến hành để thực hiện kế hoạch kinh doanh, người chịu trách nhiệm là ai.