Khi bụi bẩn rơi vào mắt, hoặc khi trong mắt bạn có cái gì đó cồm cộm, bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Bạn sẽ dùng tay chà xát mắt cho đỡ khó chịu, đỡ ngứa? Không nên nhé vì chà xát có thể làm võng mạc của mắt bị tổn thương đấy.
Dưới đây là những điều bạn nên làm khi bụi vào mắt:
- Nếu bạn đeo kính thì nhớ lấy kính ra trước khi tìm cách lấy dị vật ra khỏi mắt.
- Nếu dị vật ở trong điểm đen hoặc khu vực màu của mắt thì bạn cố gắng lấy chúng một cách thật nhẹ nhàng bằng nước. Nếu không lấy được thì bạn nên đeo kính mát và đến ngay các trung tâm y tế để được giúp đỡ.
- Nếu dị vật nằm ở phần trắng của mắt hoặc nằm dưới mi mắt thì nên dùng vải mỏng, gạc có thấm nước để đưa "anh chàng khó ưa" ra khỏi cửa sổ tâm hồn bạn.
- Nếu bụi bị dính vào nhãn cầu mắt thì nên đắp mắt bằng một miếng vải sạch và đến ngay với trung tâm y tế.
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã vài lần bị bụi “tấn công” vào mắt. Khi ấy, các bạn sẽ thấy mắt cộm, khó chịu và thậm chí không mở được mắt ra. Lúc này, cần phải làm gì nhỉ?
Tránh xa những cách xử lý sai lầm
Thông thường, đa số mọi người theo phản xạ tự nhiên sẽ đưa tay lên dụi để giảm khó chịu và mau chóng lấy được bụi ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây lại chính là cách làm sai lầm và dễ gây tổn thương cho mắt nhất.
Lý do là vì khi rơi vào mắt, bụi có khả năng chà sát tròng mắt bên trong gây ra các vết xước nhỏ. Việc dùng tay dụi sẽ thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình nguy hiểm này. Nhiều trường hợp may mắn thì tròng mắt chỉ ửng đỏ lên do bị kích ứng nhưng có những ấy quá mạnh tay hoặc gặp phải bụi, vật cứng to thì có thể còn bị rách võng mạc dẫn đến mù lòa.
Việc căng mắt ra để thổi cũng không hề đúng, vì bản thân trong không khí và nước bọt của người thổi cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra viêm nhiễm.
Phải xử lý như thế nào?
Mẹo đơn giản nhất lúc này là lợi dụng nước mắt. Ngay khi bị bụi rơi vào, hãy nhắm mắt lại và dùng tay di nhẹ mi mắt. Cách làm này sẽ giúp kích thích tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, nước mắt tiết ra nhanh và nhiều hơn giúp cuốn trôi bụi.
Nếu như đã thử cách làm này mà vẫn không hiệu quả thì có thể áp dụng cách lấy bụi như sau:
- Lấy một chậu nước tinh khiết ở nhiệt độ ấm. Chú ý không nên dùng nước nóng vì nó dễ gây bỏng võng mạc. Nếu có thể hãy sử dụng nước đóng chai cho đảm bảo còn không thì hãy xả vòi nước một lúc để cặn bẩn trôi hết, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Tiếp đó, hãy ngâm mắt bị bụi vào chậu nước trong khoảng 10 – 20 giây, vừa ngâm vừa chớp chớp mắt để loại bỏ tất cả các hạt cát.
Chú ý!
Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy tháo nó ra ngay khi bị bụi rơi vào mắt!
Hãy nhờ một người thân giúp đỡ chuẩn bị các bước lấy nước vì việc cố căng mắt ra có thể khiến bụi đi sâu vào trong hoặc di chuyển, cọ vào tròng mắt.
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt trong 48 giờ sau khi cát, bụi được lấy ra vì khi có vật lạ tiếp xúc với mắt, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện. Những dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ mắt, sưng tấy, mắt đau hoặc khó chịu và chảy nước mắt.
Không cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách. Nếu cảm thấy bụi không trôi ra hoặc mắt có dấu hiệu lạ, hãy mau chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Không đơn giản như chúng mình thường nghĩ đâu nha!
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã vài lần bị bụi “tấn công” vào mắt rồi phải không? Khi ấy, các ấy sẽ thấy mắt cộm, khó chịu và thậm chí không mở được mắt ra nữa cơ. Lúc này, chúng mình phải làm gì nhỉ?
Tránh xa cách xử lý “sai be bét”
Thông thường, đa số mọi người theo phản xạ tự nhiên sẽ đưa tay lên dụi để giảm khó chịu và mau chóng lấy được bụi ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đây lại chính là cách làm sai lầm và dễ gây tổn thương cho mắt nhất.
Lý do là vì khi bụi rơi vào mắt, nó có khả năng chà sát tròng mắt bên trong gây ra các vết xước nhỏ. Việc ấy dùng tay dụi sẽ thúc đẩy nhanh và mạnh hơn quá trình nguy hiểm này. Nhiều trường hợp may mắn thì tròng mắt chỉ ửng đỏ lên do bị kích ứng nhưng có những ấy quá mạnh tay hoặc gặp phải bụi, vật cứng to thì có thể còn bị rách võng mạc dẫn đến mù lòa đấy!
Việc căng mắt ra để thổi cũng không đúng đâu vì bản thân trong không khí của chúng mình và nước bọt của người thổi cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra viêm nhiễm.
Vậy tớ phải làm thế nào đây?
Mẹo đơn giản nhất lúc này là lợi dụng nước mắt của chúng mình đó nghen! Ngay khi bị bụi rơi vào, các ấy hãy nhắm mắt lại và dùng tay di nhẹ mi mắt. Cách làm này sẽ giúp kích thích tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, nước mắt tiết ra nhanh và nhiều hơn giúp chúng mình cuốn trôi bụi.
Nếu như các ấy đã thử cách làm này mà vẫn không hiệu quả thì có thể áp dụng cách lấy bụi như sau:
- Lấy một chậu nước tinh khiết ở nhiệt độ ấm. Các ấy chú ý không nên dùng nước nóng vì nó dễ gây bỏng võng mạc nghen! Nếu có thể hãy sử dụng nước đóng chai cho đảm bảo còn không thì hãy xả vòi nước một lúc để cặn bẩn trôi hết, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Tiếp đó, hãy ngâm mắt bị bụi vào chậu nước trong khoảng 10 – 20 giây, vừa ngâm vừa chớp chớp mắt để loại bỏ tất cả các hạt cát.
Chú ý, chú ý nè!
Nếu ấy đeo kính áp tròng, hãy tháo nó ra ngay khi bị bụi rơi vào mắt nhá!
Hãy nhờ một người thân giúp đỡ ấy chuẩn bị các bước lấy nước vì việc cố căng mắt ra có thể khiến bụi đi sâu vào trong hoặc di chuyển, cọ vào tròng mắt.
Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt trong 48 giờ sau khi cát, bụi được lấy ra vì khi có vật lạ tiếp xúc với mắt, nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện. Những dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm đỏ mắt, sưng tấy, mắt đau hoặc khó chịu và chảy nước mắt.
Không cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách. Nếu cảm thấy bụi không trôi ra hoặc mắt có dấu hiệu lạ, hãy mau chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nha!
Đang có cuộc sống yên lành, bỗng đến một ngày bác sĩ thông báo mắt bạn không thể nhìn thấy được nữa do sẹo mắt hoặc phải mang mắt giả chỉ vì do bất cẩn để mắt chấn thương, nhiễm trùng do… bụi. Phải làm sao?
Nguy cơ mang mắt giả vì bụi!
Trên đường chạy xe máy từ cơ quan về nhà, anh N.V.M. 42 tuổi bị bụi đường văng vào mắt. Thấy cộm xốn, anh dụi mắt nhiều lần rồi ghé tiệm thuốc Tây gần nhà mua một chai thuốc nhỏ mắt không rõ loại. Do công việc bận rộn nên anh không đến khám chuyên khoa Mắt mà vẫn tiếp tục dùng thuốc đã mua.
Hôm sau mắt vẫn cộm xốn; đến buổi chiều tối thì mắt đau nhức, đỏ nhiều hơn và đốm trắng trên giác mạc lan rộng. Khi đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Mắt, bác sĩ cho biết anh bị dị vật giác mạc gây viêm loét giác mạc do nấm sợi có vách ngăn và trực khuẩn mủ xanh. Sau khi khám mắt và xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa Mắt cho hay giác mạc của anh N.V.M. bị hoại tử rộng, thị lực không còn nhìn thấy gì ngoại trừ ánh sáng của đèn pin.
Bác sĩ Trần Kế Tổ - Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, đây là một biến chứng thường gặp khi giác mạc bị chấn thương do bụi, dị vật mà không được lấy ra đúng phương pháp hoặc do dùng thuốc nhỏ mắt không phù hợp. Những bệnh nhân rơi vào trường hợp này đều phải nhập viện để điều trị. Nếu nhập viện trễ hoặc điều trị không phù hợp thì giác mạc bệnh nhân sẽ dễ bị hoại tử rộng, lúc đó, việc điều trị sẽ phức tạp hơn và khả năng bỏ mắt, mang mắt giả là rất lớn.
Làm sao để bảo vệ mắt?
Hiện nay TPHCM có công trình xây dựng khắp nơi, do đó, chúng ta cần mang kính khi đi đường để ngăn ngừa bụi tiếp xúc với nhãn cầu mắt. Và tốt nhất là mang nón bảo hiểm có kính bao khắp khuôn mặt để ngăn bụi lọt vào.
“Đối với những người làm việc có nguy cơ bị chấn thương mắt như thợ sắt, thợ mộc, thợ hồ, người làm vườn, xịt thuốc trừ sâu… phải luôn mang kính bảo vệ mắt” - Bác sĩ Trần Kế Tổ khuyến cáo. Khi bị bụi văng vào mắt, bệnh nhân không nên cố gắng dụi mắt hoặc nhờ người khác thổi vào mắt vì càng dụi, càng thổi giác mạc càng dễ trầy xước nhiều hơn, nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn.
Đơn giản nhất có thể đẩy dị vật ra ngoài là dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắm lấy một phần da ở mí trên rồi đẩy mí mắt nhẹ nhàng xuống dưới trong khi mắt luôn nhìn xuống dưới để tránh chạm vào giác mạc. Nếu sau khi thực hiện thủ thuật này mà mắt vẫn cứ cộm xốn thì buộc bệnh nhân phải đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt ở các hiệu thuốc Tây khi không có toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa vì bệnh nhân dễ mua phải các loại thuốc có chứa corticoides như dexamethasone, prednisone… sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng trên giác mạc. “Chúng ta chỉ biết bị chấn thương khi đã bị chấn thương” nên việc phòng ngừa là yếu tố quan trọng nhất để đôi mắt luôn là cửa sổ tâm hồn.
(ST)