Cách giải quyết công việc hiệu quả và khoa học nhất
8 lợi ích không ngờ của việc thất bại trong công việc
Các bước lập kế hoạch công việc khoa học, hiệu quả
Cách viết thư ngỏ mời hợp tác hiệu quả giúp công việc của bạn suôn sẻ
Từ lúc chào đời chúng ta đã bắt đầu vô vàn các tình huống nói hàng ngày. Dù từng hình thức nói chuyện đều có chốn riêng của chúng, nhưng không có loại chuyện trò nào hiệu quả bằng cách ăn nói đẹp lòng người khác. Bất kể bạn học cách lấy lòng ông sếp kỹ tính, cô bạn gái bướng bỉnh hay một người bạn mà bạn muốn nhờ vả, nói năng ngọt ngào là một ngôn ngữ nhất định đáng mài sắc. Hãy tăng sự nhuần nhuyễn của bạn trong hình thức giao tiếp quý giá này bằng các bước sau:
Tôn trọng
Ai cũng muốn được người khác tôn trọng. Hãy khiến người khác cảm thấy được tôn trọng và cảm kích bằng sự tập trung chú ý qua cử chỉ và lời nói, như bằng mắt và phong thái cởi mở, để họ biết rằng bạn đánh giá cao ý kiến và sự đồng hành của họ. Bằng cách khiến người khác cảm thấy đặc biệt họ sẽ có khả năng đáp lại bạn nhiều hơn.
Đem lại nụ cười
Khi bạn học cách nói khéo, hãy nhớ rằng: một trong những chìa khóa thuyết phục người khác là đặt họ vào trong đúng trạng thái. Rượu dĩ nhiên có giúp ích nhưng bạn cũng có thể ‘làm dịu tình hình’ bằng những câu bông đùa hay liên hệ với những mẩu chuyện hài hước. Khi bạn cười, cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn, và khi cả thế giới cười chẳng có giới hạn về những việc bạn có thể làm. Chỉ đảm bảo rằng phong cách hài hước của bạn phù hợp với người nghe. Rốt cuộc thì chẳng có gì tồi tệ hơn một câu đùa không phù hợp phá hỏng cả một buổi tối đầy thiện chí.
Chú ý đến cái tôi của họ
Tâng bốc, như diễn viên Mae West từng nói, sẽ mang bạn đi mọi nơi. Các nghiên cứu cho thấy đàn ông phản ứng thiện chí nhất khi họ được khen ngợi về trí thông minh và sức mạnh, trong khi phụ nữ thường có khuynh hướng nồng nhiệt hơn cả khi được khen về sắc đẹp và sự duyên dáng. Một bí quyết để làm đẹp lòng người khác là đánh bóng những lời khen của bạn cho từng người và cho chúng một cách vừa phải để chúng có ‘tác động’ nhất định. Ghi nhớ những lời trong bộ kinh thánh Rig Veda của Ấn Độ: “Người ăn nói đẹp lòng người khác sẽ sống cả ngày trong hạnh phúc”.
Nếu bạn không thoải mái với việc khen tặng ai đó một cách bất ngờ, hãy cho họ cơ hội ‘phô trương’ về điều gì đó họ tự hào, khi đó bạn có cơ hội khen họ một cách hợp lý. Bằng sự chân thành và tôn trọng bạn sẽ khiến lời đề nghị của mình thoải mái hơn nhiều.
Khéo léo nhắc về những điều tốt bạn đã làm cho họ
Tế nhị tránh sự từ chối của người khác bằng cách nhắc họ nhớ bạn đã giúp đỡ họ trong quá khứ như thế nào. Chẳng hạn bạn đã đồng ý đi làm vào một cuối tuần dài hay giúp dọn dẹp nhà cửa ra sao. Dù thế nào thì một hành động tốt đáng một sự đáp lại tương tự và là cơ hội để bạn được đáp trả khi cần.
Chú ý đến mối liên quan
Người ta sẽ hưởng ứng bạn một cách thiện chí hơn nếu bạn và họ chia sẻ một sự kết nối thân mật nào đó. Đó có thể đơn giản như có cùng một người quen hay từng bị muỗi chích ở chung một trại hè nào đó. Bất kể mối nối là gì, khi bạn muốn nịnh ai đó, sử dụng mối chia sẻ đó để mang bạn đến gần nhau hơn.
Quyến rũ họ
Nếu bạn may mắn có sự quyến rũ tự nhiên, bạn đã đi trước một bước trong cuộc chơi rồi. Nhưng quyến rũ là gì? Theo lời của triết gia Albert Camus, duyên dáng “là một cách nhận được câu trả lời có mà không cần đặt câu hỏi rõ ràng” và điều đó có được qua cách tạo sự nồng ấm làm yên lòng người khác và sự tự tin trong im lặng. Không có sự quyến rũ nào có tác động mạnh như sự quyến rũ của một tính tình vui vẻ, cho nên bạn hãy lạc quan và sự tích cực của bạn sẽ đảm bảo mang người khác về dưới sự thu hút của bạn.
Nghĩ trước khi nói
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thiếu tinh tế là không suy nghĩ kỹ trước khi nói. Bạn sẽ biết làm cách nào lấy lòng người khác nếu dành vài phút sắp xếp những suy nghĩ của mình, bạn sẽ ngạc nhiên là mình có thể diễn đạt hiệu quả những gì trong đầu.
Giữ các mục tiêu cho riêng bạn
Không ai muốn bị xem là ‘sử dụng’. Thế nên hãy giữ những động cơ cho mình bởi vì không có khối lượng vỗ về hay xu nịnh nào giúp ích nếu người khác cảm thấy họ đang bị đối xử giống như quân bài. Dù rằng việc cho người khác biết ý định của bạn là quan trọng, họ không nhất thiết phải biết những mục tiêu nào đó của việc bạn đang làm.
Có thể bạn muốn ghi nhớ lời của nhà văn châm biếm La Mã Petronius, người từng cho rằng “Vẻ đẹp bên ngoài thôi không đủ, để thu hút người khác phải dùng lời nói, sự dí dỏm, vui vẻ, tâng bốc, và tiếng cười để vượt lên những quà tặng của tự nhiên.” Kết hợp những kỹ năng quý giá này vào công việc hàng ngày và cuộc sống cũng như lời nói của bạn sẽ ngọt ngào hơn bao giờ hết.
Sự ủng hộ và tôn trọng của đồng nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong thành công của bạn. Nói một cách đơn giản, mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cuộc sống công sở “ dễ thở” hơn.
Dưới đây là 8 cách giúp bạn chiếm được tình cảm của những người làm việc cùng:
1. Luôn thân thiện
Danh tiếng của bạn không chỉ được hình thành bởi chất lượng công việc mà còn ở thái độ của bạn. Hãy mỉm cười và chào hỏi những người bạn gặp ở hành lang công ty. Đó là cách đơn giản nhất để thể hiện thái độ thân thiện và tích cực. Những hành động nhỏ nhưng hiệu quản lớn khác là mở cửa, giữ thang máy chờ đồng nghiệp. Ấn tượng tốt về vẻ ngoài thân thiện sẽ khiến mọi người muốn làm việc cùng bạn.
2. Chủ động giúp đỡ đồng nghiệp
Giữa các nhiệm vụ của mình, bạn có thể dành chút thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Nhưng nếu khi bạn thảnh thơi, có đồng nghiệp đang bị stress vì một dự án lớn, hãy đề nghị giúp đỡ anh/ cô ấy. Đồng nghiệp sẽ đánh giá cao hành động đẹp này và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần ở những lần sau.
3. Tình nguyện thực hiện một dự án ít được chú ý
Tất nhiên, bạn có thể không thấy nó thú vị. Nhưng nếu tình nguyện thực hiện, bạn có thể tạo danh tiếng như một thành viên trong nhóm, đồng thời xây dựng những kĩ năng mới trong quá trình làm việc. Thêm nữa, những dự án như thế này đôi khi khiến sếp chú ý tới bạn hơn.
4. Ghi điểm từ những hành động nhỏ
Bạn có thể tránh trở thành nguyên nhân khiến công việc của mọi người buồn tẻ hơn chỉ bằng một số việc làm nhỏ. Ví dụ, hãy dọn dẹp phòng nghỉ cho mọi người, bỏ giấy vào khay in khi hết, lấy nước uống… Còn nếu bạn không thể sửa những thiết bị mình làm hỏng, hãy nhanh chóng thông báo cho người có thể giúp đỡ thay vì che giấu.
5. Chú ý tới những thói quen gây phiền hà của bạn
Hãy cố gắng tránh làm đồng nghiệp phát cáu, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường cởi mở, nơi mọi người gần gũi với nhau. Ví dụ, nếu bạn thích nghe nhạc ở bàn làm việc, hãy đeo tai nghe. Đừng vì cho rằng ai cũng thích nghe nhạc mà bật loa ngoài bởi nó dễ khiến mọi người mất tập trung. Hoặc nếu bạn thích ăn sầu riêng, đừng ăn tại bàn làm việc vì mọi người có thể khó chịu với mùi của nó.
6. Ăn trưa cùng nhân viên mới
Chắc hẳn bạn còn nhớ cảm giác của mình trong ngày đầu tiên đi làm, không quen biết ai và thắc mắc về mọi thứ: máy photocopy ở chỗ nào, sử dụng máy fax sử dụng ra sao… Nhân viên mới cũng sẽ trải qua những điều tương tự. Và bạn, với tư cách một người đi trước, có thể giúp đỡ họ bằng cách rủ anh/ cô ấy ăn trưa và giải thích những quy tắc riêng của văn phòng, đồng thời giải đáp thắc mắc của họ. Những hành động đẹp sẽ được đồng nghiệp ghi nhớ.
7. Lắng nghe
Bạn có thể chắc chắn rằng ý tưởng giải quyết vấn đề của mình là tốt nhất nhưng hãy lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp trước khi đưa ra quan điểm của bạn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đồng nghiệp và cho họ thấy bạn đánh giá cao ý tưởng của họ. Thêm nữa, bạn cũng có thể rút ra điều gì đó từ ý kiến của họ để bổ sung cho giải pháp của mình.
8. Ghi nhận nỗ lực của đồng nghiệp
Đây có thể là nguyên tắc quan trọng nhất. Khi một đồng nghiệp giúp đỡ bạn, đừng quên cám ơn. Nếu sự nỗ lực của anh/ cô ấy nổi bật và đáng ghi nhận, hãy thông báo cho sếp biết.
Và cuối cùng, hãy nhớ nguyên tắc vàng khi tương tác với mọi người trong văn phòng: Đối xử với mọi người theo cách bạn muốn mọi người đối xử với mình. Theo cách đó, bạn sẽ tạo được “ tiếng thơm” là một đồng nghiệp thân thiện và tốt bụng.
Đó là điều đơn giản để thu hút và làm người khác thấy vui ngay lần gặp đầu tiên. Rubin. Plus giải thích rằng "Hầu hết những người có ấn tượng với bạn sẽ luôn làm bạn mỉm cười,". "Vì vậy, đừng lo lắng phải nghĩ ra hàng triệu câu chuyện hài hước. Thay vào đó, tập trung chăm chú lắng nghe là một cách hiệu quả làm cho cuộc trò chuyện thêm thú vị. Nó cho đối phương biết rằng bạn rất hứng thú với câu chuyện của họ. " Trong mọi cuộc nói chuyện lần đầu, một điều không thể tránh khỏi là các cuộc hội thoại sẽ xoay quanh các câu hỏi và câu trả lời. Vì thế bạn không nên “lảm nhảm” về bản thân, điều này có thể khiến người khác bực bội nhưng không chia sẻ gì về mình cũng không nên. "Vì vậy, tôi cố gắng chia sẻ điều gì đó về chính mình," Rubin đã nói. "Điều này đảm bảo rằng cuộc hội thoại không phải là cuộc độc thoại.". Bạn có thể tiết lộ một vài thông tin về bản thân nhưng không quá nhiều. Nó sẽ khiến người đối diện quan tâm và tò mò về bạn. Và họ sẽ muốn gặp bạn một lần nữa để tìm hiểu. Trong lần hẹn đầu tiên, tư thế ngồi là điều rất quan trọng bởi nó sẽ nói lên một điều gì đó về bạn thân bạn.. Nó cho người khác thấy mức quan tâm của bạn với câu chuyện của họ như thế nào, vì vậy hãy để ngôn ngữ cơ thể làm điều đó. Rubin nói "Nếu bạn đang nói chuyện với một ai đó, bạn nên nhìn thẳng và hơi nghiêng về phía họ,". Gật đầu, cười khi họ nói chuyện và dùng ánh mắt để cho thấy bạn rất thích thú với những gì họ đang nói. "Không để túi xách ở phía trước bạn hay qua cánh tay hoặc chân của bạn . Điều này làm cho đối phương cảm thấy bạn có vẻ không hứng thú với câu chuyện của họ. "Đừng để ngôn ngữ cơ thể làm ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện của bạn". Cũng không nên nhìn lướt qua đám đông ai đó đang nói chuyện với bạn, bởi "Hành động này có thể làm cho người ta cảm thấy rằng bạn đang chán với cuộc trò chuyện của họ”. Hãy nhớ rằng trò chuyện cũng giống như một trò chơi. Tôi là sợi dây cao su và bạn là keo dính. Nhũng gì bạn nói ra rất có thể sẽ bị dội ngược lại về phía bạn. "Những đặc điểm mô tả mà bạn sử dụng để nói về người khác sau lưng họ sẽ làm họ nhớ rất lâu.. Vì thế, hãy cẩn trọng với những lời nói và cả hành động của mình. Hãy luôn là người đi tiên phong và mỉm cười . "Nó cho thấy bạn không là phải người luôn xem trọng bản thân và như thế, người khác sẽ thấy thoải mái hơn”. Kết quả là bạn nhanh chóng trở tâm điểm và người khác sẽ không tiếc lời khen ngợi khi nói về bạn. Nhưng đừng lạm dụng nó bằng cách bi quan hay chê bai người khác vì nó làm cho họ không chắc chắn về cách họ phản ứng lại bạn". Dù đó là một người mới quen hoặc một người bạn cũ, nhờ họ giúp đỡ cái gì đó có thể thiết lập mối quan hệ bền vững. "Tất nhiên nếu tôi mới gặp một người nào đó, tôi sẽ không yêu cầu họ cho tôi mượn 50 USD hoặc chăm sóc con chó con của tôi," Rubin quips cho biết, “nhưng thử hỏi họ trông túi đồ của bạn trong ít phút, hoặc hỏi họ ở đâu bán hamburger ngon” thì không có vấn đề gì. Hoặc đơn giản, bạn gặp một rắc rối nào đó trên đường về, bạn thể hiện sự tin tưởng vào họ, hỏi họ để được chỉ dẫn, ý kiến hay lời khuyên của họ và cho rằng lời khuyên của họ rất có ý nghĩa với bạn. Bạn có thể làm điều này bằng giọng nói nhẹ nhàng hoặc bằng một cái ôm hay một nụ hôn khi thích hợp. Đưa ra một cử chỉ để cho thấy rằng bạn xem trong giá trị tình bạn chân thành của họ. "Điều này trái ngược với cách nghĩ của nhiều người, vì hầu hết họ đều có thể chào hỏi nhiệt tình hoặc rất lịch sự nhưng chưa chắc đã thiện chí”. Đối với những người bạn gần gũi hơn, ghi nhớ ngày sinh nhật của họ, gửi một tin nhắn để nói lời chào hay tặng những hình ảnh mà bạn cho là họ thích sẽ là một điều tuyệt vời Rubin nói rằng "Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong lần đầu tiên gặp mặt", "nhưng để nhớ têncủa ai đó hoặc nói với họ rằng bạn nhớ là đã gặp họ từ trước thì đó thực sự là một tín hiệu tốt." Nó cho thấy rằng bạn luôn nhớ được họ, và họ thêm yêu mến bạn. Khi họ giới thiệu về bản thân trong lần đầu tiên gặp mặt. Cách tốt nhất là cố gắng ghi nhớ tên hoặc biệt danh của họ. Bạn không bao giờ biết những gì một người bạn mới quen phải trải qua, để tiếp cận được thông tin cá nhân của đối phương cũng phải “khéo”. Bạn cũng phải lưu ý một số câu hỏi vu vơ có thể làm người đối diện thấy khó chịu. Ví dụ bạn có thể làm họ thấy tự ái khi bạn hỏi về công việc trong khi họ đang bị sa thải hoắc bị thất nghiệp. Thay vào đó, Rubin khuyên bạn nên đưa các ra các truy vấn lành tính như: “Luôn là người bận rộn trong những ngày này" hoặc "Bạn đã làm được những gì rồi?". Điều này cũng tốt nếu bạn đã gặp một người trước đây rồi nhưng không nhớ những gì họ làm nghề gì. Hơn nữa, nếu họ không muốn để cập đến chuyện riêng của họ thì họ có thể nói những câu chuyện thoải mái hơn, giống như một chuyến đi hoặc một sở thích cá nhân.
1. Hãy nhớ ngày sinh nhật của đối tác để chúc mừng. Mách cho bạn một bí quyết nhỏ để biết ngày sinh của một ai đó nhé! Trong câu chuyện vãn, bạn gợi hỏi xem người đó có tin vào tử vi không, liệu năm sinh tháng đẻ có ảnh hưởng đến tính cách con người không? Sau một đôi câu, dĩ nhiên là bạn có được thông tin. Đánh dấu vào cuốn lịch, và đến ngày sinh nhật của người đó, biết đâu bạn là đồng nghiệp duy nhất gọi điện chúc mừng? Cơ hội thành công chính là ở những chi tiết đó đấy! 3. Một bí quyết không kém phần quan trọng: Gọi tên của người đối thoại, thay vì những đại từ chung chung. Ai cũng vậy thôi, rất nhạy cảm và rất yêu tên mình, bởi tên chúng ta gắn liền với cá nhân, với cái vị kỷ của ta. Nhớ được tên người đối thoại để xưng hô trong lúc trò chuyện là một cách gây cảm tình “đảm bảo có hiệu quả”. Song điều cốt yếu là bạn phải nhớ chính xác tên người đó, bởi nhầm tên thì sẽ tệ hại hơn nhiều. 4. Hãy biết lắng nghe tâm sự của người khác. Xét cho cùng, ai trong chúng ta mà chẳng coi những vấn đề của bản thân là quan trọng nhất? Bởi vậy, hãy cho người đối thoại cơ hội được bộc bạch lòng mình, hãy chăm chú nghe, cảm thông, góp vài lời khuyên nếu thấy cần thiết. Có thể có người cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể bày tỏ được ý muốn "lấy lòng" người khác bằng thái độ và hành động cụ thể. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Bởi ngợi khen bằng lời vẫn là phương pháp biểu đạt tốt nhất thiện ý của bạn với đối phương.
Cách làm bánh xèo Nhật khác lạ và cực ngon Cách làm bánh tằm bì vừa ngon vừa lạ Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà Tự làm gối trái tim cực đẹp Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội Để công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn Cách dùng dầu dừa cho tóc thật hiệu quả, giúp tóc luôn mượt mà Tặng quà cưới cho người thân Những ca sĩ hát nhạc Trịnh hay nhất Cách làm vòng tay bằng dây cực đẹp, chỉ trong nháy mắt Cách làm chả quế thơm lừng ngon ơi là ngon Cách làm chả ốc lá lốt cực ngon và lạ miệng Cách làm chả cốm thơm ngon chiêu đãi cả nhà Cách làm vịt nướng hấp dẫn cả nhà Cách nấu canh cải cá rô đồng cực ngon, không bị tanh Cách làm canh cà bung cho ngày cuối tuần thêm ấm áp Dấu hiệu chàng chán bạn Cách để quên một người một cách dễ dàng Vì sao trẻ biếng ăn Vì sao trẻ chậm tăng cân Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mẹ bớt vất vả Cách chữa chuột rút hiệu quả Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu Các loại hoa màu tím kiêu sa Những kiều nữ của Ưng Hoàng Phúc Dấu hiệu chàng muốn cưới bạn Dấu hiệu chàng muốn quay lại với bạn Dấu hiệu chàng có người khác Vì sao trẻ chậm mọc răng Cách học bài nhanh thuộc giúp trẻ rèn luyện thói quen ghi nhớ lâu Cách chữa ong đốt hiệu quả, giúp bạn hết đau buốt Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết Chữa sâu răng dân gian hiệu quả Ý nghĩa của các nụ hôn Cách trang trí tường nhà thật đẹp Trang trí căn hộ chung cư giúp bạn cải thiện không gian sống Mẫu áo khoác mặc với váy Những kiểu tóc của Mai Phương Thúy Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán Cách làm thạch xoài thơm ngon trong nháy mắt Cách làm thạch rau câu hoa quả bắt mắt chiêu đãi cả nhà (ST).
Tuy nhiên, khi chúng ta muốn thể hiện "những lời có cánh" đó tới đối phương cũng cần có nghệ thuật, cần tế nhị, chứ không nên thô cứng.
Trước hết hãy đề cập đến những gì liên quan đến anh ta bằng những lời nói cung kính, trân trọng. Còn phần mình thì nên nói một cách vừa phải, ý khiêm nhường, tránh tâng bốc, khoe khoang.
Bạn đừng cho rằng làm như vậy là tâng bốc người khác, nếu nó được dùng một cách thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến đối phương cảm thấy dễ chịu và thiện cảm với bạn.
Thường thì nhân viên trong công ty rất ít quan tâm đến việc cấp trên đi công tác về. Kỳ thực đây chính là một cơ hội rất tốt. Một nhân viên lịch thiệp, lúc này sẽ bước tới đón cấp trên, đồng thời không thể quên nói những câu như: "Giám đốc (hoặc xưng theo chức vụ) anh đã về rồi! Anh vẫn khỏe chứ? Chắc là mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ạ?... Sau đó xách đồ đạc giúp ông ta, và nhắc thư ký hoặc đích thân mình đi pha trà mời ông ta. Lời nói và thái độ ân cần của bạn là một cách "lấy lòng" khá hiệu quả đấy. Chẳng ai lại không hài lòng khi cấp dưới của mình quan tâm, chu đáo với mình như vậy, phải không?
Những việc nhỏ như vậy thường khiến cấp trên nhớ lâu. "Người không làm được việc nhỏ thì làm sao làm được việc lớn"- có lẽ đó là một tiêu chuẩn mà đa số lãnh đạo dùng để đánh giá cấp dưới của mình.
Lại nữa, khi ăn cơm trưa, không nên lúc nào cũng chăm chú với các đồng nghiệp của mình, hãy đánh tiếng chào mời cấp trên. Có thể cấp trên còn bận những việc khác nên không đi ăn cùng được, nhưng một tiếng chào sẽ để cho người ta cảm giác khác hẳn so với trường hợp mà khi cấp trên còn ngồi đó, vừa tới giờ ăn trưa là râm ran cùng các đồng nghiệp khác rời vị trí.
Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, giáo huấn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những lời huấn dụ say sưa của ông ta. Với những nhân viên chịu chăm chú lắng nghe những lời của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.
Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình phát ngôn. Khi nghe cấp trên nói chuyện, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn. Lúc đầu sẽ có chút gượng, nhưng mấy lần sau tự nhiên sẽ quen.
Tóm lại, dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với cấp trên những lời "kính trọng" với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những dặn dò của cấp trên với thái độ "cung kính" và tác phong nhanh nhẹn.