Cách lấy lòng thầy cô giáo của học sinh khôn ngoan
Cách lấy lòng thầy cô giáo siêu dễ
Cách lấy lòng thầy cô giáo để luôn được yêu quý
Thầy cô có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình và kết quả học tập của chính bạn. Vậy thì sao chúng mình không thử tìm cách để lấy lòng giáo viên một cách tích cực hơn, phải không?
CÁCH LẤY LÒNG THẦY CÔ GIÁO
Những mẹo nhỏ.
Chắc hẳn, đối với các bạn học sinh, sinh viên, làm thế nào để đạt thành tích cao trong học tập và luôn được thầy cô yêu mến là điều rất quan trọng. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc 3 mẹo nhỏ để “lấy lòng” thầy cô và đạt điểm cao trong học tập.
Mẹo nhỏ số 1: “LUÔN VÀO LỚP ĐÚNG GIỜ VÀ NGỒI BÀN ĐẦU”
Vào lớp đúng giờ thể hiện sự tôn trọng của bạn đến tiết học, thầy cô và việc học nói chung. Trong lớp, bạn nên chọn chỗ ngồi ở những dãy bàn đầu tiên, gần bục giảng. Điều này rất quan trọng. Vì nó giúp bạn tập trung lắng nghe bài giảng, không bị phân tán tư tưởng bởi những cuộc nói chuyện riêng trong lớp (chủ yếu phát ra từ cuối phòng học). Thầy cô sẽ rất hào hứng, nếu bạn chú ý nghe giảng với sự thích thú được biểu hiện trên khuôn mặt (“mắt chữ O, miệng chữ A” ).
Chú ý: Khi ngồi bàn đầu, thầy cô rất dễ phát hiện mọi cử chỉ, hành động của bạn. Vì vậy tuyệt đối không nên nói chuyện riêng, làm việc riêng, đặc biệt là ngủ gật (!).
Mẹo nhỏ số 2:“HĂNG HÁI PHÁT BIỂU Ý KIẾN VÀ ĐƯA RA CÂU HỎI”
Đa phần thầy cô giáo luôn muốn tiết học trở nên thú vị và gây ra sự hứng thú, sôi nổi cho học sinh. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng giơ tay phát biểu ý kiến thật nhiều, để thể hiện sự ham học hỏi, hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, nếu có điều gì còn thắc mắc, bạn cũng nên trực tiếp hỏi thầy cô vào giờ giải lao. Không nên giấu dốt.
Chú ý: Ý kiến mà bạn đưa ra phải nằm trong phạm vi đề tài tiết học. Tránh nói nhảm, nói không đúng chủ đề, nói linh tinh, gây mất tập trung cho cả lớp. Khi đặt câu hỏi cho thầy cô, bạn không nên hỏi những câu quá đơn giản (ví dụ: định nghĩa, hoặc những điều họ đã giải thích cặn kẽ và bạn đã ghi chép lại, thể hiện sự thiếu tập trung của bạn trong tiết học). Đối với câu hỏi bao hàm nội dung lớn, bạn nên xin gặp thầy cô trong các buổi “tư vấn” (kol-sul-tat-sia), hoặc trao đổi qua diễn đàn của trường, qua e-mail. Câu hỏi nên ngắn gọn, súc tích, cụ thể và dễ hiểu.
Mẹo nhỏ số 3: “LUÔN TRẢ BÀI ĐÚNG HẠN”
Điều này các bạn nên áp dụng vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, chứ không riêng gì việc học. Khi dồn tất cả các bài tập, bài luận án, kiểm tra vào hạn chót cuối năm học (hay còn gọi là kì trả lại, trả nợ), bạn sẽ bị quá tải bởi lượng công việc ngập đầu, khiến chất lượng của mỗi bài làm cũng bị giảm sút. Tệ hơn nữa, là khi đó bạn bị phụ thuộc vào lịch làm việc của thầy cô, phải chạy đi nài nỉ van xin họ nhận chấm bài . Bởi họ cũng chẳng thích thú lắm với việc làm thêm ngoài giờ không công, để tiếp nhận một đống “đuôi” (khờ vót sờ tốp) của bạn. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian học tập hợp lý, và cố gắng nộp bài đúng thời hạn. Mọi sự nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Thông thường thầy cô sẽ cộng thêm ít nhất 1 điểm, nếu bạn là người trả bài đầu tiên .
Và tất nhiên, quan trọng hơn cả là bạn phải học thực sự. Thầy cô là những người đánh giá việc học bằng điểm số, tương đương với sự hiểu biết của bạn. Việc học đối phó sẽ không giúp bạn thành công. Thay vì tìm kiếm “chiêu bài” gì ghê gớm, bạn hãy thổi niềm đam mê vào việc trau dồi kiến thức và áp dụng những mẹo nhỏ nêu trên, để luôn đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các bạn thành công!
Cách hữu hiệu để lấy lòng thầy cô
Là học sinh, ai mà chả muốn thầy cô thương và chiếu cố mình chứ! Lúc đó, những giờ lên lớp trở nên dễ thở và thú vị hơn. Còn gì sướng bằng mỗi khi vào lớp thầy cô luôn để ý và chỉ dạy mình từng ly từng tí. Cứ y như mình là con cưng trong mắt thầy cô vậy đó!
Nhưng bạn có biết làm cách nào để lấy lòng thầy cô chưa? Dễ lắm! Như vầy nè:
Học thật tích cực môn học đó: Lúc nào cũng vậy hết, thầy cô ai cũng có giác quan thứ sáu và họ sẽ cảm nhận được học trò nào thích thú với môn của mình và điều này sẽ giúp thầy cô nhận diện bạn tốt hơn.
Có thể bạn chưa giỏi môn này, nhưng chỉ cần cố gắng lắng nghe và tích cực tham gia phát biểu trong giờ lên lớp thì dĩ nhiên bạn tiến bộ là cái chắc.
Còn tệ hơn nữa, nếu bạn là một đứa ít nói, không biết phát huy sự tích cực thì bạn cũng vẫn gây được chú ý bằng cách luôn chuẩn bị đầy đủ bài vở, sách giáo khoa, tài liệu cho tiết học ấy. Hoặc luôn làm đủ bài tập thầy cô cho về nhà, như thế thầy cô sẽ nhìn bạn với một ánh mắt thân thiện lắm đó!
Hãy luôn lễ phép và quan tâm tới thầy cô: có nghĩa là các bạn luôn vui vẻ trong giờ học, khi rảnh rỗi có thể trò chuyện thân mật với thầy cô, cùng trao đổi những vấn đề liên quan để mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhớ là đừng quên nói chuyện một cách thật lễ phép đó nghen!
Làm sai thì phải nhận lỗi ngay: vì không có thầy cô nào ghét bỏ học trò của mình hết, chỉ cần bạn biết nhận lỗi và sửa chữa sai sót thì mọi chuyện đều sẽ êm thắm.
Mình cá là những việc trên các bạn đều có thể thực hiện được hết và đó chính là bí quyết để các bạn trải qua thời kì học đường của mình thật suôn sẻ và đầy niềm vui.
Cách nói chuyện "lấy lòng" thầy cô giáo của con
Không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết quan tâm đến việc học hành của con cái và biết cách trao đổi với thầy cô để hỗ trợ việc học tập của con em mình được đến nơi đến chốn. Trao đổi và nói chuyện với thầy cô giáo về công việc học tập và sinh hoạt của con khi không có bố mẹ ở bên là một việc làm quan trọng, nó thể hiện tình yêu thương và quan tâm đến con cái.
Chuẩn bị
Khâu chuẩn bị khá quan trọng vì trước khi đến gặp hoặc gọi điện cho thầy cô giáo của con, mẹ phải biết nói những gì, đề cập đến vấn đề gì của con. Mẹ hãy ghi vào giấy các tình huống cần thiết liên quan đến học tập và sinh hoạt của con như quá trình học tập, những điểm yếu kém, những môn cần khắc phục và mục tiêu sắp tới… để không thấy bỡ ngỡ và thiếu sót khi trao đổi với cô giáo.
Mẹ nên chuẩn bị và chọn lựa thời điểm thích hợp để nói chuyện với thầy cô của con.
Chọn thời điểm thích hợp
Chọn thời điểm thích hợp thực sự rất quan trọng khi mẹ quyết định nói chuyện với cô giáo của con. Không phải thời điểm nào hợp với mình cũng sẽ hợp với người khác. Nên tránh gọi điện và đến nhà cô giáo trong những giờ làm việc, giờ ăn cơm. Trước đó mẹ nên gửi cho cô một thư điện tử, bàn về vấn đề học tập của con và muốn có một cuộc nói chuyện tùy vào giờ giấc của cô giáo.
Khi nói chuyện nên bắt đầu vào chủ đề ngay, không kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến thời gian và công việc của cả mẹ và cô giáo. Tôn trọng thời gian của đôi bên sẽ làm cho cuộc nói chuyện được chất lượng hơn.
Biết lắng nghe
Khi trẻ đến tuổi đi học sẽ không ở gần cha mẹ thường xuyên. Người được tiếp xúc với trẻ nhiều hơn và có đánh giá cũng như nhìn nhận về trẻ chính xác hơn là cô giáo và bạn bè của trẻ. Hãy lắng nghe cô giáo nói về quá trình học tập cũng như sinh hoạt của trẻ. Dù những ý kiến đó có thể hơi khác và không được như những gì mẹ mong muốn, mẹ cũng nên lắng nghe và chia sẻ để cả đôi bên cùng tìm ra những cách giải quyết thích hợp nhất.
Hãy thẳng thắn trao đổi với thầy cô của con về mọi vấn đề.
Trao đổi điểm mấu chốt
Trong cả buổi nói chuyện mẹ không hẳn chỉ biết lắng nghe, sau khi lắng nghe hãy chia sẻ những suy nghĩ, những cảm nhận và tình hình học tập của con cho cô giáo. Mẹ cũng nên nói với cô giáo về tính cách, cá tính và thói quen dù tốt hay xấu của con để cô biết và có những điều chỉnh phù hợp. Mẹ hãy ghi nhớ những điểm mấu chốt sau cuộc đối thoại để có cách thức dạy và quan tâm đến con cái mình.