Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không làm tổn thương tai bé

Một trong những nguyên nhân gây đau tai của trẻ khiến bố mẹ lo lắng là đau tai do nút ráy tai hoặc đau tai do chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách.







CÁCH LẤY RÁY TAI CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG TAI BÉ

Làm gì khi trẻ nhiều ráy tai?

Ráy tai là gì?

Da ống tai có nhiều tuyến đặc biệt tiết ra chất tiết được gọi là ráy tai.
Ráy tai thường có 3 dạng: Ướt, khô và cứng.

Ráy tai có nhiệm vụ gì?

Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ cho ống tai khỏi bị tổn thương và nhiễm trùng. Khi ráy tai được đẩy ra ngoài sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, ngứa và dễ bị nhiễm trùng.

Khi nào cần lấy ráy tai?

Trong trường hợp bình thường không cần lấy ráy tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc có sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai, do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng hoặc do chính bạn vệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càng sâu hơn, ráy tai sẽ tích tụ nhiều, không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai.

Những trường hợp này cần phải được lấy ráy tai để tránh cảm giác nặng (đầy) tai hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứa ống tai hoặc gây giảm thính lực tạm thời do tắc nghẽn hoàn toàn 2 bên ống tai.

Làm gì khi trẻ có nút ráy tai?

Tại nhà, bạn có thể dùng dung dịch clorua natri 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, thường là từ 3 – 5 lần hoặc hơn nếu có thể, mỗi lần từ 10 – 20 giọt để cho nút ráy tai được thấm nhiều nước muối và dần sẽ mềm đi, rã ra. Sau đó theo dõi từ 5 – 7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy hoặc hút ra.

Nếu ráy tai rã nhiều, bạn tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5 – 7 ngày nữa cho đến khi ráy tai rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

Ráy tai nhiều quá sẽ làm bít tắc ống tai ngoài, thậm chí nhiều trường hợp biểu bì da bong tróc mỗi ngày, bong ra mà không thoát ra được do ráy tai bít tắc gây viêm, thậm chí hủy xương và gây viêm ống tai. Những trường hợp này cần phải lấy ráy tai, nhất là những khối ráy tai quá cứng gây bít tắc khiến giảm thính lực dẫn truyền.

Những trường hợp không cần thiết lấy ráy tai khi ráy chỉ đóng váng hơi dính vành ống tai. Ráy tai có kháng thể và là chất bảo vệ ống tai ngoài nên lấy ráy tai nhiều quá cũng là không tốt. Thí dụ như những người làm nghề bơi lội nhiều, ống tai quá sạch thì lại dễ bị viêm tai hơn người bình thường.

Với trẻ, khi lấy ráy tai cần lưu ý vì trẻ loay hoay rất dễ bị tổn thương tai. Trong trường hợp ráy tai quá cứng, phụ huynh có thể thấm tăm bông với nước muối sinh lý để làm sạch ống tai ngoài cho bé. Không nên cố lấy những mảnh ráy quá sâu vì có thể làm tổn thương ống tai. Cũng không nên để bé tự lấy ráy tai vì rất dễ làm tổn thương.


Những điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho con


Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Mhix có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng.  

Các mẹ nên biết rằng, màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng chỉ như một tờ giấy vì vậy khi làm vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai cho con mẹ phải hết sức cẩn thận để đề phòng trường hợp thủng màng nhĩ.


Những bất cẩn trong việc lấy ráy tai cho con sẽ để lại những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, kể cả người lớn hay trẻ con thì đều phải cẩn thận khi dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai vì đã có không ít tai nạn xảy ra. Thậm chí nhiều bà mẹ dùng bông tăm trẻ em để làm vệ sinh tai cho con mà đưa vào quá sâu khiến con thủng màng nhĩ cũng không phải là hiếm xảy ra.

Vì thế, khi vệ sinh tai cho con mẹ phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho vào sâu.

Trong trường hợp bé có ráy tai cứng, mẹ không nên dùng vật cứng để lấy ráy tai cho con mà có thể làm mềm ráy tai trước bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, đợi ráy tai mềm ra rồi lấy. Nếu ráy tai của bé nằm quá sâu trong tai thì mẹ không nên mạo hiểm, hãy đưa bé đến bác sĩ để nhờ lấy giúp.

Ngoài ra, có một điều quan trọng các mẹ cần lưu ý là trong trường hợp khẩn cấp khi thấy con bị chảy máu tai vì bất cứ nguyên nhân gì, không nên hốt hoảng mà phải bình tĩnh đưa con đến khám bác sĩ tai mũi họng để xem mức độ tổn thương đến đâu và tùy theo mức độ tổn thương tai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.

Vệ sinh tai cho bé đúng cách

Một trong những điều luôn làm các mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là việc “dọn dẹp” khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.

Vệ sinh tai – nỗi băn khoăn hằng ngày của các mẹ

Khu vực này thường xuyên thải ra một chất màu vàng khô hoặc ướt (đa số là khô) gọi là ráy tai. Các bé thường hay rất khó chịu khi ráy tai bị sản xuất quá nhiều nhưng khổ nỗi, các mẹ rất đắn đo khi dùng tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác để vệ sinh tai cho bé như người lớn. Sự đắn đo này hoàn toàn dễ hiểu vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được các hành vi của mình, khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai sẽ rất tai hại nếu chẳng may các bé giãy giụa. Nhưng nếu không lấy ráy tai, tai của bé sẽ dễ bị tích tụ nhiều bên trong khiến bé khó chịu và có khi còn bị đóng thành nút ráy tai dính chặt bên trong tai của bé sẽ càng khiến các mẹ đau đầu hơn.

Cơ chế hoạt động của đôi tai bé

Trước khi đi vào các phương pháp vệ sinh đôi tai cho bé, các mẹ cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của đôi tai bé. Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

 

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai.

Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, có một số bé do cơ địa đặc biệt như hẹp ống tai, rối loạn bài tiết ống tai hay do môi trường bên ngoài ô nhiễm, ồn ào khiến ráy tai sản xuất ra quá nhiều gây khó chịu cho bé, thậm chí thành nút ráy tai, ảnh hưởng thính lực của bé. Vì thế việc thường xuyên loại bỏ ráy tai thừa cho bé là việc làm cần thiết của các mẹ.

Vệ sinh tai cho bé thế nào cho đúng?

Tất cả các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đều khẳng định: dùng tăm bông hay các dụng cụ khác đi vào sâu trong ống tai để lấy ráy tai cho bé là phương pháp vệ sinh tai sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ đáng tiếc cho bé.

Do cơ chế hoạt động của đôi tai các bé là thải ráy tai ra ngoài ống tai một cách tự nhiên do đó các mẹ chỉ cần hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, do những yếu tố môi trường xung quanh như ô nhiễm, tiếng ồn… có nhiều bé sẽ bị sản xuất ra nhiều ráy tai, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều. Đối với những trường hợp này thì chỉ vệ sinh bên ngoài vành tai không thì vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai sẽ còn lưu lại bên trong ống tai, nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé.

Phương pháp đa số các mẹ dùng để lấy ráy tai là sử dụng tăm bông có thấm nước và đưa sâu vào ống tai của các bé. Thật ra đây là phương pháp vệ sinh tai không đúng cách và không hiệu quả. Khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, ngay cả đối với những loại tăm bông nhỏ dành riêng cho các bé thì không thể nào có thể lấy hết ráy tai bên trong đôi tai của các bé ra được. Một phần ráy tai còn lại sẽ càng bị đẩy sâu vào trong ống tai sẽ gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ.

Đối với các dụng cụ lấy ráy tai như đầu móc kim loại hay các vật nhọn khác thì càng tuyệt đối không nên sử dụng vì các dụng cụ này sẽ dễ làm xây xát lớp da ống tai mỏng manh, nhạy cảm của các bé, gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ráy tai của ống tai. Tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác còn mang lại nguy cơ trầy hay thủng màng nhĩ vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành vi, các bé rất dễ vùng vẫy khi các mẹ đang vệ sinh tai cho bé.

Để loại bỏ ráy tai thừa đáng ghét trong đôi tai của các bé, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, ngoài việc thường xuyên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài vành tai của bé, các mẹ có thể dẫn các bé đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai –Mũi – Họng để các bác sĩ có các dụng cụ và dung dịch vệ sinh tai chuyên môn vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai là lúc đó có khả năng bé đã bị đóng nút ráy tai, khi đó các mẹ không được tự ý gắp nút ráy tai mà vẫn phải đến bác sĩ có chuyên môn để xử lý.

Giải pháp đến bác sĩ có chuyên môn để lấy ráy tai cho bé là giải pháp an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi phiền phức cho các mẹ khi phải vệ sinh tai cho bé thường xuyên. Tại các nước có nền y khoa phát triển như Pháp, Thụy Sĩ… các bà mẹ thường hay sử dụng những dung dịch vệ sinh tai có thành phần nước biển ưu trương có tác dụng làm tan rã ráy tai một cách tự nhiên mà không gây bất cứ tác động nào cho đôi tai của bé nếu sử dụng lâu dài.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Cách xử lý khi trẻ bị nút ráy tai

- Một trong những điều làm các bà mẹ đau đầu trong việc vệ sinh cho bé chính là khu vực “đôi tai”. Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể của bé, đôi tai là một trong những vùng kín khá nhạy cảm và cũng khó vệ sinh nhất.
 

Thời gian gần đây có rất nhiều trẻ em mắc chứng nút ráy tai. Khi đưa bé đến các chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra, các bà mẹ đều có chung một thắc mắc “tai của các bé đã được vệ sinh cẩn thận hàng tuần, làm sao có thể bị nút ráy tai”. Vậy nguyên nhân của nút ráy tai là gì? Và xử lý nút ráy tai cho trẻ thế nào? Chúng ta hãy cùng Benh.vn giải đáp thắc mắc này.

Cơ chế hoạt động của đôi tai

Về cơ bản, đôi tai của người lớn hay trẻ nhỏ đều có cơ chế hoạt động như nhau, được cấu tạo bởi ống tai ngoài có chức năng chuyển âm thanh từ vành tai đến màng nhĩ.

 

Nút ráy tai ảnh hưởng đến thính lực của trẻ (Ảnh minh họa)

Ống tai ngoài được phủ bởi một lớp da mỏng, nhạy cảm và dễ bị xây xát, đặc biệt đối với các bé lớp da này càng mỏng manh hơn. Lớp da này thường xuyên tiết ra một loại chất nhờn là ráy tai có nhiệm vụ bôi trơn ống tai và bảo vệ tai một cách tự nhiên chống lại vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài lọt vào trong ống tai. Đối với đa số trẻ em thì thông thường, ráy tai cùng với lớp biểu bì của da ống tai sẽ bong tróc ra dần dần và chuyển từ trong ra ngoài cửa ống tai một cách tự nhiên.

Người Việt nam nói riêng, phương Đông nói chung, thông thường tai có ráy khô, loại ráy có chứa khoảng 20% lipid (ống tai khô, ít trơn-ướt). Khi cơ chế tự làm sạch trục trặc, ráy tai  không đào thải ra được, nó có khuynh hướng bám dính rất chặt trên thành ống tai, tiến triển lan rộng theo hướng dọc theo ống tai và hướng tâm của ống tai. Các vảy da không bị phá vỡ, chia cắt khi nó ở trên bề mặt ống tai, tính toàn vẹn của nó được duy trì. Kết quả là, nó có xu hướng liên kết mở rộng và lại tiếp tục được bao phủ bởi dịch ráy. Cuối cùng, nó tạo thành một nút ráy khô nút kín lỗ tai.

Dính ráy, tích tụ ráy, nút ráy trong ống tai là một rối loạn xét về phương diện Y học. Nó là một rối loạn của sự di trú các biểu mô da trên bề mặt của ống tai ngoài. Nói chính xác, nó là một chứng bệnh của ống tai ngoài.

Lý do bị nút ráy tai:

- Một số trường hợp do ống tai bị hẹp.

- Rối loạn bài tiết ống tai.

- Môi trường ô nhiễm.

- Do động tác ngoáy tai làm ráy bị đẩy vào sâu hơn.

…..

 

Vệ sinh tai đúng cách cho trẻ (Ảnh minh họa)

Những biểu hiện khi bị nút ráy tai:

- Ngứa tai

- Ù tai.

- Nghe kém.

- Trẻ khó chịu.

Hậu quả khi bị nút ráy tai:

- Ứ đọng dịch bẩn.

- Gây viêm ống tai ngoài.

….

Cách xử lý:

- Dùng dung dịch: Cerulyse, Natrihydroxyt carbon 3%-5%,  Glycerin acid boric, dầu Parafin hoặc dầu hạt đào.

- Nhỏ dung dịch vào tai cho bé nhiều lần trong ngày, mỗi lần nhỏ 10-20 giọt để cho "nút" ráy tai dần mềm và rã ra.

- Nếu ráy tai rã nhiều, tiếp tục nhỏ nước muối sinh lý 5-7 ngày nữa cho đến khi rã hết và được đẩy ra khỏi ống tai.

- Theo dõi 5-7 ngày, nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra thì đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy hoặc hút ráy tai ra.

Cách vệ sinh tai cho bé:

- Đối với những bé dưới 36 tháng tuổi: Hàng ngày dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé.

- Đối với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài thì việc vệ sinh bên ngoài vành tai vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai còn lưu lại bên trong ống tai. Nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé. Do đó cần vệ sinh bên ngoài vành tai kết hợp đưa các bé đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa Tai -Mũi - Họng để các bác sĩ vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều.

- Mỗi tháng chỉ lấy ráy tai 2 lần.

Lời kết:

Để bảo vệ thính giác cho trẻ, các bà mẹ không được tự ý lấy ráy tai, tránh những tai nạn đáng tiếc. Khi phát hiện trẻ bị nút ráy tai, cần đưa trẻ đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để xử lý.




Bệnh về tai ở trẻ
Điều trị bệnh thối tai
Mẹo vặt chữa bệnh ù tai
Cách chữa ù tai khi bị nước vào nhanh hết
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sinh
Triệu chứng của bệnh thủng màng nhĩ


(ST)

Mình dùng máy ráy tai lấy ráy cho bé 6 tháng tuổi có đx không
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận