Cách suy nghĩ logic cho bạn trở nên thông minh nhanh nhạy
Cách suy nghĩ nhanh luyện tập đơn giản nhưng cực kì hiệu quả
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực cho bạn sớm lấy lại sự cân bằng cảm xúc. Trong cuộc sống của tất cả chúng ta bao giờ cũng tồn tại hai mặt tiêu cực và tích cực. Những suy nghĩ tiêu cực thể hiện ngay ở việc bạn ngại thể hiện bản thân mình vì sợ sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Nào, hãy sống cho bản thân mình và một khi bạn không hài lòng với chính mình thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không mang lại hạnh phúc cho người khác. Nó phải bắt đầu với bạn đầu tiên và những gì bạn muốn trong cuộc sống của bạn.
CÁC LOẠI BỎ SUY NGHĨ TIÊU CỰC NHANH CHO BẠN LẤY LẠI SỰ THĂNG BẰNG CẢM XÚC
Bạn suy nghĩ tích cực hay tiêu cực?
Học hỏi – thay đổi – cách bạn suy nghĩ
“Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ
Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ”
Mahatma Gandhi
“Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu bạn suy nghĩ một cách lạc quan”
Zig Ziglar – Phát triển nhân cách guru
Đó là hai câu nói có sức mạnh. Chúng kết hợp với nhau và cho chúng ta hiểu rằng: nếu chúng ta suy nghĩ một cách lạc quan, chúng ta sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Ngược lại, lối suy nghĩ tiêu cực sẽ mang lại những kết quả không như chúng ta mong đợi.
Những suy nghĩ tích cực và tiêu cực có thể trở thành lời dự đoán trước: thường thì những gì chúng ta mong đợi sẽ trở thành hiện thực.
Nếu bạn bắt đầu cho rằng mình sẽ gặp lộn xộn vì một nhiệm vụ nào đó, có khả năng bạn sẽ: không thật sự cố gắng để đạt được thành công, không được mọi người ủng hộ và không nhận thức được thế nào gọi là đủ tốt.
Mặt khác, tư duy tích cực thường liên quan đến những hành động tích cực. Bạn có hy vọng lẫn niềm tin vào bản thân và người khác, bạn làm việc chăm chỉ để cải thiện mình, điều này chính là sự lạc quan của bạn. Khi bạn tán dương những người khác thì họ cũng sẽ sẵn lòng để giúp bạn. Điều này làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
Những người lạc quan sẽ vui vẻ, khỏe mạnh hơn, họ sẽ gặt hái nhiều thành công hơn so với những người có lối suy nghĩ tiêu cực. Điểm khác nhau cốt yếu giữa họ là cách suy nghĩ của họ về những việc xảy ra trong cuộc sống.
Vì thế, bạn nghĩ thế nào về những thành công và thất bại của mình? Bạn có một mô hình dự đoán suy nghĩ chưa? Hãy xem tiếp nhé.
Bạn suy nghĩ tích cực hay bi quan?
Hãy làm bài trắc nghiệm nhỏ này để xác định lối suy nghĩ của bạn là gì nhé. Nhấp vào “tính tổng điểm” ở phía cuối bài để tính điểm.
Tổng số điểm
(Xem hướng dẫn):
Tôi có xu hướng nghĩ thế này
Câu hỏi |
Không |
Hiếm khi |
Thỉnh |
Thường |
Rất thường |
|
1 |
Khi sếp bảo rằng muốn nói chuyện với tôi, theo bản năng, tôi cho rằng sếp muốn bàn đến một trục trặc nào đó, hoặc muốn phê trách tôi |
|
|
|
|
|
2 |
Khi tôi trải qua khoảng thời gian khó khăn trong công việc/ gia đình, tôi cảm thấy mọi thứ xung quanh thật u ám. |
|
|
|
|
|
3 |
Khi thất bại, tôi cho rằng mọi rắc rối sẽ cứ tiếp tục kéo dài. “Khi kinh phí không được phê duyệt, tôi nghĩ rằng họ ghét dự án này. Tất cả công việc sẽ chẳng đi đến đâu” |
|
|
|
|
|
4 |
Khi là thành viên trong môt nhóm hoạt động thiếu năng suất, tôi cho rằng điều đó chỉ là tạm thời và có hướng giải quyết. ví dụ:”chúng ta làm việc không tốt, nếu chịu sửa đổi, mọi việc sẽ khá hơn đấy!” |
|
|
|
|
|
5 |
Mặc dù rất muốn nhưng khi không được chọn vào một dự án. Tôi nghĩ rằng lý do bởi vì tôi không đáp ứng được những kỹ năng chuyên môn mà họ yêu cầu, chứ không phải vì tôi không có tay nghề. |
|
|
|
|
|
6 |
Khi một điều gì đó xảy ra trái với mong muốn của tôi. Tôi có xu hướng cho rằng vì sao tôi xui thế. Ví dụ: “trợ lý của tôi không gửi cho tôi lá thư mà cô gửi cho sếp. Những trợ lý hành chính muốn chứng minh họ thông minh hơn so với quản lý của mình” |
|
|
|
|
|
7 |
Khi tôi hoàn thành rất tốt công việc được giao, tôi tin rằng đó là vì tôi thông minh và có tài, chứ không cho rằng tôi giỏi về một lĩnh vực cụ thể nào đó |
|
|
|
|
|
8 |
Khi nhận giải thưởng hoặc sự công nhận nào đó, tôi có khuynh hướng tin vào may mắn hoặc rủi ro hơn là khả năng làm việc của mình,ví dụ: “họ đề cử tôi làm người phát ngôn chính cho hội nghị vào năm sau, tôi đoán chắc là do những người khác đều bận cả rồi”. |
|
|
|
|
|
9 |
Mỗi khi nghĩ ra một sáng kiến nào đó, tôi ngạc nhiên vì thấy mình thật sáng tạo. Nhưng tôi nghĩ đó là do may mắn và nói với bản thân không được quen với cảm giác như thế. |
|
|
|
|
|
10 |
Trong sở làm, khi có việc gì không tốt xảy ra, tôi cho rằng chúng là lỗi chung của tất cả mọi người, chứ không phải đổ lỗi vì tôi kém cỏi. |
|
|
|
|
|
11 |
Sau khi nhận được một giải thưởng/sự công nhận/bảng hợp đồng, tôi tin rằng đó là vì tôi giỏi.Ví dụ: “chúng ta giành được hợp đồng lớn từ tay của những đối thủ nặng ký. Đơn giản là vì chúng ta giỏi hơn họ” |
|
|
|
|
|
12 |
Vai trò là một người lãnh đạo, khi nhóm của tôi hoàn thành xong một dự án, tôi cho rằng thành công là do sự cần cù và cống hiến của tất cả các thành viên trong nhóm, chứ không phải vì tôi là một trưởng nhóm tài ba. |
|
|
|
|
|
13 |
Khi tôi đưa ra một quyết định thành công, đó là vì tôi thông thạo về lĩnh vực đó và có khả năng phân tích chính xác, chứ không phải vì tôi là một chuyên gia giỏi về việc lập quyết định. |
|
|
|
|
|
14 |
Khi đạt được mục tiêu cá nhân dài hạn, tôi chúc mừng bản thân mình và nghĩ về những phương pháp mà tôi đã dùng để đạt đến thành công. |
|
|
|
|
|
|
Bảng kết quả:
Điểm |
Lời chú giải |
14-71 |
Yikes! Lúc nào bạn cũng trong tâm trạng u ám phải không? Bạn cho rằng mọi việc xảy ra là do lỗi của mình và có khuynh hướng mất kiểm soát trong nhiều tình huống. Bước đầu tiên, hãy làm bài trắc nghiệm này để tìm lại sự lạc quan bạn nhé. Nào, bạn nên bắt tay vào việc tìm hiểu kỹ phần còn lại của bài viết này, và thực hành chúng mỗi ngày. |
32-50 |
Bạn cố tỏ ra vẻ lạc quan, tuy nhiên trong vài tình huống đòi hỏi cần phải lạc quan hơn thế. Nhận biết những hành vi do suy nghĩ tiêu cực gây ra và sử dụng các bài tập của tư duy lý trí để trở nên lạc quan hơn bạn nhé. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để đánh đuổi lối suy nghĩ bi quan đi! |
51-70 |
Tuyệt lắm! Bạn hoàn toàn lạc quan và yêu đời. Đối với bạn, những thất bại không thể hủy hoại toàn bộ cuộc sống của bạn. Nếu thậm chí bạn đang trải qua những suy nghĩ bi quan, thế thì hãy làm một việc gì đó để đánh đuổi chúng ngay nhé. |
Chuyển biến tình thế
Bước đầu tiên trong việc biến đổi lối tư duy tiêu cực thành tích cực đòi hỏi bạn phải nhận thức được chúng. Nhiều người trong chúng ta có thói quen xấu, đó là chúng ta suy nghĩ rất bi quan nhưng lại không hề nhận ra điều đó.
Hãy xem xét ví dụ sau: Một người đàn ông trên tàu điện ngầm đang kênh kiệu và lên mặt hướng thẳng về phía bạn. Khi nhân viên tiếp tân không chào đón bạn, bạn ắt hẳn sẽ làm điều gì đó thể hiện sự tức giận của mình đối với cô ấy. Một lần nữa, bạn đi thẳng đến máy pha café, bởi vì hôm nay là sáng thứ hai, và bạn tin rằng mình sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề rắc rối cho đến tận giờ ăn trưa đây. Cuối cùng, bạn trở về bàn của mình, và thấy người trợ lý đang chờ bạn. Thế là bạn nghĩ “oh không”, “anh ta đang làm gì thế này? Vấn đề đầu tiên trong ngày đây!”
Sau khi đọc xong ví dụ trên, nếu cảm thấy không vui, hãy hình dung rằng: sẽ như thế nào nếu mọi thứ tiêu cực đều vây lấy bạn. Sau đó hãy tự hỏi bản thân, liệu đây có phải là lối sống mà bạn mong muốn?
Tiến sĩ Martin Seligman, một nhà tâm lý học tài ba nhất ở Mỹ, đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng về các khuôn mẫu suy nghĩ. Trong đó, ông nhìn thấy tác động của cái nhìn lạc quan so với cái nhìn bi quan lên cuộc sống và sự thành công.
Seligman phát biểu rằng: chúng ta giải thích những sự việc này bằng cách sử dụng ba thước đo căn bản: sự thường trực, phổ biến rộng rãi và sự cá nhân hóa, đối với những người lạc quan, họ ở một đầu của thước đo, và những người bi quan, ở đầu còn lại. Hãy xem tiếp phần bên dưới.
Sự thường trực (câu hỏi 3, 4, 9, 11)
Mức điểm sẽ cho thấy bạn nghĩ gì về những điều mình đã trải qua là tạm thời hay lâu dài. Số điểm thấp cho thấy bạn nghĩ rằng những gì tồi tệ sẽ kéo dài mãi mãi. Số điểm cao tiết lộ bạn có thể lâý lại niềm tin và sự lạc quan một cách nhanh chóng.
Bi quan:Tôi bị mất việc và tôi sẽ chẳng thể nào tìm được một công việc tốt như thế nữa. Không bao giờ!
Lạc quan:Tôi bị mất việc rồi. Nhưng cám ơn trời vì nhờ thế mà tôi có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm khác tốt hơn!
Sự thâm nhập (câu hỏi 2,5,6,7 và 13)
Điểm số cho thấy bạn tin rằng hiệu quả là do những yếu tố tình huống gây ra, chứ không phải do nhiều yếu tố trái ngược trong công việc. Điểm thấp cho thấy bạn có khuynh hướng nghĩ rằng một khi gặp một vấn đề nào đó thì những lần sau bạn cũng sẽ gặp những rắc rối tương tự như thế.
Bi quan: Tôi bị mất việc. Tất cả các công ty đều như nhau, cái họ quan tâm chỉ là tiền. Tôi không hiểu vì sao tôi lại nổ lực cống hiến cho họ.
Lạc quan:Tôi bị mất việc rồi. Tệ thật, công ty của chúng tôi phải thay đổi để giữ thế cạnh tranh. Nhưng cảm ơn, nhờ thế mà tôi học được những kỹ năng chuyển nhượng tuyệt vời!
Cá nhân hóa (câu hỏi 1, 8, 10, 12 và 14)
Số điểm cho thấy bạn tin rằng: những sự việc xảy ra một phần nguyên nhân là do bạn, chứ không phải do yếu tố ngoại cảnh tác động. Điểm thấp chỉ ra rằng: bạn có khuynh hướng tự trách bản thân khi gặp thất bại, hơn là đỗ lỗi cho những yếu tố khác.
Bi quan: Tôi bị mất việc. Nếu tôi là một nhân viên tốt thì họ đã tìm công việc mới cho tôi rồi.
Lạc quan: Tôi bị mất việc. Tôi đã cố gắng nhưng chỉ vì những chuyên môn của tôi không phù hợp với yêu cầu của họ.
Chấn chỉnh tư duy
Những câu trả lời của bạn cho thấy bạn là mẫu người suy nghĩ lạc quan hay tiêu cực. Chúng giúp bạn nhận thức rõ hơn về lối suy nghĩ của mình – và những tác động mà chúng mang lại trong cuộc sống của bạn.
Khi nhận thức được những gì mình nghĩ, bạn có thể bắt đầu áp dụng các tình huống lạc quan được rồi đấy, hãy chỉnh đốn lại lối suy nghĩ bi quan, bạn nhé. Bất kể trong tình huống nào, mục tiêu của bạn là phải suy nghĩ một cách tích cực, hãy nghĩ đến những cơ hội mới thay vì cứ khư khư đau khổ với các trở ngại trước mắt.
Thế thì, trong ví dụ chúng tôi đưa ra, có hợp lý không nếu ngay lập tức bạn nghĩ rằng: chắc người tiếp tân mất trí nên mới không chào đón bạn? Có thể lúc bạn đi ngang qua, cô ấy không chú ý hoặc đang bận việc gì đó? Bạn có chào cô ấy không? Cũng có thể cô cảm thấy không khỏe, hoặc đang buồn về điều gì đó. Thay vì cứ khăng khăng cho rằng cô ây đã xử sự không đúng, hãy đưa ra những lý do hợp lý để giải thích cho hành vi của cô tiếp viên như trên nhé.
Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về Tư duy tích cực và lý trí để giúp bạn suy nghĩ một cách tích cực. Đây là một bài viết cần cho mọi người – ngay cả với những người lạc quan, bởi chúng giải thích lý do vì sao lối suy nghĩ tích cực lại đóng một vai trò quan trọng, và phương pháp làm thế nào để loại bỏ lối suy nghĩ tiêu cực.
Cứ giữ mãi nhưng suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến những căn bệnh về thần kinh, trong đó có sự tuyệt vọng. Trong khi những phương pháp quản lý stress được giới thiệu cốt để đạt hiệu quả khách quan trong việc giảm sự căng thẳng, nhưng chúng chỉ dành để hướng dẫn, nếu đọc giả có bất kì lo ngại gì về những vấn đề bênh tật liên quan đến stress, hoặc stress gây ra những bất hạnh kéo dài, hãy gặp các chuyên gia y tế để xin lời khuyên
Nhận biết những suy nghĩ tiêu cực và loại bỏ chúng.
Ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực trong lòng, vì bản chất của con người là ngờ vực và sợ hãi. Nhưng đối với người thành công thì có điều ngược lại: nhận biết những suy nghĩ tiêu cực và loại bỏ chúng.
Khởi đầu sự nghiệp của Stone không hề dễ dàng. Trước khi thành công và nổi tiếng như hiện nay, Stone đã khởi nghiệp bằng nghề bán bảo hiểm.
Mẹ ông mua một đại lý ở Detroit và cho cậu con trai đúng một ngày để nghiền ngẫm tất cả những điều liên quan đến chính sách bán hàng.
Ngày đầu tiên, Stone chỉ bán được hai loại bảo hiểm. Ngày thứ hai, con số bán được tăng lên bốn. Ngày thứ ba là sáu. Tuy tiến bộ từng ngày nhưng ông vẫn cảm thấy ngần ngại vào mỗi buổi sáng khi đến giờ làm việc. Ông nhớ lại “Tôi đã không thắng được nỗi sợ hãi mỗi khi mở cửa văn phòng”.
Nhưng sau đó để tự trấn an mình, ông tự nhủ: “Những ai cố gắng đều sẽ đạt đến thành công. Nếu đang đứng ở một nơi mà khi thua cuộc không bị mất gì, còn nếu thắng sẽ được gấp bội, thì bằng mọi giá, tôi sẽ thử và cố gắng hết sức”.
Chính ý tưởng này là động lực cho ông vững bước trên con đường của mình. “Tuy nhiên, để làm được điều đó với hiệu quả cao nhất, tôi đã đặt cho mình một khẩu hiệu: ‘Hãy làm ngay!’. Nhờ cách này, tôi ép mình vào thói quen phải hành động, không được do dự hay ngần ngại trước bất cứ hoàn cảnh nào”.
Để vượt qua nỗi sợ hãi, bạn phải cần đến lòng dũng cảm, sự bền bỉ và quyết tâm. Mỗi yếu tố này đều giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ và hành động. Dù không nhận ra nhưng tinh thần bạn luôn tiềm tàng sức mạnh của lòng can đảm, kiên trì và quyết tâm. Mỗi khi sử dụng bất cứ sức mạnh tiềm ẩn nào, đó là lúc bạn bắt đầu phát triển thói quen đấy. Và nếu lặp đi lặp lại một điều gì đó, bạn sẽ có thói quen về điều ấy. Khi bạn phát triển thói quen đặt ra mục tiêu, bền tâm, vững trí, can đảm, mạnh mẽ, chịu đựng để đạt được mục tiêu, bạn sẽ làm được.
Thật ra, việc tập luyện hàng ngày sẽ giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng tự đặt ra cho mình. Nó lập trình cho tâm trí bạn thoát khỏi những khó khăn, thất bại trước mắt và không bị chìm vào những suy nghĩ không mấy tốt lành. Dù vậy, ngay cả những người luôn sống và làm việc trong bầu không khí tích cực cũng vẫn đôi khi thấy trong mình dậy lên những cơn sóng tiêu cực.
Một trong những cách khiến tình trạng này trở nên dễ dàng xảy ra là khi bạn thể hiện thái độ tiêu cực qua lời phàn nàn về người khác. Hạ thấp người khác bằng cách chê bai họ là dấu hiệu của mình tinh thần đang dần suy sụp. Nếu bạn nghĩ nhờ đó mà có thể tự nâng mình lên, hay người khác sẽ nghĩ bạn tốt đẹp hơn, thì bạn đã sai lầm. Bạn chỉ đang tự lừa gạt chính mình thôi.
Là người quản lý lực lượng nhân viên bán hàng hùng hậu, Stone thường nghe các nhân viên của ông xì xầm về nhau. Mỗi khi nghe ai đó sắp nói xấu đồng nghiệp hay thậm chí muốn vạch ra một nhược điểm nào đó, Stone sẽ nói: “Dừng lại ngay đi! Anh hãy tìm năm điều tốt về người ấy để nói tôi nghe trước đã, rồi sau đó hãy nghĩ tiếp xem anh có còn muốn nói gì khác nữa không!”.
Đây quả là kỹ năng tuyệt vời, nó hướng chúng ta luôn nhìn vào mặt tốt của vấn đề. Mỗi khi tìm ra được năm điều tốt để nói thì những điều xấu kia sẽ không còn gì là quan trọng nữa.
Tương tự, bạn cũng có thể áp dụng bí quyết này mỗi khi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu mình. hãy tìm ra năm điều tốt đẹp về bất cứ hoàn cảnh không thuận lợi nào bạn gặp phải, bạn sẽ khám phá ra rằng, bạn đã nhanh chóng quên đi những lời than thở mà trước đó muốn thốt ra.
Để xoá bỏ ảnh hưởng tiêu cực và sống tích cực
1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn đều ảnh hưởng đến bạn, và kết quả phụ thuộc vào bạn và cách bạn chọn để khắc phục tình hình. Bạn làm cho mình hạnh phúc bằng cách từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và đẩy mạnh những suy nghĩ tích cực. Bạn làm cho mình hạnh phúc bởi chính sự lựa chọn của bạn cả ở phạm trù đạo đức lẫn cuộc sống thực tế. Nếu một cơn lốc xoáy thổi bay ngôi nhà của bạn, bạn có thể vui mừng được sống hay đau khổ bởi vì bạn bị mất tất cả các tài sản của bạn hoặc cảm thấy cả hai. Nhưng thôi nào, hãy vui mừng vì bạn đang sống là cách tốt nhất giúp bản thân mình hạnh phúc và cuộc sống tiến bộ hơn.
2. Hạnh phúc còn là khi bạn sẵn sàng thay đổi hành vi nếu một cái gì đó thực sự làm phiền bạn. Điều này còn bao gồm cả việc bạn thay đổi môi trường sống của bạn. Nếu bạn cảm thấy không hòa hợp được với người mà bạn đang sống cùng, hãy quay về ngôi nhà thân yêu nơi mà tất cả mọi người đều có thể vui với những gì bạn vui và sẵn sàng đùa với những gì bạn đùa, đó chính là hạnh phúc. Hoặc nếu bạn không hòa hợp với tất cả những nơi bạn lớn lên, thì hãy tin ở nơi đó có một xã hội nào đó gần gũi và hòa hợp hơn với cách sống của bạn.
3. Lập trình và làm hết sức mình để đạt được mục tiêu bạn đề ra là bước cơ bản đưa những giấc mơ của bạn trở thành sự thật. Sắp xếp chúng một cách hợp lý. Thiết lập càng nhiều mục tiêu nhỏ càng tốt cho các bước dọc theo con đường để đạt được mục tiêu lớn. Một thành tích nhỏ mỗi ngày luôn luôn mang lại một thái độ tốt trong cuộc sống và một cái gì đó để mong chờ. Hãy nhớ, đừng áp đặt một thời hạn cứng với các mục tiêu lớn, cuộc sống xảy ra và đôi khi có thể đến nhanh hay chậm hơn như bạn hi vọng. Thành công trong ít ngày, mục tiêu này sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
4. Lấy lời khuyên từ những người khác là tốt, tuy nhiên, bạn là người duy nhất biết liệu những lời khuyên đó sẽ giúp bạn như thế nào. Nếu bạn đã thử và nhận thấy những gì bạn đang làm không thực sự có kết quả, đừng nản lòng, hãy cố gắng thử lần nữa. Nhưng nếu bạn đã cố gắng quá nhiều và nó không giúp gì cho con đường đạt đến mục tiêu của bạn, thì hãy dừng lại và suy nghĩ. Hãy thử một cái gì đó khác và thử nghiệm nó với những mục tiêu nhỏ hàng ngày, xem những gì bạn nhận được bằng những cách khác để đạt được mục tiêu của bạn.
5. Suy nghĩ tích cực hoàn toàn sẽ làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn, và hãy luôn đặt nó trong tâm trí. Suy nghĩ tích cực là suy nghĩ về những gì bạn đang có và hướng nó tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa hơn trong cuộc sống và chia sẻ những điều tốt đẹp đó thay vì chia sẻ những lời phàn nàn về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Không hoài nghi khi cho rằng cuộc sống tốt đẹp luôn hướng tới những người tích cực và những người mang suy nghĩ tiêu cực phá hoại chính cuộc sống của họ bởi những giọt nước mắt phiền não không đáng có. Hãy mang tình thương và trái tim ấm áp của bạn để sưởi ấm thế giới tươi đẹp này. Một giọt sương trên cỏ dại - hãy lưu giữ vẻ đẹp này vì chính bạn đang mang đến vẻ đẹp cho nhưng người tìm kiếm nó.
6. Khi bạn đang hạnh phúc, hãy có cái nhìn sâu sắc để hiểu lý do tại sao bạn đang hạnh phúc. Từ đó bạn có thể học cách kiểm soát và sắp xếp cuộc sống của bạn để tối đa hóa những tình huống đưa bạn tới hạnh phúc. Hãy tìm cách để những điều hạnh phúc luôn đồng hành cùng bạn đồng thời hãy suy nghĩ theo chiều sâu và từ nhiều phía để hiểu những gì bạn làm sai và cố gắng kiềm chế nó càng nhiều càng tốt.
Tư duy tích cực: Giảm căng thẳng bằng cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
Tư duy tích cực giúp bạn quản lý stress và thậm chí còn giúp cải thiện tình hình sức khỏe của bạn. Hãy thực hành cách vượt qua suy nghĩ tiêu cực về bản thân bằng những ví dụ được cung cấp bởi các nhân viên của Mayo Clinic [một trong những bệnh viện hàng đầu nước Mỹ] như sau:
Ly nước của bạn cạn một nửa, hay đầy một nửa? Cách mà bạn trả lời câu hỏi muôn thuở về tư duy tích cực này có thể sẽ phản ánh cách nhìn về cuộc sống của bạn, thái độ của bạn đối với chính bạn, và cho thấy bạn là người lạc quan hay bi quan – và thậm chí nó cũng thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thật vậy, một số nghiên cứu cho thấy rằng các đặc điểm tính cách như lạc quan hay bi quan cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hạnh phúc của bạn. Suy nghĩ tích cực thường đi đôi với sự lạc quan và nó là yếu tố quan trọng giúp quản lí stress hiệu quả. Việc quản lý stress hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn có xu hướng bi quan, cũng đừng nên thất vọng – bạn có thể học các kỹ năng tư duy tích cực sau đây
Hiểu biết về tư duy tích cực và tự kỷ ám thị
Tư duy tích cực không có nghĩa là bạn chôn đầu dưới cát và dửng dưng trước các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Tư duy tích cực có nghĩa là bạn tiếp nhận điều rắc rối bằng một thái độ tích cực và lac quan. Bạn nghĩ rằng điều tốt nhất sẽ xảy ra, chứ không phải điều tồi tệ nhất.
Tư duy tích cực thường bắt đầu bằng cách tự kỷ ám thị. Tự kỷ ám thị là dòng chảy bất tận của những suy nghĩ âm thầm chạy qua đầu bạn mỗi ngày. Những luồng suy nghĩ tự động này có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Một trong số các tự kỷ ám thị của bạn thì xuất phát từ logic và lí do. Và một số các tự kỷ ám thị khác có thể phát sinh từ những quan niệm sai lầm do chính bạn tạo ra do thiếu thông tin.
Nếu những suy nghĩ lẩn quẩn trong tâm trí bạn hầu hết là những suy nghĩ tiêu cực, thì cách nhìn về cuộc sống của bạn cũng trở nên bi quan. Nếu suy nghĩ của bạn chủ yếu là tích cực, thì bạn thường là người lạc quan – người thực hành tư duy tích cực.
Các lợi ích về sức khỏe của tư duy tích cực
Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những tác động của suy nghĩ tích cực và lạc quan lên sức khỏe của chúng ta. Lợi ích sức khỏe mà suy nghĩ tích cực có thể mang lại là:
Tăng tuổi thọ
Giảm thiểu trầm uất
Giảm thiểu mức độ stress
Tăng khả năng chống cảm lạnh thông thường
Cải thiện về mặt tâm lý và thể chất
Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
Kỹ năng ứng phó trong thời khó khăn và thời nhiều stress
Cũng không rõ tại sao những người suy nghĩ tích cực thường có những trải nghiệm lợi ích về sức khỏe. Một giả thuyết cho rằng tư duy tích cực sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với nhũng tình huống căng thẳng, làm giảm những tác động của stress gây hại đến sức khỏe thể chất của bạn. Giả thuyết này cũng cho rằng những người tích cực và lạc quan có xu hướng sống lối sống lành mạnh – họ hoạt động thể lực nhiều hơn, theo một chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.
Nhận dạng những suy nghĩ tiêu cực
Bạn không chắc liệu cách tự kỷ ám thị của bạn là tích cực hay tiêu cực? Dưới đây là một số hình thức tự kỷ ám thị tiêu cực phổ biến:
Cái lọc. Bạn phóng đại những khía cạnh tiêu cực của một tình huống và lọc ra tất cả những mặt tích cực của nó. Ví dụ như, bạn có một ngày tuyệt vời tại nơi làm việc. Bạn hoàn thành nhiệm vụ của bạn trước thời hạn và được khen ngợi đã hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng bạn đã quên một bước nhỏ. Tối hôm đó, bạn chỉ tập trung vào lỗi của bạn và quên đi những lời khen ngợi mà bạn nhận được.
Cá nhân hoá. Khi có điều gì xấu xảy ra, bạn sẽ tự động tự trách mình. Ví dụ, bạn nhận được tin là buổi hẹn ăn tối với bạn bè bị hủy bỏ, bạn sẽ cho rằng kế hoạch bị thay đổi là vì không ai muốn ở xung quanh bạn.
Thảm họa hóa mọi vấn đề. Bạn sẽ tự động dự đoán điều tồi tệ nhất. Lái xe đến quán cà phê, bồi bàn phục vụ sai món bạn đã gọi và bạn tự động nghĩ rằng phần còn lại trong ngày của bạn sẽ là một thảm họa.
Phân cực. Bạn nhìn thấy mọi thứ chỉ như là tốt hoặc xấu, đen hoặc trắng. Không có khoảng giữa. Bạn cảm thấy rằng bạn hoặc là hoàn hảo hoặc là thất bại hoàn toàn.
Tập trung vào suy nghĩ tích cực
Bạn có thể học để biến những suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực. Quá trình này rất đơn giản, nhưng nó mất thời gian và thực hành – trước hết bạn phải tạo ra một thói quen mới. Dưới đây là một số cách để suy nghĩ và hành xử theo một cách tích cực và lạc quan hơn:
Xác định lĩnh vực nào bạn cần thay đổi. Nếu bạn muốn trở nên lạc quan hơn và tư duy tích cực hơn, trước tiên hãy xác định các lĩnh vực của cuộc sống của bạn mà bạn thường có suy nghĩ tiêu cực, ví dụ công việc của bạn, chuyện đi đi về về mỗi ngày, hoặc một mối quan hệ nào đó… Bạn có thể bắt đầu nhỏ thôi, bằng cách tập trung vào chỉ một lĩnh vực để dễ tiếp cận một cách tích cực hơn.
Kiểm tra chính mình. Định kỳ trong ngày, dừng lại và đánh giá những gì bạn đang suy nghĩ. Nếu bạn thấy rằng suy nghĩ của bạn chủ yếu là tiêu cực, cố gắng tìm một cách để đặt một suy nghĩ tích cực vào chúng.
Mở rộng sự hài hước. Tự cho phép mình mỉm cười hay cười thật to, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hàng ngày. Khi bạn có thể cười vào cuộc sống, bạn cảm thấy bớt căng thẳng.
Sống một lối sống lành mạnh. Tập thể dục ít nhất ba lần một tuần sẽ tác động tích cực đến tâm trạng của bạn và giúp làm giảm căng thẳng. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để tạo năng lượng cho tâm trí và cơ thể của bạn. Và học cách quản lý căng thẳng.
Bao bọc bạn bằng những người tích cực Hãy chắc chắn rằng những người thân cận trong đời sống của bạn là người tích cực, có thể hỗ trợ bạn, và cho bạn những lời khuyên hữu ích. Những người tiêu cực có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn nghi ngờ khả năng quản lý stress của bạn bằng những cách lành mạnh.
Thực hành tự kỷ ám thị tích cực. Bắt đầu bằng cách làm theo một quy tắc đơn giản sau: Đừng nói bất cứ điều gì với chính mình mà bạn không muốn nói với bất cứ ai khác. Hãy nhẹ nhàng và khích lệ với chính bản thân bạn. Nếu một ý nghĩ tiêu cực đi vào tâm trí của bạn, hãy đánh giá nó một cách hợp lý và tự nhủ với chính mình bằng những điều tốt đẹp về bản thân bạn.
Dưới đây là một số ví dụ về tự kỷ ám thị tiêu cực và cách để bạn có thể thay đổi chúng bằng những tư duy tích cực.
Tự kỷ ám thị tiêu cực |
Tư duy tích cực |
Tôi chưa bao giờ làm việc đó |
Đây là cơ hội để học một cái mới |
Nó quá phức tạp |
Tôi sẽ giải quyết nó từ một góc độ khác |
Tôi không có các nguồn lực |
Sự cần thiết là mẹ của sáng chế |
Tôi quá lười biếng để làm việc này |
Tôi không thể đưa nó vào lịch trình của tôi, nhưng có thể kiểm tra lại một số ưu tiên |
Không có cách nào để nó hoạt động |
Tôi có thể cố gắng để làm nó hoạt động |
Đó là một thay đổi quá cực đoan |
Hãy thử may rủi |
Không ai muốn giao tiếp với tôi |
Tôi sẽ xem có thể mở các mối quan hệ |
Tôi không khá hơn được trong việc này |
Tôi sẽ thử lại lần nữa |
Thực hành suy nghĩ tích cực mỗi ngày
Nếu bạn có xu hướng có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, đừng cố mong đợi để trở thành một người lạc quan chỉ qua một đêm. Nhưng với thực hành, thì dần dần các tự kỷ ám thị của bạn sẽ giảm bớt chỉ trích bản thân và thêm chấp nhận bản thân mình hơn. Bạn cũng có thể sẽ ít phê bình thế giới xung quanh bạn hơn. Thêm vào đó, khi bạn chia sẻ tâm trạng và kinh nghiệm tích cực cuả bạn, thì chính bạn và những người xung quanh bạn sẽ hưởng được sự gia tăng tình cảm.
Thực hành tự kỷ ám thị tích cực sẽ cải thiện cách nhìn của bạn. Khi bạn đang ở trong một tâm trạng lạc quan, bạn có thể giải quyết những căng thẳng hàng ngày bằng các cách có tính xây dựng hơn.
THAM KHẢO THÊM:
KĨ NĂNG HOÁ GIẢI CẢM XÚC TIÊU CỰC
1. Kĩ năng hoá giải cảm xúc tiêu cực là gì?
1. 1. Cảm xúc tiêu cực.
Buồn chán vì bị bố mẹ mắng mỏ, xấu hổ vì bị điểm xấu hay bị thầy cô giáo khiển trách, giận dỗi vì bị bạn bè hiểu lầm, lo lắng vì sắp phải thi, đau khổ vì phải chia tay với một người bạn thân nhất, bực bội vì bị một người nào đó nghi oan cho mình… là những cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, mất vui.
Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, không thể nào tránh hết được. Không phải lúc nào cảm xúc tiêu cực cũng là “ xấu”. Có những trường hợp, cảm xúc tiêu cực là động lực để chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Ví dụ: Vì xấu hổ do thi trượt, khiến chúng ta phải cố gắng chăm chỉ học tập hơn, quyết tâm dành điểm cao. Nhưng trong nhiều trường hợp, cảm xúc tiêu cực tạo ra áp lực, khiến cho chúng ta không tập trung vào học tập, vui sống, làm việc, gây ra những hậu quả không tốt.
1. 2. Kĩ năng hoá giải cảm xúc tiêu cực.
Là khả năng, cách thức chúng ta loại bỏ nhanh chóng các cảm xúc tiêu cực hoặc biến nó thành động lực vươn lên trong cuộc sống.
Ví dụ: Một bạn học sinh bị cô giáo khiển trách vì không học bài, làm bài ở nhà, nên bị điểm xấu. Có hai tình huống xảy ra:
- Tình huống 1: Bạn học sinh đó rất đau khổ, buồn chán. Bạn ấy không thể tập trung học tập được nữa. Không những vậy, do xấu hổ, bạn ấy xa lánh bạn bè, ngại đến lớp. Bạn ấy còn nảy sinh ác cảm với cô giáo, cho rằng cô giáo không yêu mình, không công bằng với mình, nên hay bỏ tiết học của cô. Kết quả, cuối năm bạn phải thi lại môn học này và bị đánh tụt một bậc hạnh kiểm.
- Tình huống 2: Bạn học sinh suy nghĩ kĩ về lý do mình bị khiển trách, nhận ra rằng mình đã không học kĩ bài. Bạn ấy đã rủ bạn bè đi đá bóng một lúc cho thoải mái. Sau bữa ăn tối, bạn ấy ngồi vào bàn học, không chỉ học lại bài mà mình đã được điểm kém, mà còn học thuộc bài của ngày hôm sau. Hôm sau, bạn ấy xung phong lên bảng làm bài, được điểm cao và được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Chúng ta nói: Trong tình huống thứ hai, bạn học sinh đã có kĩ năng hoá giải cảm xúc tiêu cực, biến thất bại thành động lực để đi tới thành công.
2. Tại sao chúng ta cần hoá giải ( loại bỏ) các cảm xúc tiêu cực?
Chúng ta cần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, bởi trong nhiều trường hợp, cảm xúc tiêu cực có tác động xấu tới các mặt sức khoẻ thể chất, tâm lý tình cảm, tư duy và hành vi – hành động.
üVề sức khoẻ thể chất: Mệt mỏi ; Đổ mồ hôi ; Chóng mặt ; Đau cơ bắp ; Muốn ngất đi ; Tim đập nhanh ; Mệt lả người ; Đau đầu …
üVề tâm lý - tình cảm: Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh; Cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi ; Có mặc cảm tội lỗi ; Hân hoan cao độ; Nổi giận ; Buồn ; Cảm thấy vô vọng ; Cảm thấy bị dồn nén ; Cảm thấy xa lạ ; Mất phương hướng ; Dễ nổi nóng, nổi cáu ; Tự đổ lỗi cho bản thân ; Cảm thấy dễ bị tổn thương…
üVề tư duy, suy nghĩ: Khó tập trung ; Không muốn suy nghĩ gì nữa; Ý nghĩa quanh quẩn; Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được; Không nhớ; Bị lẫn lộn; Suy nghĩ tiêu cực ( Ví dụ : không ai cẩn đến mình); Nghi ngờ (Ví dụ : chắc không ai quý mến mình nữa); Hoang tưởng ; Không biết quyết định thế nào; Hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất ; Cảm thấy mất lòng tin…
üVề hành vi – hành động: Khó ngủ, ăn không ngon ; Nói năng không rõ ràng, khó hiểu ; Nói liên tục về một sự việc ; Hay tranh luận ; Rút lui ; Phóng đại ; Không muốn tiếp xúc với người khác ; Uống rượu, bia ;Uống thuốc an thần ; Không muốn năng động như bình thường …
3. Nội dung kĩ năng hoá giải cảm xúc tiêu cực.
Để có kĩ năng loại bỏ cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần có những kĩ năng như sau:
3. 1. Nhận diện các dấu hiệu của cảm xúc tiêu cực và các tình huống dễ tạo ra cảm xúc tiêu cực.
3. 2. Nhận diện các phản ứng khác nhau của mỗi người trước những cảm xúc tiêu cực.
3. 3. Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực.
Để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần làm những công việc sau:
3. 3. 1. Giải toả cảm xúc tiêu cực bằng nhiều hoạt động khác nhau.
Dưới đây là một số hành vi, hành động , công việc mà con người thường làm khi có những cảm xúc tiêu cực.
Rút lui (không muốn nói chuyện hay chơi với người khác) |
Chơi trò chơi điện tử |
Thăm người thân quen |
Ăn nhiều hơn |
Bỏ nhóm, bỏ việc |
Tránh hoặc trì hoãn không làm việc phải làm |
Ngủ ít hơn |
Cầu nguyện |
Vẽ |
Nghỉ một ngày |
Dọn dẹp |
Nói cho mọi người biết là sự việc đã tệ hại như thế nào đối với mình |
Khóc |
Làm liều |
Gặp người tư vấn |
Ngủ nhiều hơn |
Gọi điện cho bạn |
Viết lại những gì xảy ra |
Đi ngủ sớm hơn |
Tập thể dục |
Thức khuya |
Nghe nhạc |
Cười đùa, khôi hài |
Tìm bạn mới |
Ăn ít hơn |
Bỏ đi |
Đổ lỗi cho người khác |
Tự cho là mình có lỗi |
Nhở sự giúp đỡ |
Làm việc miệt mài hơn |
Ngẫm nghĩ, suy nghĩ |
Giả vờ như mọi việc đều ổn |
Xem TV |
Hút thuốc |
Chơi thể thao |
Than phiền |
Đặt thứ tự ưu tiên (làm những việc quan trọng trước tiên) |
Dự tính việc phải làm và cách làm |
Đánh nhau |
Suy nghĩ là sự việc sẽ diễn ra theo chiều hướng tốt |
Lo lắng |
Đi chơi với nhau |
Bạn hãy lựa chọn những việc làm mà theo bạn là để giải toả các cảm xúc tiêu cực một cách tốt nhất và lý giải vì sao bạn lại chọn lựa những công việc đó?
Nên |
Không nên |
Tâm sự với bạn bè và người thân |
Lo lắng |
Chơi thể thao |
Thức khuya |
Viết nhật kí |
Than phiền |
Nghe nhạc |
Bỏ ăn |
Đi chơi |
Hút thuốc lá |
Suy nghĩ là sự việc sẽ diễn ra theo hướng tốt đẹp |
Đổ lỗi cho người khác |
3. 3. 2. Suy nghĩ theo hướng tích cực.
Thông thường sự căng thẳng là do ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình huống xảy ra. Việc khuyến khích các cách suy nghĩ mới, tích cực hơn trong những tình huống như vậy sẽ góp phần làm giảm bớt sự căng thẳng, dẫn đến hướng hành động tích cực để cải thiện tình hình.
Với mỗi tình huống, mỗi cảm xúc tiêu cực, chúng ta có thể nghĩ theo nhiều hướng khác nhau.
Ví dụ: Một người bị mẹ mắng có thể có hai cách nghĩ khác nhau.
-Tiêu cực: Mẹ bao giờ cũng khắt khe với mình; vậy là mẹ có yêu mình đâu; chắc mẹ nghĩ mình là đứa con hư hỏng; trong gia đình có ai cần mình nữa đâu; mình sẽ bỏ nhà đi đâu đó để “ doạ” mẹ một phen…
-Tích cực: Mình làm khổ mẹ nhiều quá; mẹ có thương mình, muốn mình tiến bộ mới nhắc mình như thế; mình sẽ phải làm điều gì đó để mẹ vui, không phải lo lắng về mình nữa; mình sẽ xin lỗi mẹ và hứa sẽ không làm mẹ buồn nữa…
Từ hai hướng suy nghĩ tiêu cực và tích cực khác nhau sẽ dẫn tới những hành vi và hậu quả khác nhau. Bạn hãy thử tập suy nghĩ tích cực trong những trường hợp sau:
-Không được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
-Bị một cô bạn ( cậu bạn) nói xấu với những người khác.
Lúc bi quan, cần gạt ngay ý nghĩ bi quan trong đầu, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp
Thắng lợi trước tiên và cuối cùng chính là sự tự chinh phục mình. Chỉ có nhận thức mình một cách khoa học, chính xác, quản lý mình một cách nghiêm khắc mới có thể khai phá cuộc sống mới.
Lúc bi quan, cần gạt ngay ý nghĩ bi quan trong đầu, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp
Trong cuộc sống, đại đa số chúng ta thường tự ám thị mình một cách tiêu cực, chẳng hạn “Mình không may rồi!” “Lại gặp một chuyện phiền toái!”, “Sao tôi luôn đen đủi thế này?” v.v… Thực ra, đó là một thói quen ám thị tiêu cực. Bạn hãy để ý xem, nhữung người thành đạt thì luôn vui vẻ họ luôn nghĩ đến những điều tươi vui, khi đối mặt với một chuyện bi quan, thói quen của họ là nghĩ sự việc theo một chiều hướng tích cực. Người như thế khi có một nguyện vọng thành công mãnh liệt, họ sẽ thường tự nhủ với mình như sau: “Ta là một người thành đạt”, “Ta sẽ thành công”, sau đó anh ta loại bỏ ngay những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, tìm cách tháo gỡ dần khó khăn, quyết tâm đạt đến những điều tốt đẹp mà anh ta luôn hướng tới.
Một nhà tâm lý học tiến hành một cuộc thí nghiệm thú vị như sau: Ông lấy một lọ nước hoa đã dùng hết đem rửa thật sạch rồi đổ nước lã vào và đem vào lớp học. Nhà tâm lý học mở nắp lọ nước hoa ra rồi mới nói với học sinh: “Đây là một lọ nước hoa hảo hạng, để xem các em ai là người đoán ra được mùi hương của nó trước”. Một lúc sau, các học sinh đều giơ tay, em thì nói có mùi thơm của hoa hồng, em thì nói có mùi thơm của hoa nhài, có em còn quả quyết là hương thơm của hoa ngọc lan … Tới khi được thầy nói đó là nước lã, các em mới ôm bụng cười ngất! Thực ra, trong tình huống này thầy giáo đã dùng phương pháp ám thị.
Thầy giáo trong ví dụ trên không dùng các hình thức mệnh lệnh, khuyên bảo mà là dùng hình thức gián tiếp tạo hiệu quả.
Tuỳ theo sự (nguồn) kích thích có thể chia ra ám thị bởi người khác và tự ám thị. Như trường hợp “sự kiện nước hoa” nêu trên là người khác ám thị. Nếu như tự mình dùng một quan niệm nào đó gây ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức, hành vi và tính tình của mình thì là tự ám thị.
Tự cổ chí kim, rất nhiều người thành đạt đã từng vận dụng “hình vẽ tâm lý” và luyện tập tự ám thị một cách tự giác hay không tự giác để hoàn thiện mình đạt tới thành công.
Vấn đề mấu chốt là bạn kích thích sự tưởng tượng sáng tạo dồi dào và tính năng động của bản thân muốn đạt được mục tiêu đề ra.
Bạn cần kích thích tính năng động của bản thân, nhưng khi phát hiện thấy tưởng tượng của mình xa rời thực tế, bạn cần phải tự giác điều chỉnh lại phương hướng và động lực, làm cho ý nghĩ của mình không xa rời mục đích, để khả năng tiếp cận thực tế của mình là lớn nhất. Và đây chính là thói quen bạn có thể rèn được.
Từ nay bạn hãy thay đổi thói que suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực của bạn đi! Bạn cần phải tạo cho mình một sự ám thị tích cực và cho loại ý thức này hoà nhập vào thói quen tư duy của bạn.
Lời khuyên:
Rất nhiều người thành đạt đã từng vận dụng “hình vẽ tâm lý” và tập suy nghĩ theo chiều hướng tích cực để hoàn thiện mình đạt tới thành công. Hãy thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực của bạn đi! Bạn cần phải tạo cho loại ý thức này hoà nhập vào thói quen tư duy của bạ
Bí quyết loại bỏ cảm xúc tiêu cực
Trong bài viết này, Lamsao.com xin cung cấp cho bạn các gợi ý giúp loại bỏ cảm xúc tiêu cực ra khỏi mối quan hệ để luôn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc nhất.
1
Nên nhớ rằng cảm xúc tiêu cực là do bản năng tạo ra
Cảm xúc này được sinh ra do các phản xạ có liên quan đến những ký ức xưa cũ được lưu giữ trong não bộ về một tổn thương nào đó. Bạn không ngừng thuyết phục bản thân rằng mình đúng còn người kia thì sai. Điều này có thể kéo dài trong một thời gian, thậm chí là nhiều năm sau khi xảy ra sự việc.
Chẳng hạn như nỗi buồn, sự sợ hãi hay cảm giác ghen tỵ đều xuất phát từ những sự việc bạn đã trải qua từ thời thơ ấu hay trong các mối quan hệ trước đó. Chúng chất chồng lên nhau theo thời gian và gây tác động tiêu cực đến não bộ của bạn.
2
Loại bỏ cảm xúc tiêu cực để cải thiện mối quan hệ
Hãy hướng sự chú ý đến những khía cạnh mới mẻ, tích cực về mặt cảm xúc mà bạn muốn tạo ra trong mối quan hệ. Khi đó não bộ có thể ngưng sử dụng những dữ liệu cũ có hại và gạt chúng sang một bên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bằng cách tưởng tượng mình tham gia vào một hoạt động nào đó, bạn có thể tạo ra sự kết nối về mặt thần kinh liên quan đến việc học hỏi mà không cần phải thực sự có mặt tại đó. Vì vậy, tập trung chú ý vào các cảm xúc tích cực: hạnh phúc, niềm tin và lòng yêu thương sẽ cho phép bạn xây dựng các mối quan hệ mình mong muốn.
3
Ngồi thiền có thể giúp tập trung vào các cảm xúc tích cực
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi thiền có thể giúp bạn tạo ra và thể hiện cảm xúc theo một cách tích cực hơn. Vì thế, hãy dành thời gian ngồi thiền mỗi ngày để tập trung sự chú ý vào các cảm xúc tích cực, loại bỏ những điều tiêu cực cũng như tìm thấy sự tĩnh tại trong tâm hồn.
4
Tạo nên khởi đầu mới cho các mối quan hệ của bạn
Nếu biết tha thứ cho chính bản thân mình và người khác thì chúng ta có thể dẹp bỏ mạng lưới được dệt nên từ những cảm xúc tiêu cực trong não bộ. Bên cạnh đó, hình ảnh người làm bạn tổn thương sẽ được thay thế bằng người thương yêu. Việc này có thể vấp phải đôi chút khó khăn do gặp phải sự phản kháng của tâm thức. Thế thì tại sao lại không tạo nên sự khởi đầu bằng cách viết ra những điều bạn mong muốn cho mối quan hệ?
5
Tìm kiếm sự tĩnh tại trong tâm hồn
Muốn vậy trước hết bạn cần phải biết những phẩm chất nào tạo nên điều này. Chúng bao gồm sự bình yên trong tâm hồn, trí thông minh, lòng từ bi, niềm vui, sự sáng tạo và cả cái nhìn mới về tương lai cũng như các mối quan hệ. Hãy tập thói quen suy nghĩ về những điều này và bạn sẽ thấy tác dụng tuyệt vời từ đó.
Bệnh Trầm Cảm ở Nam giới
Vượt qua nỗi đau sau khi ly hôn cho người phụ nữ
Làm sao để hết lo âu hồi hộp, tìm được cân bằng trong cuộc sống
Làm sao để giảm stress hiệu quả -
Cách giảm stress hiệu quả -
Cách suy nghĩ thông minh những điều bất ngờ thú vị -
Tự tạo niềm vui trong cuộc sống
Cách kiềm chế cơn giận -
(ST)