Cách luyện giọng nói để tự tin khi giao tiếp

Một giọng nói được coi là hay cần đạt được các tiêu chuẩn: Rõ ràng – Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói – Có ngữ điệu êm ái – Sức truyền cảm.







Cách luyện để có một giọng nói hay, cuốn hút
 

 
Có nhiều người đã nói: “Khi đánh giá một con người, nhiều khi không cần nghe họ nói điều gì, chỉ cần nghe giọng nói của họ thế nào”. Nói như vậy đủ hiểu về vai trò của giọng nói quan trọng thế nào. Dù bạn không có một chất giọng trời sinh nhưng bạn vẫn có thể tự luyện tập để có một giọng nói hay và gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

 


1. Phát âm rõ ràng:

Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mười trang sách

, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.

2. Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói:

· Âm lượng khi nói: Nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không thích đáng, nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải, đảm bảo nhả chữ rành rọt khúc chiết trong sáng. Khi luyện tập, nên đứng trước gương cho dễ theo dõi chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một số làn điệu quen thuộc. Ngoài ra còn phải luyện tập cách nói chuyện tỉ tê thầm thì, trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió thoảng, như vậy sẽ có tác dụng cuốn hút người nghe.

· Tốc độ nói: Người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

3. Tạo ngữ điệu êm ái:

Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

4. Tạo sức truyền cảm:

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được.Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.

5. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng:

Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là "vận khí vào đan điền" )

Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.

Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.


Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.

Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma.


9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Không phải ai sinh ra cũng có khả năng ăn nói tự tin, khéo léo và thu hút sự chú ý của người khác.
Bạn phải tích lũy và phát triển khả năng này như một thói quen hằng ngày để đạt được thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.
Dưới đây là 9 cách giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc:
Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán
Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.
Không nói vòng vo
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.


Tránh ậm ừ
Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.
Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.
Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.
Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách để giao tiếp với người mới gặp một cách tự nhiên và thoải mái nhất, tạo cảm giác dễ gần cho đôi bên?

Vấn đề giao tiếp với người mới quen, mới gặp không hề đơn giản. Tuy nhiên mình chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm dưới đây cho bạn tham khảo nhé!

Một người duyên dáng, đi đến đâu cũng được mọi người thiện cảm, gần gũi và phải có khả năng bắt chuyện với bất kỳ ai.
Một nhà tâm lý giao tiếp hiện đại người Mỹ, F. Stevenson khẳng định: "Nếu bạn có bản lĩnh, bắt chuyện với một người nào đó liên tục trong 10 phút mà làm cho đối phương hứng thú, thì bạn là người có khả năng giao tiếp – một khả năng rất cần trong xã hội hiện đại". Bởi vì, có những hoàn cảnh giao tiếp như: đi dự sinh nhật một người bạn hoặc đến dự một đám cưới chẳng hạn, ngẫu nhiên bạn bị chủ nhà xếp đặt ngồi cạnh một người lạ, chưa gặp lần nào. Sau vài câu chào hỏi xã giao, nếu bạn cứ ngồi ngây ra, họ hỏi câu gì trả lời câu ấy, không ai hỏi thì thôi, bạn sẽ trở thành một người ít nói, khó gần, có thể bị xem là "cù lần" hoặc "khinh khỉnh ta đây".
Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì. Bạn đã rơi vào trường hợp như vậy chưa? Xin giúp bạn vài "đường cơ bản” về nghệ thuật bắt chuyện.
Bạn đừng tìm những tin tức giật gân, sự việc "kinh thiên độc địa" làm đề tài câu chuyện, nếu bạn tưởng rằng chỉ những sự kiện nổi bật mới đáng nói. Bởi vì, những đề tài như thế không nhiều, vả lại nếu tin tức đã xôn xao thì chẳng cần bạn nói, người ta cũng biết rồi. Cũng đừng nên nghĩ, đã đàm đạo phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, nên biết rằng, loại đề tài này không phải ở đâu cũng gặp tri kỷ, chuyện mình khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên.
Cuộc sống không thiếu các đề tài gợi chuyện như: tình bạn, tình yêu, sách vở, báo, phim, kịch, âm nhạc, kiến trúc, khí hậu, thời trang ... Nhưng khi đề cập về mấy đề tài đó bạn nên lưu ý mấy điểm sau:

+ Với cái mà mình không biết chớ có vẻ sành sỏi

+ Chớ nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình (tiền bạc, trí thông minh...).

+ Chớ luận bàn về thất bại của người khác.

+ Chớ nói về những chuyện bực mình, nên nói chuyện vui.

+ Chớ sa đà vào vấn đề dẫn đến tranh cãi.

Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng chỉ trích một người nào đó, thì mình cần khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác, bởi vì nói xấu ai đó là điều không hay.

Bạn thân mến, để mình có thể tự nhiên khi nói chuyện với một người mà mình chưa từng quen biết thì điều cần đó ở bạn đó là sự tự tin.

Để có được sự tự tin trước mọi người, điều đầu tiên bạn cần phải có sự tạo ra sự tự tin cho bản thân mình bằng cách luyện tập khả năng nói trước đông người. Nếu có việc gì đó bắt buộc bạn phải tiếp xúc hay trình bày trước đông người thì bạn đừng nên thoái thác mà hãy mạnh dạn nhận lấy nhiệm vụ đó và coi đó là một lần để bạn rèn luyện khả năng nói của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chủ động gặp gỡ bạn bè, người thân của mình và nói chuyện cùng họ, trước hết là để học hỏi ở họ nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, đồng thời qua những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện. Hãy bắt đầu câu chuyện của mình một cách cởi mở và tự nhiên. Đó có thể chỉ là những lời hỏi thăm sức khoẻ, những câu chuyện vui mà bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày hay những thông tin hay, nóng hổi mà bạn vừa cập nhật được....

Bạn nên ghi nhớ: Khi bạn có một chuyện gì đó dù vui hay buồn hay có điều gì đó muốn chia sẻ với ai đó thì bạn nên tìm ngay một người để bạn giãi bày tâm sự của mình hoặc kể cho một ai đó về những khó khăn mà bạn gặp phải. Đó cũng là một cách để bạn rèn luyện khả năng nói, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người khác. Hoặc đôi khi gặp một người thân quen nào đó, chỉ với một lời hỏi thăm về gia đình, sức khoẻ, tình hình công việc hay dành cho họ một lời khen ngợi cũng là cách để bạn bắt đầu cho câu chuyện của mình. Đừng quá e dè ngần ngại mà hãy mạnh dạn lên, bạn nhé!

Tất nhiên rằng, để bạn cảm thấy tự tin hơn thì bạn cũng nên chú ý đến trang phục của mình khi xuất hiện trước một ai đó. Trang phục mà bạn vận trên người không cần thiết phải quá mốt mà chỉ cần gọn gàng, lịch sự và không làm cho bạn lạc lõng giữa mọi người là được. Hãy cố gắng để tự hoàn thiện bản thân mình, bạn nhé!

25 cách để khắc phục tính nhút nhát trong giao tiếp



Nhà báo nữ người Mỹ, Valery Braun đã nêu 25 cách để khắc phục tính nhút nhát trong giao tiếp:


1. Luôn chào trước để có sự chủ động trong giao tiếp.

2. Tự tin khi giao tiếp: vai duỗi thẳng, cằm ngẩng cao.

3. Nhìn thẳng vào mặt đối phương để kích thích hứng thú của họ.

4. Tươi cười lúc nói chuyện để hấp dẫn đối phương.

5. Tự chủ, tự chấn chỉnh tư thế để bắt đầu câu chuyện

6.Nói chuyện với người quen trước, với người lạ sau.

7.Đến những nơi đông đúc, vui vẻ, dễ giao tiếp.

8. Muốn được chú ý,bạn hãy cầm cuốn sách trên tay, đeo các đồ trang sức độc đáo. Mở đầu câu chuyện một cách bình dị.

9. Chủ động đặt các câu hỏi để dẫn chuyện.

10.Lắng nghe và biết nghe cả bằng cách im lặng.

11. Chuẩn bị sẵn các đề tài nói chuyện: bầu cử, phim mới, hòa nhạc...

12. Vui vẻ trước lúc rời khỏi nhà: thư giãn, nghe nhạc vui, thờ sâu và đều.

13. Luôn tự nhủ mình có duyên, đáng được chú ý.

14. Hãy tưởng tượng là mình đang đứng giữa bạn cùng lớp, là kẻ thủ xướng.

15. Nên tỏ ra là người độc đáo, thú vị bằng cách chọn cho mình một thú chơi riêng.

16. Tích cực trò chuyện với người cùng sở thích. Năng gặp gỡ bạn bè, nghe những buổi diễn thuyết.

17. Tập diễn kịch để có thể mạnh dạn khi giao tiếp.

18. Tập đóng vai đối lập với bản thân mình.

19. Hãy bắt chước người mà bạn yêu thích.

20. Cố gắng tạo lập một phong thái riêng trong ứng xử.

21. Cùng nhau đi xem phim, xem kịch rồi sau đó cùng thảo luận.

22. Hãy mạnh dạn làm cái việc mà bạn sợ hãi nhất.

23. Hãy kết thân với một người cũng nhút nhát như mình để cùng trở nên mạnh dạn hơn.

24. Hãy tự nhủ là không chỉ có mình nhát. Ngay cả vợ Tổng thống cũng ngại phát biểu trước đám đông.

25. Hãy tự nhủ là không phải vì nhát mà bạn trở thành kẻ hèn kém. Vì cuộc sống vốn phong phú và dung nạp nhiều loại người, kể cả lãnh đạm lẫn kẻ thích cô đơn
.




Làm sao để cải thiện giọng nói để luôn trong trẻo
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh
Học cách nói chuyện hài hước
Làm sao để cải thiện giọng hát để ngày càng hay hơn
Nghệ thuật nói chuyện có duyên
Cách khắc phục nói lắp khỏi hẳn cho bạn tự tin hơn



(ST)