Cách luyện tập tư duy giúp bạn sống vui, nhận biết chân lý trong cuộc sống

Đôi lúc bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, tư duy trì trệ và dường như bất lực trước các vấn đề, điều đó không phải do khả năng tư duy bị giới hạn mà là do bạn chưa biết cách làm cho nó trở nên sắc bén hơn. Hãy tham khảo 9 gợi ý sau đây:




Phương pháp rèn luyện tư duy
















1. Chọn thời gian phù hợp

Đa số người lớn tuổi thường suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, trong khi những người trẻ lại thường minh mẫn hơn vào buổi chiều. Do đó, hãy cố gắng tìm ra những "khoảnh khắc vàng" của bộ não và để dành chúng cho những công việc đòi hỏi tư duy nhiều nhất. Hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.

2. Viết ra những gì chợt đến trong đầu

Luôn luôn mang theo sổ và bút, hoặc bất cứ phương tiện nào giúp bạn ghi lại những gì nhìn thấy, nghe thấy mà bạn cho là quan trọng hoặc những ý tưởng chợt đến. Hơn 99% những điều này có thể là vô dụng, nhưng 1% còn lại sẽ khiến bạn trở thành thiên tài. Và bạn sẽ không thể nhớ được chúng nếu không ghi lại.

3. Xây dựng kiến thức mới trên nền tảng những gì đã có

Mỗi khi nhận được những thông tin mới, hãy liên hệ chúng với những gì bạn đã biết. Đó là phương pháp tối ưu khiến cho những kiến thức mới không bị rơi rụng và những hiểu biết đã có không bị lạc hậu.

4. Luôn luôn thực hành

Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu lão khoa Mỹ tiến hành cho thấy, việc thực hành thường xuyên trên một số lĩnh vực đã khiến khả năng nhận thức và trí nhớ ở những người 70 tuổi làm việc tốt hơn lúc họ 60. Vì vậy, hãy thường xuyên thực hành kiến thức của mình từ khi bạn còn trẻ.

5. Kết bạn với những người thông minh

Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội kết bạn với những người có khả năng tư duy cao hơn bạn. Quan sát cách họ giải quyết vấn đề và suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm.

6. Học cách tập trung

Bạn đã bao giờ đột nhiên quên tên một người chỉ sau khi gặp anh ta vài phút? Vấn đề không phải trí nhớ mà là khả năng tập trung. Khi tiếp xúc với kiến thức mới hoặc bắt đầu một công việc trí tuệ, hãy cố gắng gạt bỏ ra khỏi đầu mọi vấn đề khác không liên quan. Nếu cảm thấy khó thực hiện, hãy tạo ra một môi trường thuận lợi: Đóng cửa phòng, tắt điện thoại, yêu cầu người khác không làm phiền..

7. Thư giãn

Một trong những biện pháp thư giãn tốt nhất cho những người làm việc trí tuệ là nghe nhạc Mozart. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc của ông vừa có tác dụng thư giãn, giảm stress, vừa kích thích sự hình thành mối liên hệ phức hợp giữa các phần của não. Khả năng trao đổi thông tin trong não nhờ vậy trở nên hiệu quả hơn và tốc độ tư duy sẽ nhanh hơn.

8. Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới

Khi gần cuối đời, họa sĩ theo trường phái ấn tượng nổi tiếng Henri Matisse đã chuyển từ việc sáng tác bằng cọ sang dùng kéo. Nhiều tác phẩm tranh cắt giấy của ông ra đời trong thời gian này đã trở thành kiệt tác nhờ có được phong cách thể hiện mới mẻ đến không ngờ.

Bài học rút ra là đừng bao giờ ỷ lại vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể làm cho bạn trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên cổ hủ, lạc hậu trước sự biến đổi của thời cuộc. Vì vậy, từ khi còn trẻ, hãy tìm cơ hội để thử thách khả năng ở những lĩnh vự mới và đừng ngần ngại nếu phải làm lại từ đầu.

9. Rèn luyện cơ thể để bồi dưỡng tinh thần

Một tinh thần minh mẫn chỉ có được trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn đang chọn cho mình một hình thức luyện tập thì aerobic có thể là quyết định đúng đắn. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy aerobic có thể cải thiện đáng kể khả năng làm việc trí óc.

Nguyên nhân có thể do các bài tập aerobic làm tăng lượng oxy và dưỡng chất lên não, đồng thời kích thích sản sinh một hợp chất tự nhiên là neurotrophin, vốn có tác dụng thúc đẩy các tế bào não phát triển. Vì thế, dù bận rộn, hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Luyện tập tư duy tích cực


Chào các bạn,

Các bạn có một kỹ năng nào đó, như chơi đàn ghita, piano, bóng chuyền, bóng rổ, khiêu vũ, võ thuật, sẽ kinh nghiệm điều gì nếu mình ngưng chơi một thời gian khá lâu? Rỉ sét. Đúng vậy, ngưng hơi lâu là kỹ năng của mình bị rỉ sét. Càng ngưng lâu thì càng rỉ sét nhiều. Cho nên nghỉ chơi lâu quá, lúc bắt đầy chơi lại, phải cần một thời gian khá lâu mới lấy lại phong độ từ từ. Nhiều khi bỏ quá lâu năm, mình không thể lấy lại phong độ của “thời hoàng kim” được.

Các kỹ năng tinh thần cũng vậy. Tư duy tích cực không phải là hủ gạo Thạch Sanh, ăn hoài không bao giờ hết. Tư duy tích cực là đôi cánh tay tinh thần với nhiều cơ bắp trong đó. Đôi tay này chỉ có thể khá lên và tiếp tục tăng phong độ nếu mình tập luyện mỗi ngày. Không phải là mọi cánh tay trên thế giới đều như nhau, ngay cả cánh tay mình sáu tháng trước đây và ngày hôm nay đã khác nhau nhiều, tùy theo mình đã dày công tập luyện thế nào.

Tất cả mọi kỹ năng cơ thể hay tinh thần đều được chi phối bởi một quy luật sinh học giản dị: Những cơ phận có thực phẩm và luyện tập hàng ngày sẽ phát triển khá; ngược lại, chúng sẽ yếu đi.

Mình có vài người bạn, lâu năm không nói chuyện nhiều, một lúc nào đó nói chuyện hơi dài giờ, mình giật mình vì so với người bạn tích cực mình biết ngày xưa, người bạn bây giờ tiêu cực đến mức hết thuốc chữa. Một người bạn cũ hồi trung học của mình, gần đây đã quyết đoán với mình là vụ 911 ở Mỹ không phải là do khủng bố, mà là do CIA dàn cảnh để có cớ tấn công Afghanistan và Iraq, và anh ta sẵn sàng cho mình liên kết đến các trang web “thông thái” để đọc và nghiên cứu vấn đề !! Tiêu cực đến mức tin rằng chính phủ Mỹ dàn cảnh để giết mấy ngàn dân Mỹ, và cả nựớc Mỹ và thế giới đều ngu dốt đến mức không ai biết, ngọai trừ vài trang web “thông thái” đâu đó, thì đúng là hết thuốc chữa. Mình thực là vừa sốc vừa buồn.

Nhưng đây cũng là một thí dụ rất rõ để các bạn thấy được cái mà ta gọi là “kiến thức” không phải là trung tính (neutral). Không phải là cứ đọc sách hay nghe giảng là tự nhiên có kiến thức vào đầu. Kiến thức của ta lệ thuộc trực tiếp vào thái độ tư duy của ta. Người tiêu cực thì đầu óc hạn hẹp cho nên kiến thức không vào được, và nếu có vào thì cũng bị bóp méo dữ dội để có thể cố chen qua khung cửa chật hẹp đó. Người tích cực, vì đầu óc rộng mở, cho nên kiến thức chạy vào như đi qua xa lộ thênh thang, học một biết mười.




Giới quản lý thường nói với nhau, “Gặp người tiêu cực thì huấn luyện họ rất vất vả, đôi khi không thể được.” (tức là phải cho họ nghỉ việc, vì các công ty không đủ sức chịu tốn kém với người như thế). Vì vậy, khi tuyển nhân viên, yếu tố quan trọng nhất—không có gì so sánh được—để người phỏng vấn (giám đốc nhân viên hay một lãnh đạo nào đó) tìm kiếm trong người được phỏng vấn là tư duy tích cực. Mọi thứ khác, như kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đứng hàng thứ hai.

Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể nuôi dưỡng và huấn luyện tư duy tích cực mỗi ngày?

I. Thực phẩm

• Về thực phẩm thì các bài viết về tư duy tích cực, về tình yêu con người, về cái đẹp của con người và của thế giới, các tin tức tích cực vui vẻ yêu đời, đều là thực phẩm tốt cho tư duy.

• Với người quen tập thiền, ngồi tĩnh lặng, suy niệm đến từ bi hỉ xả (tứ vô lượng tâm).

• Với người quen niệm phật Adiđà, niệm Phật Adiđà đúng cách, suy niệm rằng mình sẽ là Phật như Phật Adiđà (như trong kinh Vô Lượng Thọ Phật) thì rất là tích cực.

• Với người quen cầu nguyện trong Thiên Chúa Giáo, suy niệm hai điểm căn bản của Thánh kinh: “Thượng đế tạo con người theo hình ảnh của thượng đế.” Và Luật Vàng (golđen law) của chúa Giêsu: “Thứ nhất yêu Thượng đế, thứ nhì yêu láng giềng như yêu chính mình.”

• Nói chuyện, chia sẻ, thường xuyên với các bạn có tư duy tích cực.


II. Về thực hành

• Dĩ nhiên ta cố gắng vui vẻ, bình tĩnh, hăng hái trong mọi trường hợp, với mọi người.

• Nhưng đó là trên lý thuyết, trên thực tế, một lúc nào đó, chuyện gì đó sẽ làm ta mất bình tĩnh, nóng giận, quá căng, sợ hãi, băn khoăn, … và có thể ta cũng không biết là ta đang như thế, cho đến khi chuyện đã qua rồi.

• Nếu ta bắt gặp mình nóng giận ngay khi đang nóng giận là khá rồi. Chỉ cần nói là “À, mình đang nóng giận. Đâu có gì phải nóng giận.” Rồi hít thở vài hơi thở thật sậu và thật chậm, đợi cơn giận qua đi. (Sợ hãi, lo lắng, v.v… thì cũng thế).

• Nhưng nếu không bắt gặp kịp chính mình, và thường là phải qua chuyện rồi mới thấy, thì cũng không sao. Trượt chân là chuyện bình thường. Ai đã chưa từng trượt chân, ngọai trừ những người bị bệnh liệt giường? Điều quan trọng là mình thấy mình trượt chân, bởi vì có nhiều người trượt chân một ngày 20 lần, nhưng họ không biết là họ trượt chân, họ tưởng rằng con người thì ai cũng phải đi kiểu đó—đí vài bước trượt chân một lần, cả đời—không cần và không nên thay đổi cách đi.

• Chỉ cần ta nhận ra là “À lúc đó rõ là mình nóng quá (hay sợ quá, hay…) mất khôn”, đương nhiên là mình sẽ có tư tưởng tự nhiên tiếp theo, “Mai mốt sẽ rán không như vậy nữa.”

Chỉ cần như vậy thôi. Điểm cốt cán để chúng ta lưu ‎ý ở đây là: Tư duy tích cực là một lọai kỹ năng, cũng như tất cả các kỹ năng khác, phải được nuôi dưỡng, sử dụng, luyện tập hàng ngày. Ta có thể rất tích cực hôm nay, nhưng nếu ta tiêu thụ “thực phẩm” tiêu cực hàng ngày, và cũng không quán sát hành động và tâm thức của mình thường xuyên, một lúc nào đó ta sẽ trở thành tiêu cực. Các “cơ bắp” tinh thần phải có (1) thực phẩm tích cực và (2) thực hành tích cực hàng ngày, thì mới có tiến bộ.

Cách rèn luyện tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là gì?

1. Gạt bỏ những hiểu biết kiến thức thông thường

Trước hết bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút:

Có một chai rượu nho, nút ép trong miêng chại không mở ra được. Vậy làm thế nào để uống chai rượu nho này mà không cần đập vỏ chai, cũng không khoan lỗ trên nút chai?

Bạn có thể trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?

Tất nhiên nhiều người trả lời câu hỏi trên rất dễ dàng. Nhưng cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản:

Ấn nút chai vào trong.

Nhưng những người không nghĩ ra vì theo suy luận thông thường của chúng ta thì muốn uống rượu phải mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở được thì không uống được. Bản chất của câu hỏi trên là nhắm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình

(….): Những phần chúng tôi không trích ra. Bạn có thể đọc đầy đủ bằng những bản download trên mạng.

2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhà ảo thuật định lấy vật gì đó (quả bóng) một cách bất ngờ. Nên lúc anh ta thò tay vào túi khản giả xem kỹ anh ta sẽ lấy quả bóng bằng cách nào. Nhưng anh ta mới chỉ lấy cái khăn tay, chưa phải vật anh ta sẽ lấy.

Khán giả không tập trung nữa khi nhà ảo thuật bỏ lại khăn tay vào túi. Nhưng chính lúc này nhà ảo thuật đã khéo léo lấy quả bóng ra ở thời điểm không ai để ý nữa.

Chúng ta hay tuy duy theo kinh nghiệm bởi vậy điều đó làm đầu óc chúng ta mất linh hoạt. Đó chính là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo của con người.

Để tránh những sự xơ cứng của bộ nào, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề nhiều khía cạnh.

(…)

3 Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo

Ở công ty nào đó, khi có mặt sếp, các nhân viên nói cười làm việc bình thường thì đó là nơi làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại. tại một số nơi khi sếp xuất hiện thì nhân viên lập tức hiền như con mèo, miệng câm như hến.

Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ không thể phát huy khả năng sáng tạo của họ.

II. Nâng cao khả năng sáng tạo

Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:


1. Phương pháp đặt vấn đề

Trước tiên, các bạn hãy liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bản kê. Sau đó lần lượt suy xét từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vận phiến diện hoặc bỏ sót các chi tiết quan trọng.

Tuy vậy cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này, vì quá lệ thuộc sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

2. Phương pháp liên tưởng đôi.

Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng như giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua cách liên tưởng thông thường.

Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Người ta sẽ liên tưởng một sản phẩm hoàn toàn không liên quan tới nó – máy bay. Sau đó xem xét các đặc tính công dụng của máy bay.

Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét về sản phẩm âm thanh nổi.

3. Phương pháp phân tích hình thái.

Ví dụ: Muốn làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét "hình dáng" "kích thước", "nguyên liệu" của ly. Người ta lập biểu đồ khối lập phương để lựa chọn những điều kiện tối ưu nhất.

Căn cứ vào hình dưới đây có tới 48 trường hợp giúp ta lựa chọn những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.

Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hóa của bộ não. Nhưng đối với việc rèn luyện tư duy lại không hiệu quả bao nhiêu.

Để rèn luyện tư duy, giúp bộ não linh hoạt, minh mẫn hơn, chúng tôi đã cố gắng biên soạn quyển sách nhỏ này. (…)

Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện về khả năng trực giác, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của cong người.

Các bạn hãy lần lượt trả lời câu hỏi trong từng bài post rồi trả lời bằng cách comment. Ngày hôm sau chúng tôi sẽ đăng câu trả lời kèm câu hỏi mới.

Câu hỏi 1

Như hình bên dưới, trên giá sách có một bộ sách gồm 2 tập. Giả sử có một con mọt sách ăn từ trang 1 của của quyển một tới trang cuối của quyển hai. Hỏi con một sách đã di chuyển một khoảng cách bao nhiêu? Biết rằng mỗi bìa sách dày 2mm, ruột sách mỗi quyển dày 3cm.

 


Câu hỏi 2

Thợ săn rời khỏi nhà đi về hướng Nam 10m. Sau đó đi về hướng Tây 10km. Cuối cùng đổi hướng đi về phía Bắc 10km. Kết quả người thợ săn trở về căn nhà nhỏ của mình. Tất nhiên vị trí căn nhà không thay đổi. Có thể có chuyện lạ vậy không?

Câu hỏi 3

Dùng một dụng cụ có dung tích 1 lít (như hình vẽ) để đong chính xác 0.5 lít nước, nên đong thế nào?


Luyện tập tư duy phê phán (critical thinking)

.




Tư duy phê phán (critical thinking) là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người này hoàn toàn có thể khiến chính những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt
câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho chính những câu hỏi đó.

Nhìn chung, tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn đề (reasoning and problem solving). Trên thực tế 2 kĩ năng này bổ sung và cũng có thể thay thế cho nhau. Đi vào tìm hiểu một cách cụ thể, chúng ta sẽ thấy kĩ năng tư duy phê phán bao gồm những kĩ năng, chính xác hơn là nhưng khả năng sau đây:

- Quan sát

- Luôn luôn tò mò đặt câu hỏi và tìm những nguồn trả lời cần thiết cho mình

- Luôn kiểm tra và tự thử thách những điều mình vốn tin, những quan điểm, suy nghĩ, những giả sử mình hay người khác đặt ra xem chúng có đúng sự thật không?

- Nhận thức được và nêu ra được vấn đề

- Đánh giá độ vững chắc của tư duy và lập luận

- Đưa ra những quyết định sáng suốt và tìm ra được những giải pháp, những lời giải vững chắc

- Hiểu về tư duy logic và logic nói chung

Có thể bạn đã hoàn toàn tự tin về khả năng của mình ở một trong những phần này, hoặc cũng có thể bạn cảm thấy cần học tất cả các kỹ năng này từ đầu. Dù thế nào đi chăng nữa thì 20 kĩ năng luyện tập tư duy phê phán dưới đây cũng sẽ có ích cho bạn. Chỉ cần làm theo những bước rất đơn giản sau đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin với khả năng tư duy phê phán (critical thinking) của mình.

1. Nhận thức vấn đề (Recognizing a problem)

Khi nhận ra rằng mình đang đối mặt với một vấn đề nào đó, bạn cũng cần đồng thời nhận ra sự cần thiết của việc phải hành động đúng theo những gì mình phảo làm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động đó của bạn phụ thuộc vào loại vấn đề mà bạn đang gặp phải. Liệu vấn đề đó có quá nghiêm trọng hay không? Nếu như gặp phải nhiều hơn một vấn đề cùng một lúc thì vấn đề nào cần được đặt lên giải quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau? Sử dụng những kĩ năng tư duy phê phán của mình để chỉ ra mọi vấn đề đang gặp phải (pinpoint any problem or problems) trước khi đề cập đến giải pháp (anticipate a solution).

Luyện tập như thế nào?

· Thử lên danh sách những việc cần làm, sắp xếp chung theo thứ tự việc nào cần đầu tư nhiều thời gian nhất, hoặc việc nào cần hoàn thiện trước, hay việc nào quan trọng nhất. Bạn cũng có thể sắp xếp theo cả 3 cách khi muốn luyện tập.

· Khi xem/ đọc bản tin: sau khi nghe 1 bản tin, bạn thử liệt kê ra 3 vấn đề có thể gây nên hậu quả để kiểm tra khả năng nhận thức vấn đề của bạn.

2. Nêu ra vấn đề (Defining a problem)

Cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trước hết yêu cầu việc nêu ra được vấn đề thực sự đang cần được giải quyết và tránh nhầm lẫn với vấn đề giả tưởng. Đừng để bản thân mình và lời giải cho bài toán khó bị cản trở bởi các nhân tố sau đây:

· mức độ của vấn đề

· giả sử của bản thân bạn

· thiếu thốn thông tin

Hãy tập trung suy nghĩ kĩ về tình huống hiện tại và đừng bị ảnh hưởng để rồi giải quyết ẩu vấn đề rồi lại gây ra những hậu quả hoặc hiện tượng do chính vấn đề của bạn thay vì bản thân vấn đề đó.

Luyện tập như thế nào?

Từ bây giờ, bất cứ khi nào bạn phải bắt đầu thực hiện một quá trình nào đó, đơn giản như nấu một món ăn nào đó theo công thức, hoặc học cách sử dụng một thiết bị điện tử gia dụng nào đó trên bản hướng dẫn kèm theo sản phẩm, hãy dành ra ít nhất 10 phút để đọc kĩ và xem trước tất cả các hướng dẫn trước khi bắt tay vào làm. Cách giải quyết hiệu quả một vấn đề chỉ đến khi trước hết bạn biết đích xác mình đang phải đ���i mặt với những cái gì.

3. Tập trung quan sát (Focused observation)

Khi tăng cường nhận thức của mình, bạn sẽ quan sát được nhiều hơn và cũng từ đó nhận thức cao hơn được về những vấn đề mà mình quan sát bằng cách sử dụng các giác quan của mình, lắng nghe những người xung quanh nói và tìm kiếm nhiều chi tiết hơn. Thêm vào đó, khi bạn đang trong quá trình thu thập thông tin, hãy tập trung, đặt mình vào văn cảnh và suy nghĩ xuyên suốt. Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ không bỏ sót một chi tiết nào và sẽ dần dần trở thành một người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn cũng như những giải pháp khả thi hơn.

Luyện tập như thế nào?

· Tìm một địa điểm nhiều người qua lại và tụ tập, ví dụ như một quán café hay một cửa hiệu ăn ngoài. Tập quan sát những người xung quanh, sử dụng những giác quan của mình với mục tiêu tăng cường nhận thức cho bản thân. Hãy xem liệu 2 người nói chuyện đằng kia có sắp cãi nhau không? Xem người đi bộ dưới phố kia có đang mải đi quá mà có nguy cơ đâm vào một con vật ngay gần đó không? Rất đơn giản như vậy thôi. Nhưng hãy làm một cách tế nhị và kín đáo để tránh bị hiểu lầm bạn nhé!

· Vào một lần nào đó khi đi xe, trước khi nổ máy, hãy thử lập ra trong đầu một danh sách những thứ mà bạn cần phải nhận thức được – những gì có thể xảy ra nếu như bạn không chú ý quan sát. Đó có thể là một người lái xe mất kiểm soát, một đứa trẻ đi xe đạp, một công ty xây dựng điện – nước – điện thoại đang thi hành công việc và đỗ xe ngay trên đường ..v..v..

4. Động não thông quả việc sử dụng công cụ đồ họa tư duy (Brainstorming with graphic organizer)

Công cụ đồ họa tư duy là một công cụ tuyệt vời giúp bạn động não. Chúng tạo ra một biểu đồ bằng hình ảnh trong não của bạn, chỉ ra cho bạn các cơ cấu và cấu trúc của một vấn đề mà bạn không ngờ tới. Công cụ đồ họa tư duy còn giúp bạn tập trung vào mục tiêu chính của mình, chỉ ra một cách rõ ràng con đường đi tới những giải pháp hiệu quả cùng những quyết định tối ưu.

Luyện tập như thế nào?

· Lập ra một biểu đồ khi bạn phải đưa ra một quyết định nào đó, đơn giản như: đi ăn ở quán nào hay đi nghỉ ở đâu. Sử dụng những tiêu chí bạn cho là quan trọng như: không khí, dịch vụ, các địa điểm du lịch vui chơi tại vùng đó, ..v..v.. để so sánh và đối chiếu các lựa chọn của mình.

· Tập sử dụng công cụ đồ họa tư duy bằng cách nhìn lại một vấn đề mình từng phải giải quyết trong quá khứ như mua xe hoặc chuyển công việc. Lập một hệ thống cho thấy các hiện tượng hoặc nguyên nhân gây ra các vấn đề cùng các giải pháp dành cho chúng. Động não và thử tìm ra những hướng giải quyết khác bên cạnh cách mà bạn đã làm trong quá khứ với vấn đề đó.

5. Đặt ra các mục tiêu (Setting goals)

Đặt ra các mục tiêu chiến lược nghĩa là đặt ra một kế hoạch để bạn đi từ vấn đề đến hướng giải quyết. Một khi bạn đã biết rõ mình muốn đi đến đâu và các bước để đến được đó thì chuyện đạt được mục tiêu trở nên thật dễ dàng. Bằng cách sử dụng bản đồ công cụ tư duy vừa nói ở trên, bạn có thể lập ra cho mình một biểu đồ biểu thị cách thức dẫn đến cách giải quyết của một vấn đề nào đó. Việc đặt ra các mục tiêu đòi hỏi bạn phải đầu tư tư duy tới một chiến lược và bẻ chúng ra làm nhiều phần nhỏ dễ giải quyết. Điều đó có nghĩa là bạn cần đặt ra cho chính mình các deadline để hoàn thành cho từng việc, quyết định đích xác mình cần làm những gì, khi nào cần làm nhằm đạt được mục tiêu của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần ghi nhớ 5 tiêu chí của một mục tiêu có giá trị. Chúng là 5 tiêu chí dùng để đánh giá liệu mục tiêu mà bạn đang đặt ra có thể đạt được và đạt được một cách thành công hay không? Những mục tiêu có giá trị là những mục tiêu:

· Được viết ra

· Chi tiết, cụ thể

· Có thể đánh giá được

· Thực tế

· Hướng tới 1 deadline cụ thể

Bằng cách đặt ra mục tiêu cho mình, bạn có thể xuất phát và đi tới nơi mình muốn đến, từ khởi đầu phải đối mặt với vấn đề đến chỗ đưa ra được một giải pháp hiệu quả.

Luyện tập như thế nào?

· Chọn cho mình một mục tiêu ngắn hạn như việc dọn phòng là một ví dụ. Sử dụng 5 tiêu chí nói trên để lập ra mục tiêu cho mình và quyết định xem mình sẽ hoàn thành công việc dọn phòng như thế nào. Đặt ra một deadline cho mình, đi vào cụ thể một cách chính xác những gì mình cần làm, viết chúng ra dưới dạng hình ảnh để tiện theo dõi và nhắc nhở chính mình.

· Đối với những mục tiêu dài hạn như đi du lịch dài ngày hay tham gia một khóa học nào đó hoặc bất kì mục tiêu nào khiến bạn phải mất vài tuần trở đi để hoàn thành, bạn nên sử dụng bản đồ đặt mục tiêu. Chia làm nhiều mục tiêu nhỏ nếu thấy cần thiết, trong đó có mọi bước mà bạn cho là phải thực hiện và sẽ được thực hiện. Vẽ một bản đồ trong đó chỉ ra cách thức bạn đạt được mục tiêu đó và đích mà bạn sẽ đến.

Hi vọng là các bạn có thể tích cóp được một số kinh nghiệm cho riêng mình trong cách suy luận tư duy phê phán mà Global Education vừa giới thiệu nhé!



Dạy trẻ biết tư duy
Cách thiết kế sơ đồ tư duy thông minh nhất
Cách tư duy sáng tạo mở lối thành công
Cách rèn luyện tư duy tích cực cho cuộc sống bình an
Cách tư duy bằng tiếng Anh hiệu quả
Cách phát triển tư duy sáng tạo giúp bạn thành công
Cách tư duy tích cực để hiểu rõ chân lý trong cuộc sống



(ST)