Cách nấu cháo ngon cho bé yêu của bạn
Cách nấu canh mướp mồng tơi đơn giản, cực ngon
Thịt ba chỉ chiên ngũ vị hương thơm ngon hấp dẫn
Chè Bà cốt là món ăn dân gian được nhiều người ưa thích. Trong những ngày lạnh mà ăn chè bà cốt nóng với xôi vò thì thật tuyệt.
|
|
|
Chè bà cốt có vị ngọt nhẹ, thoảng chút cay cay của gừng tươi, mang đến cho bạn cảm giác ấm áp trong những ngày mùa đông giá lạnh.
|
Cách 2:
Nguyên liệu
- 400g gạo nếp
- 150ml mật
- 4 nhánh gừng
- 1,5 lít nước
Cách làm
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt.
- Gạo nếp vo kỹ, đãi sạch. Sau đó cho vào nước ninh, để lửa vừa.
- Gạo nếp nấu vừa nở nhưng còn nguyên hạt không nát, cho mật và gừng vào nấu sôi đến khi đặc sền sệt là được.
- Món chè này nên ăn nóng với xôi vò vào buổi sáng. Vị ngọt nhẹ, không quá đặc và cũng không quá loãng mới là chè ngon.
Cách khác
Công thức: cho khoảng 5 chén chè nhỏ
+ 100g gạo nếp
+ 120g đường
+ 1tsp nước hàng (mình dùng 1tbsp) Nếu dùng đường hoa mai thì không cần cho nước hàng.
+ 1 củ gường tươi rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt (khoảng 2tsp)
+ 800ml nước.
Cách làm: Gạo nếp vo đãi sạch, để cho gạo khô ráo. Đun sôi nước, cho đường vào đun sôi cho tan đường. Khi đường tan hết thì cho nước hàng vào. Sau đó gieo gạo vào nồi. Dùng đũa cả quấy đều. Để cho nồi chè sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa, sao cho lửa nhỏ nhất có thể. Cứ 5 phút thì cho đũa quấy 1 lần.(chắc chỉ quấy độ 3 lần như thế). Đến khi thấy chè đã tương đối sánh, nhưng hạt gạo chỉ hơi nở thì tắt bếp. Cho nước cốt gừng vào. Vẫn để nồi trên bếp, độ vài phút thì lại quấy lên cho gạo và nước được đều, hạt gạo lơ lửng trong nước đường. Thành phẩm đạt khi chè sánh đều, màu cánh gián, hạt gạo chỉ hé nở.
Kiểu khác
Gạo nếp ngâm nước lã khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nước. Đổ nước lã, cho gừng đập dập, cho gạo vào đun và đun sôi lăn tăn cho đến khi hạt gạo chín và không bị vỡ. Nếu là đường thốt nốt thì đun cùng lúc với gạo, còn nếu là đường đỏ thì pha đường đỏ vào nước lã đun sôi lên lọc bỏ cặn rồi mới cho vào đun cùng gạo. Khi gạo chín, quấy bột năng và xuống bột, quấy đều và thưởng thức.
Cách nữa
Nguyên liệu: 100-150g gạo nếp, 1 lít nước, 1 củ gừng to, đường phên (hoặc đường nâu/ đường Hoa Mai) vừa độ ngọt
Cách làm:
- Gạo vo sạch, gừng thái lát, đập dập.
- Cho vào nồi áp suất cùng tất cả các nguyên liệu trên. Chỉ 30′ là có 1 nồi chè ngon nhừ.
Tham khảo thêm
Cách nấu chè ba màu
Món chè với tên gọi dễ nhớ: chè 3 màu - với đặc trưng của 3 màu của đậu, đậu đỏ, đậu trắng và đậu xanh. Khi trộn đều lên, các loại đậu ăn mềm, bùi, quyện với đậu xanh và nước cốt dừa ăn béo béo.
Nguyên liệu:
300gr đậu đỏ
300gr đậu trắng
150gr đậu xanh đã cà vỏ
25gr rau câu bột
300gr đường cát trắng
Tinh dầu lá dứa hay phẩm màu xanh
1 lon nước cốt dừa
1 thìa cà phê bột bắp
1 /2 thìa cà phê muối
2 thìa cà phê đường.
Cách làm:
Đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt nổi và hạt xấu. Đổ riêng từng loại đậu vào 3 thố khác nhau, ngâm qua đêm.
Ngày hôm sau đổ nước lạnh xâm xấp mặt đậu xanh, đun lửa nhỏ đến khi đậu mềm thì thêm khoảng 50gr đường cát trắng. Vì đậu xanh sẽ trộn với hỗn hợp chè đậu khác ngọt hơn nên không cần phải thêm nhiều đường.
Đun đến khi đậu mềm thì chờ đậu nguội bớt, đổ vào máy sinh tố xay mịn.
Đổ đậu ra thố, để nguội hẳn rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Đậu đỏ ngâm mềm, cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đậu, đun sôi.
Nếu có nồi ủ (thermo pot) thì bạn đổ đậu vào nồi, đun sôi từ 10 - 15 phút rồi đặt vào nồi ủ, đậy kín nắp. Để từ khoảng từ 3 - 4 tiếng rồi lấy ra, đậu sẽ mềm. Nếu không có nồi ủ bạn có thể dùng nồi áp suất.
Khi đậu mềm bạn đổ thêm khoảng 1 bát con nhỏ nước lạnh và 100gr đường vào nồi đậu, đun lửa nhỏ để đường thấm đậu. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn rồi tắt bếp, múc đậu ra bát, để nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Đổ đậu trắng vào nồi, chế nước lạnh ngập mặt đậu, đun đến khi đậu mềm thêm từ từ 100gr đường còn lại vào. Lưu ý đậu mềm bạn mới đổ đường vào, đậu chưa mềm bạn đổ đường vào đun thì hạt đậu sẽ bị sượng.
Đun lửa nhỏ đến khi đậu thấm đường thì bạn tắt bếp, đổ đậu ra thố thủy tinh, để nguội rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu có nồi ủ thì bạn cũng bạn ninh đậu trắng như đậu đỏ nhé!
Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa đóng lon bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm bột bắp, đường và nửa thìa cà phê muối; đun lửa với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột bắp tan. Đun đến khi nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp, đổ nước cốt dừa ra bát thủy tinh, để nguội rồi cất vào tủ lạnh dùng dần.
Rau câu đổ vào nồi, thêm 800ml nước lạnh, đặt lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy để rau câu tan.
Khi nhìn thấy bột rau câu tan hết, bạn đổ từ từ 50gr đường cát trắng còn lại vào nồi, đun lửa nhỏ để đường tan hết thì thêm 1 thìa cà phê nước cốt màu lá dứa hoặc 1 - 2 giọt màu xanh.
Đổ rau câu ra thố thủy tinh sạch, rau câu sẽ từ từ đông lại. Đợi rau câu nguội hoàn toàn bạn cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn dùng dao cắt rau câu thành từng sợi ngắn.
Khi ăn bạn múc một ít chè đậu đỏ, đậu trắng vào ly, thêm đậu xanh, rau câu đã thái sợi...
... chan vào ly ít thìa cà phê nước cốt dừa; trộn đều lên, thêm đá lạnh tùy thích.
Chè bà ba - món chè nổi tiếng của miền Nam Bộ
Món chè này ăn nóng rất ngon, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với mùi thơm của đậu xanh, bùi bùi của khoai lang, củ sắn và hạt sen, thoang thoảng mùi thơm của lá nếp.
|
Nguyên liệu: 1 củ sắn nhỏ (khoai mỳ) 2 củ khoai lang nhỏ 1 chén đậu xanh cà ½ chén đậu phộng ½ chén hạt sen khô 300gr đường cát trắng 1 lon nước cốt dừa ¼ chén nhỏ bột báng 1 bó lá nếp (lá dứa) Ít phổ tai khô 1 đến 2 thìa cà phê bột nước cốt dừa (tùy sở thích, nếu ko có không dùng cũng được) |
|
Bước 1: Đậu xanh, đậu phộng, bột khoai ngâm qua đêm cho mềm (nếu dùng đậu phộng tươi thì không cần ngâm). Đổ nước xâm xấp mặt đậu xanh, bắc nồi đậu lên bếp hầm mềm rồi múc ra bát, để riêng. |
|
Bột báng ngâm mềm, ở đây mình dùng bột báng màu xanh, bạn có thể dùng bột báng màu trắng. |
|
Bước 2: Luộc đậu phộng mềm, để ra bát riêng. |
|
Hạt sen rửa sạch, hầm mềm, vớt ra bát để riêng. |
|
Bước 3: Khoai lang, củ sắn rửa sạch ngâm vào nước muối, cắt thành từng khối vuông nhỏ. |
|
Phổ tai rửa sạch, xả nhiều lần cho hết cát. Cắt thành những sợi ngắn. |
|
Bước 4: Khui hộp nước cốt dừa, đổ vào nồi lớn nấu với khoảng 2 lít nước lạnh, nấu sôi kèm theo bó lá nếp đã cột thả vào nấu cùng cho thơm. Bạn muốn béo có thể thêm vào 1 đến 2 muỗng cà phê bột nước cốt dừa. Hỗn hợp nước cốt dừa sôi bạn đổ đường vào rồi lần lượt thêm khoai lang, củ sắn đã thái nhỏ. |
|
Nấu sôi lên đến khi khoai lang, củ sắn mềm bạn lần lượt cho đậu xanh, bột báng, hạt sen, đậu phộng đã hầm mềm ở trên vào đun cùng đến khi thấy bột báng nổi màu trắng trong là chè chín, nêm nếm lại tùy khẩu vị. Đổ phổ tai đã thái nhỏ vào, dùng thìa gỗ lớn trộn đều rồi tắt bếp. |
|
Lấy chè ra bát, ăn nóng. |
Món chè này ăn nóng rất ngon, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện với mùi thơm của đậu xanh, bùi bùi của khoai lang, củ sắn và hạt sen, thoang thoảng mùi thơm của lá nếp. Với lượng nguyên liệu trên mình đã nấu được một nồi chè khá to, bạn có thể bớt đi nếu nhà ít người.
Chè bà ba là món chè thập cẩm đặc trưng của vùng Nam Bộ, tương truyền về món chè này là bởi món chè này ngon độc đáo, giống như người con gái đẹp miền Tây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc mà hấp dẫn vô cùng.
Mùa đông, ăn chè đậu đỏ nấu nếp thật ngon!
Gạo dẻo ngọt với hạt đỗ thơm bùi, vị lạc và dừa quyện với nhau tạo nên hương vị hấp dẫn khó chối từ của món chè này.
|
Nguyên liệu: 200gr đậu đỏ 100gr gạo nếp Đường 100gr lạc (đậu phộng) Nước cốt dừa Chút xíu muối. |
|
Bước 1: Đậu đỏ ngâm 6 tiếng cho nở mềm rồi đãi sạch, để ráo. |
|
Bước 2: Ninh đỗ cho nhừ. Mình ninh trong nồi cơm điện cho nhanh và cũng không phải trông bếp. |
|
Bước 3: Trong lúc chờ đỗ chín, bạn rang lạc nhé! |
|
Rang xong bạn xát bỏ vỏ lạc rồi giã dập. |
|
Bước 4: Gạo nếp vo sạch, để ráo nước. |
|
Đỗ chín thì bạn cho gạo vào đun tiếp đến khi gạo chín dừ, nở tơi. |
|
Cho thêm đường vào, đảo đều và đun thêm 5 phút nữa cho đường thật ngấm là được. |
|
Bước 5: Hòa cốt dừa vào nước, đun sôi cùng đường và chút muối. Nếu thích bạn có thể cho thêm chút bột đao cho nước được sánh. |
|
Khi ăn bạn múc chè ra bát, bày cùng lạc rang và nước cốt dừa để rưới lên ăn kèm. |
Gạo dẻo ngọt với hạt đỗ thơm bùi, vị lạc và dừa quyện với nhau tạo nên hương vị hấp dẫn khó chối từ của món chè này. Đây là một món chè rất hợp với mùa đông vì chè có gạo nếp và đặc, ăn nóng sẽ ngon hơn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Thêm một cách nấu chè chuối cốt dừa thơm ngon
|
Nguyên liệu: 1 nải chuối sứ (chuối tây) nhỏ 1 củ sắn (khoai mì) 1 lon nước cốt dừa nhỏ Đường Đậu phộng rang vàng, giã dập. |
|
Bước 1: Chuối lột vỏ, thái lát tròn vừa ăn, ướp vào chuối khoảng 2 thìa cà phê đường, xóc đều cho chuối thấm đường. Vì chuối đã ngọt nên bạn không cần nêm nhiều đường. Mình không ghi rõ lượng đường vì tùy theo sở thích ăn ngọt hay nhạt mà bạn nêm đường cho hợp khẩu vị. |
|
Củ sắn lột vỏ, rửa sạch, thái khúc ngắn ngâm vào nước lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ. |
|
Bột báng ngâm trong nước lạnh cho nở rồi vớt ra rổ để ráo. |
|
Bước 2: Khui lon nước cốt dừa, đổ nước cốt dừa vào nồi nhỏ, nấu cùng với khoảng 3 bát nước lạnh. |
|
Đổ sắn vào nấu sôi, đun chừng 10 phút cho sắn bở thì bạn đổ tiếp bột báng... |
|
... rồi tiếp tục thêm chuối vào đảo nhẹ tay để chuối không bị nát. Nêm đường tùy theo sở thích của bạn. |
|
Bước 3: Đun sôi đến khi nước cốt dừa đặc lại, chuối thấm và bột báng trong là được. |
|
Tắt bếp, múc chè ra bát rồi rắc chút đậu phộng rang vàng giã dập lên trên bát chè ăn kèm cho thơm. |
Chè chuối vốn là món ăn vặt vô cùng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tùy theo thói quen và sở thích mà có nhiều cách nấu chè chuối khác nhau; bạn có thể nấu chè chuối bột báng cốt dừa thôi đã rất ngon rồi; và cầu kỳ hơn có người thích nấu chè chuối với khoai lang hay với sắn để thưởng thức thêm cả vị bùi, dẻo của khoai sắn trong món chè chuối quen thuộc.
Từng miếng chuối với vị dẻo ngọt đặc trưng thấm đẫm vị thơm, cái béo của nước cốt dừa hòa quyện cùng những hạt bột báng nhỏ li ti trơn tuột như tan trong miệng tạo nên vị ngon đặc trưng của món chè chuối; nay được làm mới với những miếng sắn bùi bở trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Chè bắp, món tráng miệng thơm ngon
Đây là món chè thật thích hợp nhất dùng để tráng miệng sau bữa cơm chiều
Món chè thật sánh, ngọt, thơm mùi bắp, thoảng mùi lá dứa, hòa quyện cùng với vị béo của nước cốt dừa. Một món chè thật thích hợp dùng để tráng miệng sau bữa cơm chiều.
Nguyên liệu:
Bắp tươi: 5 trái
Đường: 200 gr
Lá dứa/nếp: 1 nhánh
Một quả dừa già, nạo lấy cùi dừa.
Cách làm:
Bước 1:
Bắp tươi bỏ hết vỏ, rửa sạch. Bào mỏng hạt bắp cho tới khi gặp phần lõi thì ngưng. Lá dứa rửa sạch.
Bước 2:
Cho phần hạt bắp đã bào vào cối xay với chút nước trong 30 giây.
Bước 3:
Luộc phần lõi bắp với 1,5 lít nước, chắt lấy nước.
Vắt lấy 500 ml nước cốt dừa với nước ấm.
Bước 4:
Cho bắp, nước luộc bắp vào nồi, đun cho đến khi sôi lăn tăn, giảm lửa nhỏ, khuấy đều tay để tránh cho bắp lắng xuống đáy nồi, gây cháy khét.
Bước 5:
Đến khi bắp đã chín mềm, cho đường, nước cốt dừa, lá dứa vào đun vào đảo nhẹ thêm khoảng 10 phút nữa, cho đến khi chè bắt đầu sánh lại. Múc chè ra chén, dùng nóng sẽ ngon hơn.
Cách chế biến đậu ván không bị mất chất
Cách làm bánh trôi nước
Chè bột lọc bọc đậu phộng cho cả nhà ngất ngây
Chè bột báng lá dứa
Cách nấu chè hạt sen
Chè trôi nước khoai lang tím cực ngon ngày lạnh
Cách nấu chè bà ba ngon đúng điệu
(st)