Cách nấu chè cốm ngọt bùi và có hương thơm nhẹ dịu như trời thu

Bạn đã từng nghe rằng cốm chính là món quà quý của lúa non? Thật vậy vốn dĩ cốm đã rất ngon, rất thơm rồi nhưng để làm nguyên liệu trong cách nấu chè cốm thì sao nhỉ? Chè cốm không chỉ ngon mà chứa đựng trong đó cả một bầu trời, một không khí mùa thu Hà Nội, hương cốm từ bát chè nóng hổi sẽ làm cho không gian quanh bạn ngập tràn hương sắc của mùa thu đấy. Cùng thử cách nấu chè cốm để mang mùa thu về nhà ngay sau đây.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Cốm vòng: 100g
+ Lá dứa: 3 cọng
+ Bột năng: 50g
+ Đường phèn: 400g

Cách nấu chè cốm đã thơm lại ngon

Trước hết là cho một ly nước lọc vào nồi rồi bắt lên bếp và đun sôi.
Cách làm chè cốm Hà Nội này đòi hỏi không thể thiếu lá dứa vì để có được màu xanh tự nhiên cho món chè và hơn nữa và đảm bảo vệ sinh an toàn cho món chè cốm. Với lá dứa chúng ta đem rửa sạch với nước, sau đó cuộn lại thành một bó thật gọn để vừa với nồi nước đang sôi và khi nước sôi rồi thì cho bó lá dừa vào luộc. Chúng ta chỉ nên cho lá dứa vào khi nước đang sôi để lá dứa cũng như nước từ lá dứa được tiết ra tạo nên màu xanh đẹp. Ngược lại nếu như mà cho lá dứa vào ngay từ lúc nước còn lạnh và đậy vung lại đun sôi thì chắc chắn lá sẽ có màu vàng úa, mùa nước không đẹp. Các bạn lưu ý nhé cách nấu chè cốm quan trọng ở bước tạo màu cho món chè này không nên xem thường và bỏ qua được đâu.
Ngay sau khi cho lá dứa vào thì các bạn cũng có thể cho luôn đường vào cho đường dễ tan, khuấy nhẹ đều tay cho đường tan. Khi nước sôi trở lại thì có thể vớt lá dứa ra.
Cách làm chè cốm ngon là khi chúng ta chia nước dứa ra làm 2 phần. Phần thứ nhất thì cho vào cốm vòng, các bạn cho nhiều mộ tí nhé để cốm đặc và sệt hơn, đem cốm nấu cho mềm dẻo có thể nấu bằng nồi cơm điện như cách mà ta nấu nhé! Phần còn lại của nước dứa để làm nước chè cho thơm.
Đây cũng được xem như là cách nấu chè cốm khô, với cách này không chỉ giúp hạt cốm khi ăn vẫn còn nguyên hạt, ăn vừa dai dai vừa ngọt rất ngon và lại còn giúp cho cốm trở nên thơm hơn.
Tiếp theo các bạn cho bột năng vào bát rồi thêm nước lọc vào hòa cho tan hết, lưu ý là bạn không nên dùng nước nóng để pha bột năng nhé vì dùng nước nóng sẽ làm cho bột bị vón cục. Sau khi bột năng tan hoàn toàn thì cho vào nồi cùng với nước lá dứa còn lại và cơm cốm rồi bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ, nhớ là vừa đun vừa khuấy đều để cho cốm không lặn xuống đáy mà bị cháy. Đun và khuấy cho đến khi nồi bột năng của chúng ta chuyển từ màu trắng đục sang màu trong và có độ sánh vừa phải là có thể tắt bếp và nhấc nồi xuống. Và nếu muốn ăn món chè bùi hơn thì có thể áp dụng cách nấu chè cốm đậu xanh với các bước tương tự riêng bước này thì bạn có thể cho đậu xanh nấu chín vào cùng và khuấy đều.
Cách nấu chè cốm này sẽ đem đến cho chúng ta một bát chè thơm một mùi hương dịu nhẹ, đặc trưng của cốm cùng với đó là vị ngọt thanh thanh dịu dịu nữa. Quả là một món chè thanh đạm phải không nào? Cách làm món chè cốm có thể thực hiện vào mùa thu là ngon nhất vì khi đó là đang đúng mùa cốm dây!