Cách nấu chè đậu xanh phổ tai thanh nhiệt ngày hè

Đậu xanh rất mát, nấu kèm với phổ tai ăn giòn giòn, hạt đậu bùi bùi, ngọt nhẹ vừa phải.
 

Cách 1:
 

Nguyên liệu:

- 200g đậu xanh còn nguyên vỏ
- 1 nhúm nhỏ phổ tai
- 100g đường cát trắng hoặc vài viên đường phèn
- 1/2 thìa nhỏ muối.

Cách làm:

Bước 1:

- Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu hỏng, hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm đậu qua đêm với nước lạnh ngập mặt đậu, khi ngâm trộn vào 1/2 thìa nhỏ muối.

Bước 2:

- Phổ tai xả nhiều lần cho sạch cát, ngâm phổ tai trong nước lạnh, phổ tai nở bung.

Bước 3:

- Ngày hôm sau đổ đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun sôi đến khi đậu mềm. Nếu cạn nước bạn nhớ châm vào ít nước lạnh.

- Đậu thật mềm bạn mới đổ từ đường cát trắng vào đậu, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn.

Bước 4:

- Nhanh tay đổ tiếp phổ tai vào, dùng muôi khuấy đều để phổ tai hòa quyện với đậu. Đợi sôi lại, bạn tắt bếp, không nên đun lâu sẽ làm phổ tai mất giòn. Đợi chè nguội cất vào tủ lạnh dùng dần.




Cách 2:
 

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh nguyên hột 200g

  • Đường (Ít hay nhiều tùy theo sở thích)

  • Phổ tai 50g

  • Vani (1 ống).

Cách làm:

  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm 1h cho mềm trước khi nấu.

  • Chế nước cao hơn đậu xanh, sao cho nuớc cao gấp 3 lần lượng đậu. Nấu cho đậu xanh mềm, thêm đường, nếm cho vừa ăn. Bỏ vani vào cho thơm.

  • Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, cắt sợi.

Khi ăn múc đậu xanh rồi thêm phổ tai lên trên.

 

Tham khảo thêm cách nấu một số món chè ngon

 

Chè Thái ngon đẹp và tinh tế

 

Một món chè lạnh với hương vị của các loại hoa quả rất ngon miệng và dễ làm.

Nguyên liệu:

- 200g mít, 200g nhãn, 200g vải (tất cả đều đã được bóc vỏ, bỏ hột, lấy thịt), nếu đúng mùa các bạn dùng hoa quả tươi là ngon nhất, nếu không thì có thể dùng hoa quả đóng hộp thay thế cũng được.
- 2 thìa cà phê bột rau câu (agar), 600ml nước, 40g đường, chút màu đỏ thực phẩm hay màu siro dâu.
- 1 chén thạch dừa (chọn mua loại màu xanh), 1 lọ dừa non ngâm siro.
- 1 lít sữa tươi không đường, 150 - 180g đường

Cách làm:

- Nấu thạch: cho 600 ml nước vào nồi cùng với 2 thìa cà phê bột rau câu để khoảng 30 phút cho nở rồi cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa, trong khi nấu chú ý thỉnh thoảng khuấy đều cho rau câu không bị vón cục và đọng dưới đáy nồi.

- Khi nồi thạch sôi lăn tăn thì cho 40g đường vào cùng với màu đỏ hoặc siro dâu, tiếp tục khuấy cho đường và rau câu tan hoàn toàn là được.

- Rót hỗn hợp vào khuôn bất kỳ, sau đó để nguội rồi bao kín cho vào tủ lạnh cho thạch đông cứng lại. Khi thạch đã đông thì lấy ra cắt miếng nhỏ.

- Nhãn, vải cắt miếng vuông nhỏ. Mít cắt sợi dài.

- Dừa non ngâm siro nếu không mua được loại bán sẵn trong lọ thì các bạn có thể tìm mua dừa non về cắt sợi nhỏ, sau đó cho đường vào cho lên bếp đun sôi cho đường tan là được, ngâm qua đêm cho dừa thấm đường. Dừa nên chọn mua loại thật non và mềm khi cho vào chè sẽ ngon hơn.

- Sữa tươi pha với 150 - 180g đường (tùy theo khẩu vị thích ngọt nhạt khác nhau) cho tan. Sau đó cho toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào khuấy đều. Chè sau khi trộn xong đậy kín lại cho vào tủ lạnh vài tiếng hay qua đêm cho chè thật lạnh vì món chè này dùng lạnh sẽ rất ngon.

- Các bạn ở nước ngoài có thể dùng loại sữa béo (half&half) để thay thế cho sữa tươi thông thường chè sẽ béo và ngon hơn.

Nếu thích mùi vị dừa và sầu riêng thì các bạn có thể cho thêm vào chè nước cốt dừa và ít thịt sầu riêng.

Nguyên liệu

Các nguyên liệu được cắt nhỏ và cho vào tô trộn.

Các nguyên liệu được trộn đều với nhau cùng với sữa và đường.



 

Chè hạt sen và đỗ đen chống ngấy

 

Bát chè nóng với đỗ đen và hạt mềm, quyện lẫn với những hạt trân châu dai và thoang thoảng mùi thơm của gừng.

Nguyên liệu:

- 300g hạt sen khô
- 1/2 bát con đỗ đen
- 2 thìa canh trân châu hạt nhỏ (hay còn gọi là bột báng)
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị của bạn)
- Một thìa nhỏ muối
- Nếu muốn chè có vị béo hơn bạn có thể thêm một ít nước cốt dừa đóng hộp
- 1 nhánh gừng nhỏ

Cách làm:

Bước 1:

- Đỗ đen đãi sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đỗ qua đêm với một thìa nhỏ muối.

Bước 2:

- Hôm sau đãi đỗ đen lại cho thật sạch, cho đỗ vào nồi hầm đến khi đỗ mềm thì cho tiếp đường phèn vào, đun lửa nhỏ để đường thấm vào đỗ. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng nồi áp suất để ninh.

Bước 3:

- Hạt sen khô rửa sạch, đun nồi nước sôi cho hạt sen vào, để lửa nhỏ, đun đến khi ăn thử hạt sen bở và mềm thì tắt bếp.

Bước 4:

- Trân châu hạt nhỏ cho vào âu nước, ngâm khoảng 10 phút đến khi nở thì đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 5:

- Đổ hạt sen và đỗ đen vào hầm chung một nồi, đun lửa thật nhỏ, nêm đường tùy theo khẩu vị của bạn.

- Cho hạt trân châu nhỏ vào nồi, đun khoảng 2 phút, tắt bếp.

Bước 6:

- Khi dùng múc chè ra bát, bên trên thêm một ít gừng thái sợi mỏng, trộn đều lên và dùng nóng.

Mộc mạc chè khoai mỡ

 

Bát chè nóng với vị ngọt, thơm dẻo hương khoai mỡ hay còn gọi là khoai tía, mộc mạc bình dị như con người đất Cố đô.

Nguyên liệu:

- 400g khoai mỡ
- 1/4 bát con gạo nếp
- Đường (tùy theo khẩu vị của bạn)
- Muối

Cách làm:

Bước 1:

- Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nếp qua đêm với nửa thìa nhỏ muối

Bước 2:

- Khoai mỡ rửa sạch dùng dao bổ làm đôi, cắt thành từng miếng vuông nhỏ.

Bước 3:

- Cho gạo nếp vào nồi, đun sôi, lửa nhỏ đến khi gạo nếp nở và chín nhừ.

Bước 4:

- Cho tiếp khoai vào đun cùng, để lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để gạo nếp không bị dính vào đáy nồi.

Bước 5:

- Khoai sau khi chín mềm, bạn chođường vào đun cùng, để lửa nhỏ.

Bước 6:

- Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát dùng nóng hay múc vào túi nilon và dùng dây chun buộc lại.



Cách nấu chè lô hội dai giòn, ngon miệng
Cách nấu chè ba mầu ngon khó tả
Cách nấu chè ngô ngon
Bí quyết nấu chè chuối ngon đón mùa thu mát mẻ
Công thức nấu chè chuối ngon
Cách làm bánh trôi nước ấm lòng ngày cuối tuần


(st)