Cách nấu cháo ngon cho bé yêu của bạn
Cách nấu canh mướp mồng tơi đơn giản, cực ngon
Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh
Món chè thơm mát này cực kì hiệu quả để bạn giải nhiệt thanh mát mùa hè nóng nực đấy!
Cách 1:
Nguyên liệu:
450g lô hội (nha đam), 50g hạt bo bo, 20g rau câu bột, 300g đường trắng, 1 cây lá dứa, va-ni, muối.
Thực hiện:
Lô hội bỏ vỏ, rửa nước muối pha loãng, trụng chín tái, ngâm nước lạnh có đá viên. Rau câu ngâm nở, nấu với 500ml nước, đổ ra khuôn dày 2cm. Khi nguội, dùng dao răng cưa thái sợi vừa ăn. Bo bo luộc chín, xả sạch, để ráo.
Nấu tan đường với 650ml nước và lá dứa. Cho bo bo, lô hội vào. Nước sôi, tắt bếp, cho va-ni vào để tạo hương thơm. Khi ăn, cho rau câu sợi vào bát, cho lô hội, bo bo nấu đường vào. Dùng lạnh.
Cách 2:
Lô hội (nha đam) là thực vật mọc bụi như xương rồng, lá tựa hình lưỡi dao thép, mọc nhiều ở vùng khí hậu ấm, khô, có tên khoa học là Aloe vera L.var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi. Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ... Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là lô hội hay nô hội, quỷ đan. Người Huế lại gọi là long tu.
Từ thời văn minh cổ, con người đã biết dùng lô hội làm thuốc và thức ăn uống. Do loại cây này nhiều tính năng chữa trị nên cả thế giới đều biết đến. Người Huế đã trồng cây lô hội trong vườn như một loại cây cảnh. Lúc cần thiết lại dùng như một vị thuốc. Bài viết này ghi lại cách thức nấu món chè lô hội mà dân gian bao đời đã ăn để giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu hóa, chữa đái tháo đường...
Để có 10 chén chè, ta cần: 20 bẹ lô hội, 300g đường cát trắng, 1 ống vani. Gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần nhân trắng trong, ngâm nước muối loãng một lúc để hết chất nhựa từ lá. Cắt lát mỏng, thả vào nước sôi, thêm đường. Nấu sôi nhẹ vài phút cho thấm vị nhưng vẫn giữ độ dòn. Cho vani vào lúc chè chín. Múc ra chén, ướp lạnh trước khi dọn ăn.
Là thức ăn vị thuốc nên việc ăn chè lô hội cần có hướng dẫn của thầy thuốc. Dùng quá liều lượng quy định có thể gây hại cho sức khỏe.
Lá nha đam, hay còn có tên gọi là lô hội. Là loại cây dáng vẻ như sương rồng, chịu hạn tốt. Có rất nhiều công dụng về y học và giá trị dinh dưỡng. Từ lâu đã được coi là "cây thuốc tủ" tại gia của nhiều người vì có thể dễ dàng sơ chế thành thuốc chữa bệnh và bí kíp làm đẹp.
Từ lâu mình có nghe qua nhiều công dụng của lá nha đam và cũng thử qua hết, nay chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người:
Lá nha đam tươi lột vỏ có thể dùng đắp mặt làm mịn da cho phái đẹp (nhưng dùng lá nha đam đắp mặt, da dễ bị bắt nắng lắm). Chế biến sinh tố uống cũng mát nè:
Nguyên liệu
01 lá nha đam, lựa lá dày mà tươi à nha.
150gram đậu xanh không vỏ (có thể thay bằng đậu đỏ, đậu trắng, hạt sen,... tùy sở thích)
150 gram đường, 2 muỗng cà phê muối.
Những thứ này có thể có hoặc không:
1 chén cốt dừa, thốt nốt
1 ống vani (hoặc vỏ quýt khô)
Các nguyên liệu nấu chè khác: thạch, trân châu,...
Cách làm
1. Sơ chế nha đam
Mình chỉ nói để các bạn chưa biết đề phòng thôi, lá nha đam tươi không thể dùng ăn luôn hay nấu chè luôn được vì nó rất đắng và hăng. Muốn ăn được (như Vinamilk nha đam) thì các bạn phải:
Rửa sạch lá, cắt khúc, lột vỏ xanh bên ngoài.
Xắt hạt lựu hoặc xắt sợi tùy ý, xóc với muối, chà nhẹ tay cho hết nhớt và nhựa đắng. Rửa sạch. Lại ngâm với muối loãng chừng 20ph. Pha nước lạnh
Ngoài ra cũng có thể rửa với nước vôi trong như rửa với muối. Sạch mà nha đam ăn rất giòn. Yên tâm vì nước vôi trong khử khuẩn rất tốt.
Tiptip: Xóc ít muối thôi không chè bị mặn nhớ!
2. Nấu chè đây
Cho đậu xanh đã chà hết vỏ vào nồi, chế nước vừa đủ, chừng 600ml cho 150gram đậu xanh nha. Đun sôi. Khi vừa sôi thì mở nắp vung, để ý hớt bọt luôn thì nước nấu sẽ trong mà đẹp mắt.
Đun cho đến khi đậu xanh nở đều. Cho đường nêm vừa miệng. Vớt lá nha đam đã ngâm ra, rửa qua nước sạch, thả vào nồi chè. Khuấy nhẹ tay. Thêm vào 1 ống vani.
Bạn nào nấu với vỏ quýt thì chú ý, gói vỏ quýt khô vào một miếng vải sạch, thả vào nồi ngay khi đun. Miếng vải sẽ giữ cho vỏ quýt bị nát không làm đục nước. Chè có hương thơm đặc biệt, khó quên.
Thưởng thức thành quả
Tắt bếp, múc chè ra bát. Dùng nóng khi ăn cho thêm 2 - 3 muỗng cà phê cốt dừa. Thơm thơm, ngậy ngậy.
Dùng lạnh thì để ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn có thể cho thêm thốt nốt hoặc cốt dừa tùy thích. Nấu khéo thì nó sẽ như thế này:
Nếu các bạn có trân châu thì luộc chín trân châu, vớt ra để ráo nước rồi cho thêm vào chè sau cùng cho đẹp mắt. Trang trí thêm tùy khả năng cho hấp dẫn nha.
Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm một số món chè ngon
Chè đậu đỏ, nóng hay lạnh đều ngon
Chỉ với hai nguyên liệu đơn giản, bạn đã có bát chè đậu đỏ vừa ngon vừa bổ.
Nguyên liệu
340g đậu đỏ, 300g đường, 2 lít nước.
Cách làm
- Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt sâu, hạt lép nổi lên trên. Cho ra rổ xả lại nước lạnh cho sạch rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước. Nếu mua được đậu tốt, hạt đều thì chỉ cần cho ra rổ xả nước lạnh sơ qua cho sạch bụi là được.
- Đậy kín nắp nồi áp suất lại rồi cho lên bếp đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi (khoảng 10-12 phút) thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp (đối với trường hợp dùng bếp điện). Nếu dùng bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút, sau đó để nguyên nồi trên bếp cho nồi xả hết hơi tự nhiên.
- Mở nắp nồi ra, cho đường vào chè, nấu thêm (không đậy nắp) cho chè sôi lại và đường tan hết là được.
Đậu cần loại sạch hạt hỏng.
Sau khi cho đường, đun tiếp cho chè sôi và đường tan hết.
Chè đỗ xanh củ sen giòn mát
Đỗ xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.
Nguyên liệu:
- 200g đỗ xanh còn nguyên vỏ
- 1 củ sen vừa ăn
- 80g đường
Cách làm:
- Đỗ xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đỗ nổi lềnh bềnh và đỗ hỏng bỏ đi. Ngâm đỗ trong thau nước lạnh khoảng từ 5 - 6 tiếng, hoặc qua đêm.
- Củ sen cạo vỏ, rửa sạch bùn, cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.
- Đổ đỗ xanh, củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đỗ và củ sen. Ninh đỗ thật mềm bạn mới thêm đường, đun lửa nhỏ để đỗ thấm đường.
- Nêm nếm lại đường tùy theo khẩu vị của bạn, múc ra bát dùng nóng hay lạnh đều ngon.
Cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn.
Ninh đỗ xanh và củ sen đến khi thật mềm mới cho đường vào.
Chè Thái ngon đẹp và tinh tế
Một món chè lạnh với hương vị của các loại hoa quả rất ngon miệng và dễ làm.
Nguyên liệu:
- 200g mít, 200g nhãn, 200g vải (tất cả đều đã được bóc vỏ, bỏ hột, lấy thịt), nếu đúng mùa các bạn dùng hoa quả tươi là ngon nhất, nếu không thì có thể dùng hoa quả đóng hộp thay thế cũng được.
- 2 thìa cà phê bột rau câu (agar), 600ml nước, 40g đường, chút màu đỏ thực phẩm hay màu siro dâu.
- 1 chén thạch dừa (chọn mua loại màu xanh), 1 lọ dừa non ngâm siro.
- 1 lít sữa tươi không đường, 150 - 180g đường
Cách làm:
- Nấu thạch: cho 600 ml nước vào nồi cùng với 2 thìa cà phê bột rau câu để khoảng 30 phút cho nở rồi cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa, trong khi nấu chú ý thỉnh thoảng khuấy đều cho rau câu không bị vón cục và đọng dưới đáy nồi.
- Khi nồi thạch sôi lăn tăn thì cho 40g đường vào cùng với màu đỏ hoặc siro dâu, tiếp tục khuấy cho đường và rau câu tan hoàn toàn là được.
- Rót hỗn hợp vào khuôn bất kỳ, sau đó để nguội rồi bao kín cho vào tủ lạnh cho thạch đông cứng lại. Khi thạch đã đông thì lấy ra cắt miếng nhỏ.
- Nhãn, vải cắt miếng vuông nhỏ. Mít cắt sợi dài.
- Dừa non ngâm siro nếu không mua được loại bán sẵn trong lọ thì các bạn có thể tìm mua dừa non về cắt sợi nhỏ, sau đó cho đường vào cho lên bếp đun sôi cho đường tan là được, ngâm qua đêm cho dừa thấm đường. Dừa nên chọn mua loại thật non và mềm khi cho vào chè sẽ ngon hơn.
- Sữa tươi pha với 150 - 180g đường (tùy theo khẩu vị thích ngọt nhạt khác nhau) cho tan. Sau đó cho toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào khuấy đều. Chè sau khi trộn xong đậy kín lại cho vào tủ lạnh vài tiếng hay qua đêm cho chè thật lạnh vì món chè này dùng lạnh sẽ rất ngon.
- Các bạn ở nước ngoài có thể dùng loại sữa béo (half&half) để thay thế cho sữa tươi thông thường chè sẽ béo và ngon hơn.
Nếu thích mùi vị dừa và sầu riêng thì các bạn có thể cho thêm vào chè nước cốt dừa và ít thịt sầu riêng.
Nguyên liệu.
Các nguyên liệu được cắt nhỏ và cho vào tô trộn.
Các nguyên liệu được trộn đều với nhau cùng với sữa và đường.