Cách nấu chè Thái chống ngấy sau Tết

Khi không có sẵn trái cây tươi bạn có thể dùng trái cây đóng hộp để thay thế cũng không kém phần ngon như trái cây tươi và mùa nào cũng có thể có chè Thái để ăn!

Vị béo béo của nước cốt dừa kết hợp cùng bột báng dẻo mềm tạo nên sức hấp dẫn lạ kì cho món chè


Cách 1:







Nguyên liệu:

- 30g bột báng
- 15g lá gelatine
- 75g đường hoặc nhiều hơn tùy khẩu vị của bạn
- 500ml nước cốt dừa
- Một ít hạt ngô (tùy thích)


Bước 1:

Rửa sạch bột báng với nước lạnh, chuẩn bị một nồi nước sôi, sau đó cho bột báng vào khuấy liên tục.


Bước 2:

Sau 5 phút, bạn có thể tắt bếp, đậy nắp trong khoảng 10 phút. Sau đó bật bếp lên trở lại, nấu sôi 2 - 3 phút rồi tắt bếp và đậy kín trong 10 phút nữa. Làm như vậy bột báng sẽ chín đều và trở nên trong suốt.


Vớt bột báng ra bát nước lạnh để nguội rồi vớt ra rổ để ráo.


Bước 3:

Cắt nhỏ ra gelatin ra rồi ngâm với nước lạnh trong 15 phút cho mềm.



Bước 4:

Nước cốt dừa đun nóng đến khoảng 60 độ C thì cho thêm đường và gelatin vào, khuấy đều đến khi tan hết.

Bước 5:

Chuẩn bị sẵn bát, cốc hay khuôn nhỏ, múc bột báng vào.



Bước 6:

Đổ phần nước cốt dừa vào, cất trong ngăn mát tủ lạnh.


Khi ăn lấy ra trang trí cùng vài hạt ngô tùy thích bạn nhé!
Vừa là chè lại vừa như một loại bánh hay thạch, món này tuy có thành phần chính là nước cốt dừa nhưng lại rất thanh mát, không hề gây ngán nên rất thích hợp dùng làm món ăn vặt hay món tráng miệng trong những ngày sau Tết. Cách làm và nguyên liệu đều vô cùng đơn giản, bạn hãy thử nhé!



Chúc các bạn thành công và ngon miệng!



Cách 2:


Nguyên liệu:

300gr mít
300gr nhãn
300gr vải
1 múi sầu riêng - khoảng 100g
10gr bột rau câu
80gr đường cát trắng
1 lon thạch dừa 250gr (bạn có thể mua tại các siêu thị)
300ml sữa tươi không đường
Vài giọt si rô dâu.

Cách làm:



Bột rau câu hòa với 50gr đường cát trắng và 400ml nước lạnh, để trong vòng 30 phút.

Bắc nồi rau câu lên bếp, vừa đun vừa dùng muôi khuấy đều để rau câu tan hết, thêm vài giọt si rô dâu để rau câu có màu đỏ đẹp.

Đun sôi đến khi bột rau và đường tan hết hoàn toàn thì đổ ra bát, đợi nguội cất vào tủ lạnh khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ rau câu đông cứng lại.



Mít tách bỏ hạt.

Nhãn, vải dùng dao bén tách bỏ hạt.

Sầu riêng tách lấy múi, bỏ hạt, để ra đĩa.

Thạch dừa khui bỏ hộp, đổ ra đĩa.



Rau câu sau khi đông cứng bạn lấy ra thái sợi.

Pha sữa tươi với 30gr đường cát trắng, khuấy đều để đường tan. Nếu dùng sữa tươi có đường bạn có thể không cần pha đường hoặc pha bớt đường. Nếu muốn béo hơn, bạn dùng kem sữa tươi whipping cream thay thế cho sữa tươi.

Mít thái sợi.



Đổ mít, rau câu, nhãn, vải, thạch dừa vào thố sữa tươi, trộn đều rồi để vào tủ lạnh 3 - 4 tiếng cho mát.

Khi dùng bạn chỉ cần múc hỗn hợp này ra cốc, thêm đá nếu muốn . Tùy theo sở thích mỗi người có thể thích ăn sầu riêng hay không, nếu thích bạn xắn 1-2 thìa sầu riêng trộn cùng là đúng vị chè Thái nhất, còn nếu không bạn có thể bỏ qua sầu riêng.

Món chè đơn giản với những nguyên liệu gần gũi với con người Việt Nam, chè Thái là sự kết hợp giữa vị ngọt thơm của các loại trái cây như mít, nhãn, vải, và mùi thơm của sầu riêng. Khi không có sẵn trái cây tươi bạn có thể dùng trái cây đóng hộp để thay thế cũng không kém phần ngon như trái cây tươi và mùa nào cũng có thể có chè Thái để ăn!


Cách 3:



Cuối tuần, bạn có thể vào bếp trổ tài làm món chè Thái theo cách hướng dẫn dưới đây.

Nguyên liệu:
(cho 4 người)

- 200g mít
- 250g nhãn tiêu
- 10g thạch
- 1 gói thốt nốt
- 100g nấm tuyết
- 150g củ năng
- 1 lít nước cốt dừa
- 500g đường phèn
- 3 cọng lá dứa
- 1 ống vani
- 0,5 lít sữa tươi
- 300g sầu riêng (đã bỏ hột)
- 500g bột năng
- Sirô màu xanh và đỏ
- 1kg đá bào
- 1 lít nước lọc


Thực hiện:

Cho đường + nước lọc + lá dứa + hương va ni vào nồi, nấu cho thật sôi, đến khi nước đường hơi keo lại là được. Vớt bỏ lá dứa, chỉ lấy nước đường.
Cho sầu riêng + sữa tươi vào nồi đánh nhuyễn, cho vào nồi nấu trên lửa liu riu, quậy đều tay  cho đến khi đặc lại.
Nấu thạch rồi cho ra khay để nguội, sau đó cắt thành những sợi lớn nhỏ tùy thích.
Cắt củ năng thành hạt lựu, cho sirô (xanh, đỏ) vào nồi cùng với củ năng, nấu nhỏ lửa đợi sôi,  cho tiếp bột năng vào quậy nhẹ tay để lớp bột năng bọc đều hạt lựu. Sau đó cho nước vào luộc chín hạt năng, khi chín, hạt năng nổi lên trên, vớt ra cho vào tô nước lạnh, sau đó vớt ra để ráo, bạn sẽ có được những hạt lựu màu xanh, đỏ.

Làm bánh lọt: nhào bột năng với nước sôi cho thật kĩ rồi cán mỏng bột. Sau đó cắt sợi rồi luộc chín, vớt ra ngâm vào nước đá, để ráo là được.
Cắt mít thành những sợi nhỏ
Bóc vỏ nhãn tiêu (không bỏ hạt )
Cắt nấm tuyết thành những miếng nhỏ.
Thốt nốt cắt làm đôi.
Pha chè: trộn tất cả những thành phần đã làm ở trên với nước cốt dừa và đá bào. Dùng lạnh



Một số món chè nên tham khảo



Ngọt ngào chè chuối nước cốt dừa


Bát chè nóng với vị ngọt tự nhiên của chuối, điểm thêm nước cốt dừa béo ngậy và lạc bùi bùi sẽ là món tráng miệng yêu thích của những thành viên trong gia đình bạn.

Nguyên liệu:

- Nửa nải chuối tây chín
- 1/2 thìa nhỏ muối
- 400 ml nước cốt dừa đóng hộp
- 1/4 bát con đường cát trắng
- 2 thìa súp hạt trân châu nhỏ (bột báng)
- Một ít dừa bào sợi (tùy ý thích của bạn)
- Lạc rang chín.

Cách làm:

Bước 1:

- Chuối dùng để nấu chè nên chọn quả chuối vừa chín tới. Không nên dùng chuối chưa chín vì khi nấu chè chuối sẽ bị chát.

Bước 2:

- Lột vỏ, tước bỏ các sợi gân, thái chuối thành các khoanh tròn. Ướp vào bát chuối chút muối và đường trong vòng 15 - 20 phút.

Bước 3:

- Lạc rang vàng, giã thô.

Bước 4:

- Trân châu đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, ngâm vào âu nước lạnh khoảng 15 phút đến khi trân châu nở, đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 5:

- Đổ lon nước cốt dừa ra nồi. Nếu không dùng nước cốt dừa đóng hộp bạn có thể mua dừa về bào vụn, sau đó vắt lấy nước cốt dừa.

Bước 6:

- Từ từ cho chuối vào đun cùng, để lửa nhỏ, đến khi chuối chín mềm.

Bước 7:

- Cho thêm trâu châu vào đun cùng, dùng muôi đảo nhẹ tay để chuối không bị nát, đun đến khi hạt trân châu nổi màu trắng trong. Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát, bên trên rắc một ít lạc và dừa bào sợi, dùng nóng hay lạnh tùy thích.




Chè khoai lang tím cốt dừa



Món chè thơm mát này sẽ giúp bạn giảm nhiệt mùa hè.

Nguyên liệu:

- Khoai lang tím
- Đường mật hoặc đường thốt nốt
- Nước cốt dừa

Cách làm:

Bước 1: Khoai lang tím hấp chín, bóc bỏ vỏ, một phần thái miếng nhỏ cỡ viên xúc xắc, một phần dùng rây hoặc máy xay sinh tố nghiền nhuyễn.

Bước 2: Chế thêm chút nước vào phần khoai đã nghiền, bắc lên bếp, thêm đường mật vào nấu cho tan. Nếu có đường thốt nốt món chè của chúng ta sẽ có mùi vị đặc sắc hơn.

Bước 3: Đường tan, các bạn trút phần khoai đã thái nhỏ vào quấy nhẹ tay kẻo vỡ hết khoai. Múc ra cốc, rưới nước cốt dừa. Chè dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Món chè khoai lang tím cốt dừa hấp dẫn quá bạn nhỉ. Chúc bạn thành công và ngon miệng!




Chè đậu xanh khoai lang khó chối từ 


Vị bùi béo của đậu xanh và nước cốt dừa hòa cùng vị ngọt của khoai lang khiến món ăn dân dã này trở nên thật hấp dẫn, khó chối từ.


Nguyên liệu:

- 1 củ khoai lang to
- 100g đậu xanh cà
- 50g bột khoai
- ½ lon nước cốt dừa
- 200g đường trắng
- 1 quả chanh to
- Nước lọc.

Cách làm:



- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 2 giờ.

- Bột khoai ngâm nước.

Khoai lang gọt vỏ, thái quân cờ rồi ngâm với nước lạnh có pha nước chanh để khoai không bị thâm đen và khi nấu khoai chắc thịt không bị rã.



Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước lọc ngập mặt đậu chừng 1 đốt ngón tay rồi nấu chừng 15 phút.

... đến khi đậu hơi mềm bạn thêm khoai lang cùng bột khoai vào nấu cùng, thêm nước lọc nếu thấy nồi chè cạn nước. Tùy theo sở thích ăn chè loãng hay chè đặc mà bạn châm lượng nước phù hợp nhé!



Khi đậu xanh và khoai đã mềm, bạn thêm đường vào quậy đều, để lửa nhỏ cho đường ngấm vào khoai.

Chờ khoai lang chín mềm bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thêm nước cốt dừa cùng chút xíu muối cho chè được đậm đà, đợi chè sôi kỹ lại khoảng 1-2 phút thì tắt bếp là xong.

Món chè khoai lang đậu xanh ăn nóng hay lạnh đều rất ngon.

Vị bùi béo của đậu xanh và nước cốt dừa hòa cùng vị ngọt của khoai lang khiến món ăn tưởng chừng như dân dã trở nên đáng nhớ. Nguyên liệu đơn giản và phổ biến, chỉ với chút thời gian là cả nhà đã có một nồi chè thật ngon, thật mát mà lại giúp thải độc, tốt cho sức khỏe.


Thơm ngọt chè khoai lang đậu xanh



Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Các món ăn với khoai lang cũng rất dễ chế biến, hôm nay mời các bạn cùng làm thử món chè khoai lang nhé.


Nguyên liệu:

Khoai lang ruột vàng (khoai lang Nhật): 2 củ to

Đậu xanh bóc vỏ: 100g

Trân châu khô: 100g

Nước cốt dừa: ½ lon

Đường trắng: 200g

Chanh: 1 quả to

Nước lọc

Cách làm:
Khoai gọt vỏ thái miếng vuông rồi ngâm ngay vào nước có pha chanh hoặc dấm trong vòng 10 đến 15 phút (ngâm nước chua giúp khoai không bị thâm, nước nấu chè không bị nhựa khoai làm chát và khi nấu chín miếng khoai nhừ nhưng vẫn giữ được hình dạng)

Hạt trân châu khô (loại nhỏ) ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút rồi luộc bằng nước lạnh, khi hạt trong thì vớt ra xả nước lạnh bỏ riêng.

- Đỗ xanh tách vỏ ngâm trước 2 giờ cho nở, cho đỗ xanh vào nồi đổ ngập nước đun sôi hớt hết bọt. Khi đỗ chín khoảng 60% thì đổ tiếp khoai lang vào đun nhỏ lửa đến khi khoai chín bở thì bỏ đường vào đun liu riu một lúc cho đường ngấm vào khoai.
Sau đấy mới cho thêm nước vào nồi cho đủ dùng, khi nước sôi thì  cho bột đao để tạo độ sánh, nước cốt dừa, trân châu vào tắt bếp rồi đong ra từng bát nhỏ.
Có thể dùng nóng hoặc lạnh đều rất ngon.





Cách nấu chè đậu xanh ngon ơi là ngon
Cách nấu chè đậu ván
Cách nấu chè hạt sen
Cách nấu chè vừng đen ăn lạ miệng và cực tốt
Cách nấu chè bí ngô non
Bí quyết nấu chè chuối ngon đón mùa thu mát mẻ
Cách làm chè lam ngon mà đơn giản


(st)