Cách nấu nha đam đường phèn giòn

 Khoa học đã chứng minh trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1... cùng nhiều khoáng canxi, kali, kẽm, crôm..., phần thịt trong suốt của nha đam có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, làm mát gan. Tuy nhiên, nếu không biết cách làm chúng sẽ rất đắng, khó ăn và có khi còn bị ngứa nữa. 

Cách chế biến nha đam không bị đắng đúng cách là cần gọt bỏ kỹ để loại bỏ hết lớp vỏ xanh cùng chất nhớt và đắng của vỏ. Tạp chí Món ngon mách bạn hai cách chế biến nha đam không bị đắng mà cực kỳ dễ dàng.

Cách thứ nhất: 

Đầu tiên, bạn cắt nha đam thành các miếng nhỏ, gọt sạch vỏ xanh, xắt hạt lựu rồi ngâm vào bát nước hỗn hợp pha vài giọt chanh và nước muối loãng. 



















Sau đó, bạn chà xát nhẹ nhàng từng miếng nha đam cho sạch hết nhớt. Vớt nha đam ra rổ, xả dưới nước, vừa xả vừa xóc đều.















Thế là bạn đã có những miếng nha đam trắng, giòn, ngon lành để chế biến thành chè, nước uống...















Bạn có thể xóc đều nha đam với chút đường rồi cho vào lọ có nắp, bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể lấy ra dùng trực tiếp, lúc này những miếng nha đam đã thấm đường và có vị ngọt mát dễ chịu.















Cách 2:

Nha đam cắt đôi bỏ ngạnh gai hai bên dùng dao bén gọt sạch vỏ.





















Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ, tùy theo món chế biến.





















Cho phần nha đam đã cắt vào tô, dùng muỗi tinh bóp sơ cho ra nhớt





















Sau khi bóp muối, xả sạch bằng nước lạnh cho nha đam hết nhớt  





















Bắc nồi nước sôi, cho nha đam vào chần qua rồi vớt ra ngay ngâm vào nước đá. Nha đam sẽ rất trắng, giòn, không còn bị nhớt và đắng nữa. Tương tự như cách 1, bạn có thể xóc đều nha đam với chút đường và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.



















Từ nha đam, bạn có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: chè đậu xanh nha đam, nha đam đường phèn, chè nha đam hạt sen...