Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia đình bạn

Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia đình bạn. Hướng dẫn sử dụng mủ trôm đúng cách có lợi cho sức khỏe nhất.
 

Hiểu biết chung về cây mủ trôm

Cây trôm có tên khoa học là Sterculia foetida, là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở vùng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận. Giá trị lớn nhất của cây trôm là mủ, loại nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp chế biến nước giải khát. Mủ trôm chứa nhiều khoáng chất như Mg, K, Zn, Fe, Na và Ca ở dạng hữu cơ giúp thanh nhiệt cơ thể, chống lão hóa, tiêu chảy, đặc biệt trị táo bón rất tốt.

Mủ trôm phải được xem là thuốc, khi uống phải có hướng dẫn của thầy thuốc - Ảnh: N.C.T

Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.

Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Về mặt y học, nhựa trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón. Nhựa trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương... Trong ngành dược, nhựa trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.

Nhựa trôm được xem là thuốc, vì vậy khi dùng cần chú ý liều lượng. Không có chỉ dẫn cụ thể cho từng đối tượng mà tùy thuộc các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc cơ địa của từng người. Nếu sử dụng bừa bãi nhựa trôm như một thức uống giải khát thì rất nguy hiểm.

Điều quan trọng là phải tìm mua loại nhựa trôm có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn hiệu và trên nhãn có hướng dẫn cách dùng cụ thể, tránh các loại giả mạo có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Tốt nhất nên theo sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các chuyên viên y tế khi sử dụng. Vì nhựa trôm hòa tan và trương nở trong nước, nên nếu không đủ nước để trương nở, nó sẽ gây tắc ruột có thể dẫn đến tử vong.

Không sử dụng nhựa trôm trong các trường hợp:

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Người có khối u trong ruột.

- Đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống nhựa trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Để ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống nhựa trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.


QUAN NIỆM ĐÔNG Y VỀ MỦ TRÔM

Ngày xưa, cây trôm trong thiên nhiên thường mọc nhiều ở vùng rừng khu vực Vĩnh hảo (Bình Thuận) hay Ninh Phước, Thuận nam (Ninh Thuận), người dân địa phương khi đi rừng thường khai thác mủ trôm đem về chế biến làm thức uống thanh nhiệt trong mùa hè, họ thường dùng mủ trôm như một vị thuốc trị táo bón hiệu quả nhất. Ngày nay, cây trôm trong thiên nhiên gần như bị cạn kiệt tuy nhiên, ở 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, người dân đã ươm được giống và trồng cây trôm đại trà trên vườn nhà và khai thác mủ trôm để bán cho các nhà máy chế biến nước giải khát. Mủ trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Ngày nay, ở Phan Rang đã có cơ sở chế biến mủ trôm tinh khiết, rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Chỉ cần hòa tan một gói mủ trôm 15g vào một ly nước lọc là có thể dùng được. Có thể cho thêm nước đá nếu thích dùng lạnh.

Theo đông y, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt. Không những thế mủ trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic…Ngoài ra mủ trôm còn có chức năng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, chống lão hóa, tuy nhiên mủ trôm được xem như là thuốc nên cần chú ý liều lượng khi dùng, không nên sử dụng mủ trôm như một loại thức uống thông thường, tốt nhất là nên theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ nữ có thai hoặc người có khối u trong ruột không được dùng mủ trôm để giải khát, nếu đang uống thuốc thì phải một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc mới được uống nước mủ trôm.

Vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.

Mủ trôm, hay nhựa trôm, là dịch tiết lấy ra từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Còn mủ gòn là dịch tiết từ thân cây gòn, tên khoa học Gossampinus malabarica, họ Bombacaceae. Với thành phần năng lượng không đáng kể, mủ trôm, mủ gòn có một số chất khoáng như Ca, K, Mg, Zn, Na và hàm lượng cao chất xơ hoà tan trong nước. Chất xơ có thể trương nở lên gấp từ tám đến mười lần, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân, tăng nhu động ruột. Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng mủ trôm, mủ gòn đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón. Do giàu chất xơ, mủ trôm và mủ gòn còn góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.

Theo đông y, mủ trôm, mủ gòn vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, nhuận tràng vị. Riêng mủ gòn còn có tác dụng lợi tiểu, sát trùng đường tiểu. Trong số những thức uống thanh nhiệt, giải khát thường dùng, mủ trôm được xem là món khá cao cấp với giá thành cao gấp ba hoặc bốn lần so với mủ gòn hoặc hột é. Mủ trôm cũng được xem là một đặc sản trong nước mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài thường mua mang theo.

Sử dụng phải cẩn thận

Tránh tương tác với thuốc

Ngoài giải khát, mủ trôm, mủ gòn có tác dụng như thuốc nên sẽ có những tương tác với một số bệnh lý và một số loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. Do đó, khi dùng mủ trôm, mủ gòn trong hỗ trợ điều trị cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Riêng với mủ trôm, do có độ nhớt nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu, nếu uống mủ trôm cùng lúc với thuốc. Để tránh tương tác này, nên dùng ít nhất một giờ sau khi uống thuốc.

Thực ra, mủ trôm, mủ gòn không có độc tính. Tuy nhiên, tính mát và nhuận trường, hai ưu điểm của các loại mủ này cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ, nếu dùng không cẩn thận.

Trong cơ thể, hai yếu tố âm và dương cần quân bình, mát quá sẽ hoá hàn. Ngay cả người bình thường khoẻ mạnh, lạm dụng thức ăn, thức uống hàn lạnh, làm mất quân bình âm dương lâu ngày cũng có thể dẫn đến bệnh tật. Một số ít người dương khí hậu thiên suy yếu, chỉ cần uống vài hớp nước ướp lạnh, nước đá… đã có thể lập tức hắt hơi, sổ mũi, nói chi uống nhiều mủ trôm, mủ gòn. Sự ẩm thấp hoặc khí lạnh từ dạ dày sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến sức đề kháng.

Do đó, uống nhiều mủ trôm, mủ gòn cho đã khát sau khi đi nắng hoặc khi trời quá nóng, có thể dẫn đến cảm lạnh hoặc gây ra những sự cố về tim mạch. Hệ quả này do sự thay đổi nhiệt độ thình lình, làm kích thích hệ thần kinh giao cảm ở dạ dày, tạo ra những phản ứng stress có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tình trạng mà đông y gọi là khí nghịch.

Sự đầy bụng và phình to nhất thời của dạ dày đẩy hoành cách mô lên cũng tạo áp lực thêm cho quả tim. Do đó, những người có tỳ vị yếu (đường tiêu hoá yếu), ăn kém, hay đầy bụng nên cẩn thận khi dùng mủ trôm, mủ gòn. Những trường hợp này chỉ nên dùng với số lượng nhỏ mỗi lần, chẳng hạn khoảng 10g mủ trôm pha trong một ly nước, không dùng với đá hoặc ướp lạnh để giảm bớt tính hàn.

Đặc biệt phải lưu ý, do tính nhuận trường, phụ nữ có thai không nên dùng mủ trôm, mủ gòn để tránh sẩy thai. Nếu dùng không đủ nước, khi vào dạ dày, mủ trôm, mủ gòn cũng có thể trương nở gây tắc ruột. Ngoài ra, khi mua mủ trôm, mủ gòn, nên chọn loại có nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng, cùng những hướng dẫn sử dụng cụ thể. Quá trình ngâm chế, bảo quản cũng phải đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

 

(St)

khi ngam mu trom co thay nuoc hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Quạt sưởi cho mùa đông ấm áp đây!!! Bạn đã chuẩn bị gì cho mùa đông giá rét chưa. Với quạt sưởi thông minh, bạn không còn phải lo cho mùa đô
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Nau nuoc duong phen voi gung roi de nguoi, hoa tan voi mu trom uong co hai kg?
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
nau nc duong phen de nguoi voi mu trom co sao k
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
màu vàng
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Mủ trôm có thể uống được, được xem là một bài thuốc quý, nhưng khi điều trị nên có sự chỉ dẫn của bác sỹ, vì có thể gây ra tác dụng phụ. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Khi vao cho phan thiet toi dinh mau mu trom nhung thay co hai loai mau khac nhau mot mau trang ,hai mau nga nga va toi nen chon loai nao thi tot .xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
xin cho hoi lam cach nao ngam mu trom cho mau no thank nhieu
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Ban nen mua mu chom mau trang ngon hon vi khong co tap chac
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Ban nen mua mu chom mau trang no ngon hon vi khong co tap chat
hơn 1 tháng trước - Thích
Uong mu trom co hai mau ,mau trang va mau nga ,thi loai nao tot hon ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
mau nga tot hon vi mau da tay hoa chat nen uong khong tot
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
mau trang tot hon. dung ngam dat qua la duoc. khi thay dat cho them nuoc vao no se tu no them.
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
cach ngam mu trom va pha che
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
cách ngâm mủ trôm
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Cach thuc.ngam mu trom lam sao cho men cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Cach pha vhe mu trom
hơn 1 tháng trước - Thích
cach ngam mu trom va pha che
hơn 1 tháng trước - Thích
MU TROM CO TRI BENH KHO AM DAO KHONG
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
ngam mu trom nhu the nao thi dung cach ah
hơn 1 tháng trước - Thích
mu trom co tri binh kho am dao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
mu trom mau trang va mau vang loai nao tot hon? cach ngam? dung thuong xuyen co duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
mutromrat tot de giar nhiet co the nhung uong lieu luong vua phai thi co hieu qua cao nhat la trong linh vuc dep da
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
mu trom mau trang tot hon nen dung duoi su chi dan cua thay thuoc thi tot hon
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
tôi sinh năm 1979 âm lịch chồng tôi sinh năm 1977 nhà tôi ở hướng đông nam vậy có tốt không nên đăt bếp hướng nào
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
cach nau che mu tromnhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Bạn tham khảo nhé: http://ngonngon.phununet.com/Chitietmonan.aspx?Pk_iMonID=4304
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Em ten kim em muon hoi xem cach nao mà ngâm mū trom
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Mủ trôm ngâm cũng giống như mủ gòn ý. Cứ cho vào nước lạnh ngâm, lâu lâu thay nước mới. Ngâm chừng 2 ngày thì nở hoàn toàn, nước ngâm cũng ko bị ra màu nữa là được. Nên bẻ nhỏ ra thì sẽ mau nở hơn là để cả cục to.
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Lấy cuốn lá cây trôm cắc khúc roi ngâm nước, ta lấy nước ngâm đó uống. Tác dụng nó như thế nào ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
ngâm mủ trôm như thế nào để sử dụng an toàn và hiệu quả
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Lưu ý: Không dùng mủ trôm để giải khát cho phụ nữ có thai. Để biết cách sử dụng mủ trôm, xin gợi ý sau đây: - Chống táo bón: Mủ trôm 15 - 20 g, cho vào 1 ly nước lọc, uống; ngày dùng 1 - 2 lần trong 3 - 5 ngày. - Giải khát: Mủ trôm 15 g, ngâm vào nước ấm cho nở ra, thêm chút đường, khuấy tan đều, cho vào tủ lạnh ít phút lấy ra uống hoặc có thể cho nước đá vào khuấy tan rồi uống. - Giải khát chống mệt mỏi: Dùng 15 g mủ trôm (ngâm với nước ấm cho nở) rồi pha với nước lọc đã hòa đường đủ ngọt, cho thêm chút nước sâm hòa đều, uống ngày 1 - 2 lần vào sáng, chiều.
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
cách ngâm mủ trôm nguyên chất
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Trôm là loại cây thân gỗ, sống ở các vùng nắng khô. Muốn lấy mủ trôm phải cạo sạch lớp vỏ cây một khoảng nhỏ, để vài giờ nơi đó tiết ra chất nhựa nhờn màu trắng trong hoặc nâu. Mủ trôm có vị ngọt, mát, khi ngâm trong nước sẽ trương nở, kích thước tăng lên. Mủ trôm uống mát, có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón. Có hai loại, mủ trôm tươi ngâm uống liền hoặc dạng bột khô pha với nước lạnh, hòa thêm đường. Gặp lúc trời nắng nóng, uống một ly mủ trôm lạnh rất “đã” khát. Tuy nhiên chỉ nên uống một lượng vừa phải, nếu lạm dụng, uống nhiều sẽ gây tắc ruột vì mủ trôm có tính trương nở. - Ngâm mủ trôm từ 1-2 giờ, (tùy loại mủ trôm, thời hạn ngâm ghi trên bao bì) sau đó nhẹ tay rửa lại cho sạch vì lúc này mủ trôm rất mềm và dễ bị nát. - Nấu nước đường, cho mủ trôm vào, thêm vài viên đá lạnh nhỏ hoặc đá bào..
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Sáng nay đi chợ về, em ko bik nên đã lỡ uống 2 ly mũ trôm có vắt chanh và đường.Bây h em đau bụng,nhức đầu,chóng mặt...Phải làm sao để hết đây ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
teo leo
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Bạn không nên quá lo lắng. Trước hết bạn có thể cho ngón tay của người bệnh đã được rửa sạch vào họng để kích thích nôn. Hãy cùng người nhà tới viện sớm để được bác sĩ khám và chỉ định điều trị bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
Canh ngam mu trom nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Cách ngâm Mủ Trôm nguyên chất: Mủ trôm nguyên chất trước khi sử dụng nên rửa sạch bằng nước nóng sau đó dùng nước ấm ngâm Mủ Trôm, sẽ giúp Mủ Trôm mau nở trong nước, thường dùng một thau hay chậu nhỏ ( chứa khoảng 1 lít nước) đổ đầy nước pha với 1 muỗng canh mủ Trôm. Sáng ngâm thì chiều uống, tối ngâm thì sáng hôm sau uống. Nếu thấy mủ Trôm nở quá đặc có thể thêm nước vào sao cho vừa uống sẽ ngon hơn. Nên tránh ngâm ít nước làm Mủ Trôm chưa nở hết mà sử dụng sẽ gây tắc ruột do mủ Trôm trương nở trong bụng.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
ngâm 1 lít nước với bao nhiêu mủ trôm
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
100 gr mu trom ngam bao nhieu nuoc
hơn 1 tháng trước - Thích
ngam 1lit nuoc voi bao nhieu mu trom
hơn 1 tháng trước - Thích
có.mây loại cây trôm?loại mủ có màu vàng đục và đen có dùng
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
cach mu trom de uong hang ngay
hơn 1 tháng trước - Thích
mủ trôm tươi lấy từ cây chế biến thế nào dùng dươc
hơn 1 tháng trước - Thích
mủ trôm tưoi lấy từ cây chế biến thế nào dùng được
hơn 1 tháng trước - Thích
Chi oi ,cho e hoi nha e nau mu trom nhung e kg biet e bo mu trom vao nau trung voi duong cho soi len co sao kg chi
hơn 1 tháng trước - Thích
Mu chom nau voi duong cho soi uong co hai gi khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Mủ trôm không được đun ở nhiệt độ cao nhé!sẽ có hại.
hơn 1 tháng trước - Thích
Mu chom co mau vang uong tot hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích
cho minh hoi? con minh nam nay 9 tuoi< chau rat thich uong mu trom vi mu trom co vi thanh de uong. nhung ngam the nao cho dung cach, uong ngay may lan? cho hop ly?
hơn 1 tháng trước - Thích
Chào bạn. Mình ở Ninh Thuận, xứ sở của cây trôm. Bạn ngâm càng nở càng tốt và pha loãng với nước đường phèn cho bé uống bạn nhé! có thể ngày 1-2 ly.
hơn 1 tháng trước - Thích
Cach ngam mu chom
hơn 1 tháng trước - Thích
bạn cung cấp địa chỉ mail mình có thể gửi cho bạn file word hướng dẫn các cách pha chế mủ trôm mà mình đã thực hiện và hướng dẫn cho khách nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích
bị bệnh chàm bội nhiễm, uống mủ trôm có tác dụng không
hơn 1 tháng trước - Thích
cách ngâm mủ trôm
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận