Cách ngâm rượu thuốc

Rượu thuốc giúp làm ấm cơ thể, chống lại cái rét ngọt của những ngày cuối đông, đầu xuân. Tuy nhiên, để có một hũ rư���u thuốc chất lượng tốt thì không phải ai cũng biết. Xin giới thiệu cách ngâm một số loại rượu thuốc để bạn đọc tham khảo.

Rượu tang thầm, đại táo, đan sâm: tang thầm 20g, đại táo 40g, khởi tử 30g, đan sâm 40g. Cho các vị trên vào bình thủy tinh, thêm 1.500ml rượu trắng để ngâm, sau 10 ngày là dùng được. Tác dụng: bổ tâm dưỡng huyết. Trong bài, đan sâm bổ khí dưỡng huyết; đại táo bổ tâm; tang thầm bổ tâm phế lợi ngũ tạng, an thần, dưỡng huyết. Rượu có màu vàng đậm, tươi hồng của khởi tử; vị ngọt thanh của đại táo cùng đan sâm tạo được hương vị thơm, ngọt êm, dễ uống. Dùng một vài ly nhỏ trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.



 Ảnh minh họa (nguồn Internet).



Rượu sâm hành, cát cánh, cam thảo:

sâm hành 30g, cát cánh 30g, cam thảo 25g, mạch môn 30g, ngũ vị 25g. Sâm hành sao thơm trước khi ngâm. Các vị cho vào bình thủy tinh, thêm vào 1.500ml rượu, ngâm khoảng 10 ngày là được. Dùng 2 - 3 ly nhỏ mỗi ngày trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Trong bài cát cánh, mạch môn, ngũ vị, sâm hành bổ phế, tuyên thông phế khí. Cam thảo vị ngọt, bổ tỳ lợi khí.

Rượu bạch truật, đinh lăng, huyết đằng: bạch truật 30g, củ đinh lăng 30g, cam thảo 30g, kê huyết đằng 20g, hồng sâm 30g. Các vị thái lát rồi bỏ vào bình sành, đổ thêm 1500ml rượu trắng ngâm khoảng 10 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống vài ly nhỏ trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Công dụng: bổ tỳ, giúp tiêu hóa tốt. Trong bài bạch truật, đinh lăng, cam thảo tăng cường chức năng tiêu hóa của tỳ vị; kê huyết đằng hoạt huyết dưỡng huyết. 


Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết, hòa huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc rất thích hợp cho các bệnh lý mạn tính, phải điều trị dài ngày.

Để chuẩn bị ngâm rượu thuốc, người dùng cần được khám tỉ mỉ và chẩn đoán bệnh chính xác. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ Đông y mới chọn các thứ thuốc phù hợp. Ngay cả khi ngâm thuốc bổ, người cắt thuốc cũng cần nắm được các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, thể chất của người dùng, nghĩa là phải xác định được phần nào hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và phủ tạng nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận).

Bào chế dược liệu

Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn... tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.

Chọn rượu

Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai... Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Trung Quốc) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.

Tỷ lệ rượu và dược liệu

Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.

Cách chế

- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.

- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.

Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.

Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi... nhưng ít được sử dụng.

Cách dùng:

Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.

Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm... tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương.

Lưu ý: Do rượu thuốc có tính cay, nhiệt nên những người thể chất âm hư, hỏa vượng và bị nhiệt bệnh không nên dùng.


Thuốc ngâm rượu được dùng rất phổ biến trong nhân dân. Thành phần bài thuốc thường là các vị thuốc bổ có tác dụng nâng cao thể trạng, các thuốc kích thích tiêu hoá, an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau do phong hàn thấp, nhưng lại không thích hợp với người âm hư hỏa vượng. Sau đây là một số dạng thuốc dùng để ngâm rượu.

Bài 1: Thuốc có tác dụng nâng cao thể trạng giúp ăn ngon miệng, chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Đảng sâm 70g, hoàng kỷ 70g, bạch truật 50g, cam thảo 20g, thục địa 100g, đương quy 60g, bạch thược 30g, xuyên khung 30g, đan sâm 30g, ngưu tất 30g, mạch môn 30g, kỷ tử 30g, sa sâm 30g, đỗ trọng 30g, ba kích 30g, tục đoạn 30g, cốt toái 30g, ích trí nhân 20g, sa nhân 20g, trần bì 20g, long nhãn 50g, đại táo 100g.

Bài 2: Thuốc có tác dụng chữa đau khớp, đau lưng, đau dây thần kinh, thoái khớp.

Độc hoạt 30g, khương hoạt 30g, phòng phong 30g, tế tân 20g, tần giao 40g, ngũ gia bì 30g, thiên niên kiện 30g, thục địa 60g, dương quy 60g, xuyên khung 20g, bạch thược 30g, ngưu tất 30g, hoàng kỳ 60g, đảng sâm 60g cam thảo 30g, thương truật 30g, đỗ trọng 30g, tục đoan 30g, ba kích 30g, nhục thung dung 30g, táo nhân 30g, đại táo 50g.

Bài 3: Thuốc dùng cho người hiếm muộn con, nam giới yếu sinh lý.

Phòng sâm 60g, bạch truật 40g, bạch linh 20g, cam thảo 20g, thục địa 100g, dương quy 60g, bạch thược 30g, ngưu tất 30g, kỷ tử 30g, tục đoan 30g, long nhãn 50g, táo nhãn 30g, cao ban long 100g ( ngâm riêng), nhị hồng sâm 100g, dâm dương hoắc 50g, nhục thung dung 30g, tiểu hối 20g.

Cách làm: Các vị thuốc rửa qua bằng rượu, cho vào bình, đổ khoảng 2 lít rượu vừa ngập thuốc. Sau vài ngày rượu ngấm hết vào thuốc thì đổ thêm 2 lít vào nữa, rồi ngâm ít nhất trong 3 tuần mới chắt ra để dùng. Còn cao ban long ngâm riêng vào một chai khác. Khi uống thì hoà rượu cao với rượu thuốc.

Cách sử dụng: ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con ( khoảng 30ml), uống vào bữa ăn chính.

Chống chỉ định: Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, người có cơ địa âm hư, hoả vượng.


Mật rắn (xà đởm): Không có vị đắng, phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa ho, vết đau bầm tím, đau lưng nhức mỏi…

Xác rắn (xà thoái): Tính bình không độc, vị ngọt mặn vào can kinh khu phong, tan mộng chữa chứng kinh phong của trẻ em, sát trùng đau cổ họng, ghẻ lở…

Nọc rắn độc (nazatox): Lưu ý nọc rắn rất độc có thể gây chết người vì vậy cần cẩn trọng.

Cách ngâm rượu rắn như sau:




Để ngâm rượu thường chia thành bộ 3 con hoặc bộ 5 con; bộ 3 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo; bộ 5 gồm hổ mang, cạp nong, rắn ráo, hổ trâu, rắn ba chỉ.

Chế rượu rắn có nhiều cách: ngâm tươi hoặc ngâm khô, nhưng theo kinh nghiệm của cổ nhân thì ngâm tươi vẫn là tốt nhất. Sau đây amthuc365 xin phép được hướng dẫn cả 2 cách.

Cách ngâm rượu 1: Ngâm khô:

Lột da mổ bỏ ruột, có người chặt bỏ đầu đuôi (hoặc để cả con cũng được), rửa bằng rượu gừng hoặc rượu quế rồi lấy giấy bản thấm sạch, chặt từng khúc sấy khô hoặc nướng cho vàng tán nhỏ ngâm với rượu 40o theo tỷ lệ 1 phần rắn 3 phần rượu, thời gian từ 15 ngày trở lên là được. Uống hằng ngày sau ăn bữa tối 20ml, phụ nữ có thai không dùng.

Có thể chế rượu rắn với các vị thuốc: Rắn 1 bộ, thiên niên kiện 100g, cẩu tích 100g, huyết giác 100g, ngũ gia bì 100g, hà thủ ô đỏ 100g, kê huyết đằng 180g, trần bì 30g, tiểu hồi 20g, quế chi 10g, rượu 40o vừa đủ 10 lít.vvv




Cách ngâm rượu 2:  Ngâm tươi

Rắn còn sống cho vào bình đã đổ đầy cồn hoặc rượu trắng 40 độ, ngâm trong 24 giờ cho rắn chết và tiết hết chất độc. Tiếp đó, đổ bỏ rượu, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da rồi lại cho vào bình đã đổ ngập rượu trắng 40 độ, bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, ngâm đủ ít nhất là 100 ngày. Cũng có người cho rằng đem cả bình rượu chôn sâu xuống đất chừng 30 cm thì hay hơn. Khi ngâm đúng cách và đủ thời gian thì rượu thường có màu vàng hơi xanh và có mùi thơm.


Ưu điểm của rượu thuốc là chắt lọc được tinh chất, bảo quản thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Thuốc để ngâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp.

Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng không nên dùng các loại thuốc này. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu thông dụng:

Bài 1. Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi

- Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy mỗi thứ 60 g.

- Cam thảo, xuyên khung, ích trí nhân, sa nhân, trần bì, chỉ xác mỗi thứ 20 g.

- Mạch môn, sa sâm, ký tử, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, táo nhân mỗi thứ 30 g.

- Thục địa 120 g, bạch thược 40 g, long nhãn 50 g, đại táo 100 g.

Bài 2. Chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh

- Độc hoạt, phòng phong, kê huyết đằng, đan sâm, xuyên khung, bạch linh mỗi thứ 30 g.

- Tần giao, bạch thược, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích mỗi thứ 40 g.

- Sa nhân, nhục quế, cam thảo, tế tân mỗi thứ 20 g.

- Ngũ gia bì, ngưu tất mỗi thứ 50 g; đương quy, đẳng sâm mỗi thứ 60 g; thục địa 100 g.

Bài 3. Chữa hiếm muộn, yếu sinh lý

- Nhân sâm, đương quy mỗi thứ 60 g.

- Bạch truật, bạch thược, tục đoạn mỗi thứ 40 g.

- Thục địa, long nhãn, dâm dương hoắc, đại táo, cao sơn dương, lộc giác giao mỗi thứ 100 g.

- Ngưu tất, ký tử, đỗ trọng mỗi thứ 30 g.

- Bạch linh 20 g, táo nhân 50 g.

Cách ngâm: Các vị thuốc rửa qua bằng nước ấm, cho vào bình có dung tích 7-10 lít. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc; sau vài ngày, rượu ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa.

Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con khoảng 30 ml, uống trước bữa ăn.


Trong dân gian, lâu nay có một số bài rượu thuốc nổi tiếng được lưu truyền như bài rượu thuốc Minh Mạng, bài rượu thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (của ngự y triều Nguyễn, Việt Nam). Và nhiều bài thuốc từ thời xa xưa của các vua chúa Trung Quốc đã dùng còn ghi chép đến nay...

Nhân dịp xuân về, Tết đến, xin sưu tầm cống hiến quý bạn đọc một số bài rượu thuốc “hồi xuân”, “Thốc kê hoàn” khi dùng sẽ bừng bừng khí thế...

Sự tích rượu thuốc “Thốc kê hoàn”

Bài thuốc này ra đời khá lý thú và kỳ bí. Chuyện xưa kể rằng: Võ Tắc Thiên là người rất mạnh mẽ trong sinh hoạt tình dục. Sau khi vua Cao Tông mất bà rất buồn phiền. Thiên Kim công chúa đã nghĩ cách làm cân bằng âm dương trong người Võ Hậu bằng hấp thụ dương khí để bổ âm khí thì bà sẽ hết buồn phiền. Võ Hậu cười và đồng ý cách của Thiên Kim công chúa. “Linh dược” đó là điều Phùng Tiểu Bảo khỏe mạnh vào cung phục vụ tính phóng đãng của Võ Hậu...

Đến những năm Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bà cho mời ngự y đến để nghiên cứu, tìm thuốc “hồi xuân”. Ngự y đã tìm và chế thuốc mang dâng Võ Tắc Thiên. Ông tâu rằng sau khi uống thuốc xong chỉ trong nháy mắt là có thể hưởng được lạc thú của tuổi thanh xuân. Từ đó ngày nào Võ Hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ...

Chuyện còn kể rằng thời đó có quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi chưa có con vì bất lực, ông đã dùng bài thuốc “Hồi xuân” mà sinh được 3 con trai. Từ đó ông không dùng thuốc nữa. Số thuốc chưa dùng hết ông bèn vứt ra vườn, ai ngờ có con gà trống chạy đến mổ thuốc ăn sạch. Ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay. Vừa đạp vừa mổ đầu gà mái và gà trống dính liền trên lưng gà mái mấy ngày liền không xuống, làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế có tên Thốc kê hoàn (thốc là trọc đầu; kê là gà; hoàn là viên).

Thốc kê hoàn gồm các vị thuốc sau: nhục thung dung 40g, ngũ vị tử 30g, viễn chí 40g, xà sàng tử 25g, chỉ thực 25g, tục đoạn 40g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc dùng nước hồ gạo hòa tán nhuyễn làm viên dùng dần. Mỗi lần uống 12g với nước nguội có hòa ít rượu để dẫn thuốc nhanh, uống buổi sáng lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ một tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, xin giới thiệu hai bài rượu thuốc gia truyền:

- Thần tiên tửu. Đây là bài thuốc bí truyền lâu đời gồm các vị: sa sâm 20g, phục linh 12g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, thục địa 20g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, đương quy 16g, cao hổ cốt 8g, lộc giác 8g, câu kỷ tử 8g, đại hồi 6g, thương truật 8g, mộc qua 8g, khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 8g, tục đoạn 8g, tần giao 8g, trần bì 8g, đại táo 8g, nhục quế 4g, đào nhân 8g. 24 vị này ngâm với 2 lít rượu ngon, để 7 ngày đêm, rồi lọc rượu ra. Dùng 120g đường phèn nấu với nửa lít nước, để nguội đổ vào rượu thuốc đã lọc mà uống. Lại ngâm tiếp lần thứ hai như trên. Thời gian ngâm lần thứ hai phải để một tháng mới lọc để dùng. Tác dụng: bồi bổ thần kinh khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng tuổi thọ, chữa thận yếu, liệt dương, liệt nửa người. Khi giao hợp uống 3 ly con không biết mệt. Đặc biệt bệnh nhân hấp hối sắp chết, uống vào có thể sống thêm 24 giờ.

- Thung dung xà sàng tửu:

Nhục thung dung 32g, ngũ vị tử 32g, sơn thù du 32g, sơn dược 32g, phục linh 32g, rượu 2 chai, đường phèn 200g, giã thuốc vụn, ngâm rượu 50 ngày là dùng được. Nam nữ đều dùng.

Tác dụng: Làm khỏe nội tạng, tiêu hết mệt nhọc, hồi xuân bất lão, làm mạnh sinh hoạt vợ chồng.

Nhục thung dung làm cường tinh, bổ huyết, lọc máu, làm mịn da, giảm đau nhức. Ngũ vị tử làm cơ thể mạnh khỏe, chống suy nhược, phục hồi sức thanh xuân, đẹp da, trị ho, làm khỏe tỳ vị.

Sơn thù du làm cường tinh, hồi xuân, trị âm hư, hay ra mồ hôi trộm, lợi tiểu, mạnh gân cốt, mật.

Sơn dược làm cường tinh, trường thọ, hạ nhiệt giảm đau, trấn tĩnh tinh thần, thải các chất độc trong cơ thể.

Phục linh là thuốc cường tinh, phối hợp với các vị khác làm hiệu quả hồi xuân rất cao, mạnh tâm, lợi tiểu, trấn tĩnh tinh thần, trị váng đầu, phù thũng tay chân

(ST).
Ngâm rượu Minh Mạng Thang đã 5 năm có uống được không
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Gửi hỏi đáp - bình luận