Sau khi sinh ăn cá chép rất lợi sữa
Cách nấu cháo cá chép cho bé thơm ngon không sợ tanh
Cá chép cảnh Nhật Bản hay còn gọi là cá Koi, tiếng Nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống cách đây hơn 200 năm. Mỗi con cá Koi có thể sống đến 100 tuổi. Cá Koi chỉ có 4 màu cơ bản là trắng, đỏ, vàng, xám bạc, tùy theo từng nơi mà có tên gọi khác nhau như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku.
Trong những năm trở lại đây, người ta bắt đầu lai tạo ra nhiều loài cá chép tuyệt đẹp, có thể nói là mang tính chất đột phá. Tiêu biểu cho giống cá chép mới là Koi. Koi cũng trở thành một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Koi cũng giống như những người loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.
Thiết kế hồ nuôi cá chép Koi rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, màu sắc của cá. Theo kinh nghiệm của anh Sáu Long (Q.9, TP.HCM), khi bắt đầu nuôi cá, cần chuẩn bị hồ nuôi như sau:
Chọn vị trí thích hợp quanh nhà, dùng vôi vạch đường ao theo ý muốn (hình tròn, hình bán nguyệt, hình bầu dục...), đào sâu theo hình bậc thang tạo những khoảng sâu, cạn khác nhau, độ sâu tối đa khoảng 1,5 - 2 m (chỗ cạn nhất 30 cm, sâu nhất không quá 1,5 m nước). Dùng chày nện quanh bờ ao, đáy ao cho đất dẽ chắc. Nếu có khả năng thì xây gạch, tráng xi măng, không thì dùng tấm nylon dày trải lót quanh khuôn viên ao đã đào. Anh Sáu Long khuyến cáo, để dễ dàng chiêm ngưỡng hay đùa giỡn với bầy cá (cá Koi rất thân thiện và dễ gần) nên thiết kế mặt ao ngang bằng hoặc cao hơn mặt đất khoảng 40 - 50 cm (nếu mặt ao ngang mặt đất thì nước trong ao thấp hơn mặt đất khoảng 30 - 40 cm). Quanh ao trang trí các tảng đá lớn nhỏ, hoặc xây vòng thành vừa giấu mép bạt nylon vừa có thể ngồi ngắm cá, vừa là “rào” ngăn cá có thể tung hứng nhảy ra ngoài và tránh lũ mèo.
Sau khi trải bạt nylon xong, dùng đá tấn các góc, cho lớp cát vào (không đổ đất gây đục nước). Quanh hồ trồng vài khóm hoa, cây chịu nước (thủy trúc, trầu bà…) thảm cỏ xanh, một góc hồ nên có cây che bóng mát (không để hồ cá 100% nắng), có thể thiết kế hòn non bộ, thác nước (vừa tạo cảnh quan vừa tạo oxy cho hồ), đài phun nước. Đảm bảo ánh sáng chiếu vào hồ từ 60 - 80%, hồ nhỏ nắng nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cá mùa nắng. Trong hồ có thể trồng vài chậu sen, súng (trồng trong chậu, đặt chìm chậu vào hồ). Cần trang bị hệ thống bơm, lọc nước để giữ nước hồ trong sạch, dễ thay nước. Hồ nhỏ cần hệ thống tạo oxy, khi thấy cá co cụm một chỗ là biểu hiện thiếu oxy. Sau khi thiết kế xong, cho nước vào hồ ngâm xả vài lần trước khi thả cá. Mật độ thả trung bình 1 - 2 con (loại 20 - 30 cm)/m3. Bổ sung các chế phẩm vi sinh (loại dùng có cá cảnh) để tăng chất lượng môi trường nước. Theo kinh nghiệm anh Long, cá Koi ăn mồi tầng đáy nên cần gây nuôi động vật đáy làm thức ăn (bón phân chuồng hoai khoảng 20 kg/100 m2/2 tháng/lần). Độ pH thích hợp cá Koi là 7 - 7,5, duy trì ổn định, tránh thay đổi đột ngột.
Không nên thay hết nước hồ một lần mà rút từ từ khoảng 1/3 hồ, 2 ngày rút một lần đến khi hồ nước trong sạch trở lại. Chú ý không để rong tảo bùng phát đầy hồ. Thả ít bèo, lục bình lọc trong nước tự nhiên. Sử dụng thức ăn chuyên dùng, thức ăn tự nhiên, thỉnh thoảng có thể bổ sung thêm khoáng, vitamin cần thiết tăng sức đề kháng cho cá.
Nước Nuôi Cá
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.
Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.
Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.
Thức ăn
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.
Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.
cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.
Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.
Bệnh tật
Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ
Nuôi cá là một trong những sở thích lành mạnh giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng và giải trí khi nhàn rỗi. Trong các giống cá cảnh thì cá chép Koi Nhật đang rất được ưa chuộng và yêu thích.
Koi là giống cá chép có nguồn gốc từ Nhật Bản. Được nuôi dưỡng chăm sóc cẩn thận nên Koi thường có mầu sắc rực rỡ, vảy mịn, sống thọ và lớn. Cá chép Koi ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Vì vậy các trại cá đang nhập Koi từ Nhật Bản về Việt Nam bán hoặc nhân giống.
Koi nhập thường có mầu sắc rất đẹp mắt nhưng giá cả lại rất mắc. Thông thường bạn phải trả khoảng US$500 cho 1 con Koi nhập cỡ khoảng 20cm. Những con Koi lớn cỡ 50cm có giá lên đến hàng ngàn đô la, thậm chí vài chục ngàn.
Nếu quyết đụnh đầu tư nuôi Koi nhập bạn sẽ phải chi một số tiền rất lớn vì thế bạn phải nghiên cứu kỹ nguồn gốc, xuất xứ cà, sức khỏe cũng như cách thức chăm sóc cách ly cá sau khi nhập về của trại cá để đảm bảo chú koi yêu quý của bạn có điều kiện hòa nhập tốt nhất.
Vì Nhật Bản có khí hậu ôn đới nên khi đưa về Việt Nam cá cần phải được sống trong môi trường quen thuộc trong khoảng 2 tuần để làm quen với cái nóng của vùng nhiệt đới – Hồ Chí Minh hay mùa hè oi bức của Hà Nội. Sau hai tuần sống trong mội trường máy lạnh, cá Koi mới được đưa ra hồ ngoài trời để sống tự nhiên. Trong thời gian này trại cá cũng cần phải kiểm tra bệnh cho cá trước khi xuất trại.
Nuôi cá Koi cũng đòi hỏi nhiều công phu. Đặc biệt là hồ nuôi cá. Koi nuôi tốt nhất là trong hồ xi măng hoặc ao đầm. Vẻ đẹp của Koi chủ yếu là ở những hoa văn trên lưng vì thế khi nhìn từ trên xuống ta sẽ cảm nhận được dáng vẻ yêu kiều nhất của đàn Koi quý. Nếu nuôi trong hồ kiếng Koi sẽ không đẹp vì khi nhìn ngang chúng ta sẽ thấy Koi hơi mập mạp và mầu sắc cũng tầm thường. Vì thế nếu dùng hồ kiềng bạn nên chọn loại Koi bướm đuôi dài trông rất thướt tha. Loại Koi bướm này cũng rẻ hơn nên bạn có thể chọn mua nhiều cho hồ kiếng.
Nếu nuôi Koi Nhật Bản nên dùng hồ xi măng. Khi xây hồ chúng ta nên lưu ý xây độ sâu khoảng 80cm, không nên sâu hơn vì sẽ khó nhìn rõ cá. Tuy nhiên nếu cá lớn cỡ 50cm trở lên hay có quá nhiều cá thì hồ phải sâu hơn. Nên xây ống van thu nước ở đáy để dễ xả tháo nước cho hồ. Ống van đáy nên làm cao hơn đáy hồ một khoảng phòng trường hợp bộ lọc hư thì nước vẩn còn xâm xấp đáy cho cá sống chờ chủ nhân về cứu. Óng van đáy này sẽ nối thẳng ra hồ lọc.
Hồ nên láng màu đen cho nổi mầu của cá. Sauk hi hồ dầu các bạn có thể dùng sơn Kova chống thấm hòa bột đá đen quét lên thành hồ. Tuy nhiên bột đá khá nặng vì vậy có thể tróc lở sau này tuy mầu và độ bóng đẹp. Tôi dùng men chà ron hiệu con gấu màu đen quét lên. Hồ cũng sẫm và có được thêm 1 lần chống thấm, có độ bền sử dụng. Nếu các bạn muốn lát gạch men chỉ nên dùng ở mép phía trên lòng hồ hay phía ngoài. Gạch men tuy đẹp nhưng không tôn màu của cá và cũng gây trở ngại cho việc tạo rêu cho hồ.
Các bạn cũng nên lưu ý thêm nước phun hay tạo thác cho Koi. Koi rất thịch nghịch và nhảy nước nên nếu có thác Koi sẽ nhảy í ùm rất vui tai.
Hồ Lọc Vi Sinh
Khi xây hồ, ai cũng chú trọng đến hồ cá mà quên mất hồ lọc. Không giống như hồ cá thủy tinh với bộ phận lọc đơn giản là giữ cho sạch nước, hồ xây nếu có hồ lọc vi sinh sẽ có rất nhiều lợi ích. Hồ lọc vi sinh sẽ giúp cho nguồn nước luôn sạch sẽ, có các loại vi trùng hữu ích đề nuôi sống tảo và rêu. Tảo và rêu sẽ cung cấp khí oxy ngược trở lại cho cá khiến chúng ta không cần phải quá lo lắng khi cúp điện hay phải cấp thêm oxy vào nước. Có một hồ lọc tốt cũng giúp giảm thiểu việc thay nước thường xuyên, giữ cho cá có môi trường sinh sống ổn định và tiết kiệm nước.
Các Khoang Lọc
Xây hồ lọc có một vài điểm bạn cần chú ý:
- Hồ lọc phải có dung lích bằng 1/3 hồ cá. Nghĩa là 1/3 lưu lượng nước của hồ phải được lọc liên tục. Như thế nước mới sạch và trong.
- Hồ lọc nên làm hồ vi sinh có nhiều khoang khác nhau dành chứa các hạt nhựa tạo vi sinh, san hô, lưới chắn, than hoạt tính.
- Nên ráp đèn UV diệt khuẩn vào ống dẫn nước qua hồ lọc đề các tia UV giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giữ hồ cá vệ sinh, cá không bị bệnh
Đề làm hồ lọc cho tốt các bạn có thể tham khảo thêm với các cửa hàng bán dụng cụ lọc ở Nguyễn Thông, Quận 3 hay gần khu vực nhà.
Cá koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 35 năm. Người Việt Nam và người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hóa rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống cả trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió, khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước. Theo quan niệm dân gian của người Á Châu, trong đó có người Việt Nam, ngày 23 đưa ông Táo về trời, nhiều người có thói quen “phóng sinh” cá chép với hy vọng khi chúng hóa rồng nhớ ơn mình… Còn những người chơi cá koi (còn gọi là cá chép cảnh Nhật) thì sao, nếu chúng sống hơn trăm tuổi và có thể biến thành rồng bay đi? Có lẽ, người nuôi cũng sẽ tiếc lắm vì chắc chắn người ấy sẽ mất đi món tiền lớn. Dẫu sao, đây cũng là truyền thuyết mang triết lý đẹp với ước mơ vươn lên của muôn loài trong vũ trụ.
Cá chép vàng lai nhiều màu sắc - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông
Ông Trương Hồng Phương ở thành phố Los Angeles, một người chơi cá koi có tiếng, mô tả về loài cá kiểng này: “Cá koi khi trưởng thành có chiều dài khoảng 60–90cm. Nếu nuôi và chăm sóc cẩn thận nó có thể lớn thêm được 5–10cm mỗi năm. Cá koi có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau. Cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku, cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke, cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui, ngoài ra còn nhiều tên khác như: Showa, Ogon, Kin-Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku. Không như cá Thanh Long (hay còn gọi là Bạch Long, Hắc Long) thường quậy phá và háo ăn các loài cá sống nhỏ, thì cá koi là một loại cá hiền lành; nó có thể sống chung với các loại cá khác mà không cảm thấy bị phiền nhiễu. Nhưng đối với đa số người biết chơi cá koi thì họ thường nuôi riêng loại cá này để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh”.
Cá koi không những màu sắc đẹp mà còn rất hiền lành - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông
Tùy theo màu sắc và kiểu dáng mà cá koi có giá trị khác nhau. Nhưng cũng tùy theo cảm nhận của người chơi mà giá trị của chúng cũng khác nhau. Loại cá này giá khá cao, con nhỏ cũng vài chục Mỹ kim, con bằng ngón chân cái cũng cả trăm đô, và lớn hơn bằng cùm tay thì vài trăm Mỹ kim, còn nếu bằng cùm chân có thể lên tới vài chục ngàn đô… Còn ở các nước Châu Âu hiện nay cá giống bán tương đối rộng rãi, cá loại nhỏ (5-10cm) giá cũng phải chăng từ 10–20 Euro. Cá lớn hơn (30cm) giá khoảng 1.000 Euro. Đối với cá có màu sắc và hình dạng đặc biệt, được đem đi thi ở các đấu trường “quốc tế” hoặc được bán ở những nơi bán đấu giá, cá sẽ rất đắt, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn, có con lên đến cả trăm ngàn Mỹ kim. Đó thật sự là một tài sản không nhỏ.
Cá koi được nuôi trong hồ cá ở một khu vườn Nhật - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông
Đối với các loại cá giống được nhập cảng từ Nhật Bản, giá cá giống có hơi mắc hơn nhưng cũng có thể chấp nhận được trong giới chơi cá kiểng. Trước đây cá giống phần lớn được lai tạo từ Nhật, nhưng bây giờ người Châu Âu cũng biết cách lai tạo giống, nên nhiều người cũng có thể nuôi được loại cá này. Không những người ta lai tạo được cá koi kiểu cổ điển mà còn lai tạo được những con cá koi có hình dạng và màu sắc dị kỳ, chẳng hạn như những con cá koi có đầu gồ ghề, sù sì như kiểu cá đầu lân (như cá vàng 3 đuôi đầu lân). Không biết những con cá koi có hình dáng dị dạng này có thể sống lâu như những con cá khác hay không, nhưng người chơi dễ thấy nó đẹp và dĩ nhiên giá của nó sẽ cao hơn những con cá khác nhiều. Ở Mỹ, nhiều loài các koi được nhập từ Nhật Bản hay Trung Quốc là chính, cho nên khi đến Mỹ chúng còn có giá cao hơn.
Những loài cá koi nuôi trong vườn Nhật có con hơn 30, 40 chục tuổi - ảnh: Khanh Vy/Viễn Đông
Do vậy mà thú chơi cá koi lắm nhiêu khê về khâu kỹ thuật chăm sóc, hệ thống lọc nước tốt, thức ăn tùy loại cá lớn nhỏ, môi trường trong sạch... và cũng phải có tiền kha khá mới chơi được. Nếu không biết cách nuôi cá do không nắm vững các kỹ thuật, cá có thể bị chết hàng loạt do bị nhiễm bệnh với nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do môi trường nước dơ bẩn, bị sán, hay cá mới lây bệnh cá cũ…
Cá chép vốn là loài cá thuộc top cá loài cá hay được lai tạo nhất. Thời gian trong giới cá cảnh bắt đầu có phong trào chơi cá Koi Nhật. Nghề chơi cũng thật lắm công phu, thú nuôi cá Koi được nhiều người Châu Âu cũng biết đến và phát triển như một nghệ thuật.
Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…
Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trăng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen. Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao; Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.
Phân biệt koi Nhật "xịn" (Cyprinus carpio) với cá chép "dỏm" (Carassius auratus)
- Nhìn từ trên xuống: koi mập hơn, nhất là cái đầu và "vai".
- Mắt và vảy của koi lớn hơn
- Koi có cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.
- Nhìn cái vây ngực: của hầu hết koi (không 100%) rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, đuôi cũng vậy. Những cái xương trong vảy của koi rất dễ nhìn từ xa.
- Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra cá giống cá có giá trị hơn, còn koi thì càng lai là càng mất giá trị
- Thân mình koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét
- koi Nhật thông minh hơn: thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn: cá chép thường thường vờ đi, còn koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì hơi "vô tâm".
- Màu cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,... và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số koi trắng và vàng. Biên giới giữa 2 màu trên mình của koi không bị lem luốc mù mờ.
- Cá chép mạnh hơn, lì lợm khó chết hơn. Muốn nuôi koi không dễ ăn đâu.
- Giá tiền, mặc dù điểm này không bảo đảm "đắt là koi" nhưng có nghĩa "rẻ là chép"
Nếu bạn thích chơi cá Koi Nhật thì cũng nên chú ý những đặc trưng nổi bật trên của chúng, tránh vớ phải cá "dỏm". Chúc bạn thành công.
Tự làm kem dưỡng da hàng ngày chăm sóc làn da ngọc ngà của bạn
Tự làm kẹp tóc dễ thương làm điệu cho bản thân và bạn bè
Cách chữa khô môi cực hiệu nghiệm cho ngày hanh khô sắp đến
Cách nấu chè vừng đen ăn lạ miệng và cực tốt cho sức khỏe
Cách làm bánh xèo Nhật khác lạ và cực ngon
Cách làm bánh tằm bì vừa ngon vừa lạ
Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà
Tự làm gối trái tim cực đẹp
Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội
Để công việc hiệu quả khiến sếp luôn hài lòng về bạn
Cách dùng dầu dừa cho tóc thật hiệu quả, giúp tóc luôn mượt mà
Tặng quà cưới cho người thân
Những ca sĩ hát nhạc Trịnh hay nhất
Cách làm vòng tay bằng dây cực đẹp, chỉ trong nháy mắt
Cách làm chả quế thơm lừng ngon ơi là ngon
Cách làm chả ốc lá lốt cực ngon và lạ miệng
Cách làm chả cốm thơm ngon chiêu đãi cả nhà
Cách làm vịt nướng hấp dẫn cả nhà
Cách nấu canh cải cá rô đồng cực ngon, không bị tanh
Cách làm canh cà bung cho ngày cuối tuần thêm ấm áp
Dấu hiệu chàng chán bạn
Cách để quên một người một cách dễ dàng
Vì sao trẻ biếng ăn
Vì sao trẻ chậm tăng cân
Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mẹ bớt vất vả
Cách chữa chuột rút hiệu quả
Ý nghĩa của cây xương rồng trong tình yêu
Các loại hoa màu tím kiêu sa
Những kiều nữ của Ưng Hoàng Phúc
Dấu hiệu chàng muốn cưới bạn
Dấu hiệu chàng muốn quay lại với bạn
Dấu hiệu chàng có người khác
Vì sao trẻ chậm mọc răng
Cách học bài nhanh thuộc giúp trẻ rèn luyện thói quen ghi nhớ lâu
Cách chữa ong đốt hiệu quả, giúp bạn hết đau buốt
Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết
Chữa sâu răng dân gian hiệu quả
Ý nghĩa của các nụ hôn
Cách trang trí tường nhà thật đẹp
Trang trí căn hộ chung cư giúp bạn cải thiện không gian sống
Mẫu áo khoác mặc với váy
Những kiểu tóc của Mai Phương Thúy
Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng
Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn
Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh
Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp
Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ
Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé
Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm
Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng
Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán
(ST).