Cách pha chế trà bát bảo

Trà bát bảo có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, thông tiểu, cầm nôn, tiêu độc, thích hợp với các trường hợp nhiệt, nhất là trong ngày hè nóng bức, cơ thể mất nước nhiều.


 

Giải nhiệt bằng trà bát bảo lường xà

"Bát bảo" là 8 vị thuốc quý, "lường" là đường, còn " xà" là tiếng trà đọc chệch đi. Thành phần của trà bát bảo gồm lá tre, rễ cỏ tranh, hoa hoặc cành lá kim ngân, rễ ngưu tất, thục địa, cam thảo bắc, ý dĩ và mía, liều lượng mỗi thứ có thể gia giảm tùy theo từng nhà hàng. Ta có thể chia 8 vị thuốc trong trà bát bảo thành hai nhóm.

Nhóm các vị thuốc mát gồm có lá tre, rễ cỏ tranh, kim ngân, ngưu tất. Theo Đông y, lá tre có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt; Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu, cầm máu, làm mát máu; Kim ngân là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc rất thông dụng, còn ngưu tất có tác dụng tán ứ, cường gân, tráng cốt.

Nhóm các vị thuốc bổ gồm thục địa, ý dĩ, cam thảo và mía. Thục địa có tác dụng dưỡng huyết, bổ thận, làm đen tóc; Ý dĩ có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt; Cam thảo giải độc, nhuận phế, điều hòa các vị thuốc khác; Mía có giá trị giải khát, mát phổi, lợi đờm, thông tiểu, điều hòa tỳ vị, chống nôn.

Các vị thuốc trong trà bát bảo đều là những vị thuốc dân gian, không có độc tính, rất dễ kiếm, có thể thu hái ngay trong vườn nhà, trên đường làng, ngõ xóm hoặc mua ở các cửa hàng bán thuốc Đông dược. Trường hợp ở địa phương không có sẵn những vị trên có thể thay thế bằng những vị thuốc khác có tác dụng tương tự. Thí dụ, người ta có thể thay lá tre bằng rau má, nhân trần; Thay rễ cỏ tranh bằng râu ngô, lá mã đề; Thay ngưu tất bằng thổ phục linh, tỳ giải; Thay kim ngân bằng bồ công anh, sài đất...

Cách chế trà bát bảo mát và bổ


Trà bát bảo là loại nước giải khát và trị bệnh, vị ngọt, mùi thơm. Bạn có thể dễ dàng tự chế loại trà này để dùng trong những ngày nóng.

Trà bát bảo có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, thông tiểu, cầm nôn, tiêu độc, thích hợp với các trường hợp nhiệt, nhất là trong ngày hè nóng bức, cơ thể mất nước nhiều.

Nguyên liệu:
Lá tre 20 gr để tươi, rễ cỏ tranh 5 gr, hoa hoặc cành lá kim ngân 5 gr, rễ ngưu tất 5 gr, thục địa 5 gr, cam thảo bắc 5 gr, ý dĩ 5 gr và mía 50 gr.
Liều lượng mỗi thứ có thể gia giảm nhưng không nên nhiều quá để nước nấu quá đặc. Có thể thay thế lá tre bằng rau má, nhân trần; thay rễ cỏ tranh bằng râu ngô, lá mã đề; thay ngưu tất bằng thổ phục linh, tỳ giải; thay kim ngân bằng bồ công anh, sài đất; thay thục địa bằng hoàng tinh, huyền sâm; thay cam thảo bắc bằng cao thảo dây, cao thảo đất; thay ý dĩ bằng hạt sen, hoài sơn.
Cách pha chế:
Cho mía đã chẻ thành thanh nhỏ, mỏng và các dược liệu với liều lượng như đã nêu trên vào nồi hoặc ấm nhôm. Đổ vào một lít nước, đun đến sôi, giữ âm ỉ trong 15 - 20 phút là được.

Khi dùng, chắt nước uống nóng hoặc để nguội tùy sở thích của từng người. Dùng đến đâu, pha chế đến đó, không nấu nhiều và để nước lưu cữu qua ngày.

(St)
Cách pha chế capuchino hấp dẫn và thật khéo
Cách pha các loại trà ngon
Cách pha Espresso hương vị thật thơm ngon quyến rũ
Cách pha trà sữa Thái Lan thơm ngon cực kì
Cách pha trà sữa uyên ương thơm ngon thú vị