Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em

Nguyên nhân bệnh cận thị? Phòng chống bệnh cận thị như thế nào?

Bệnh cận thị


1. Cận thị là gì?

Mắt người là một hệ thống quang học có những bộ phận với chức năng tương tự như một máy chụp ảnh. Ở mắt của người bình thường, ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, khi đó sẽ nhìn thấy sự vật rõ nét dù ở xa hoặc gần.

Mắt bình thường

Trong trường hợp cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, hình ảnh vật ở xa bị mờ. Người bị cận thị nhìn xa thì mờ nhưng nhìn gần thì rõ.

Mắt bị cận thị

2. Nguyên nhân gây ra cận thị là gì?

Nguyên nhân gây cận thị vẫn chưa được biết rõ, nhưng người ta nhận thấy có hai yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đó là di truyền và môi trường.

Học sinh dễ bị cận thị là do nhãn cầu của trẻ còn phát triển về chiều dài, các thói quen tốt về vệ sinh thị giác chưa được hình thành, cụ thể như trẻ chưa tự phân bổ thời gian học và các hoạt động nhìn gần (xem phim, chơi hoặc học với máy vi tính…) với các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý.

3. Có mấy loại cận thị? Bệnh cận thị và tật cận thị khác nhau như thế nào?

Cận thị thường được phân làm hai loại tật cận thị và bệnh cận thị. Nguyên tắc chung về quang học như nhau, nhưng bệnh cận thị là những trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao có khi trên 20 đi ốp, mức độ cận tăng nhanh và nhiều ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng mạc… Tiên lượng điều trị của những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.

Tật cận thị còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình từ 6 đi ốp trở xuống, tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18-20 tuổi). Tỷ lệ bị biến chứng thấp.

4. Người bị cận thị cần làm gì để giảm mỏi mệt ở mắt do điều tiết?

Để hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc gần ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 đến 40 cm, không nên quá gần.

Ánh sáng trong khi làm việc phải được phân bố đều và có cường độ tốt để không gây lóa mắt. Ngoài đèn chiếu sáng trong phòng nên có thêm một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái (nếu thuận tay phải và ngược lại). Chữ in phải rõ ràng và giấy không quá bóng để tránh gây mỏi mệt cho mắt.

Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng vì có một số trẻ cận thị bị nhược thị, mặc dù đã được đeo kính đúng với độ của trẻ nhưng vẫn chưa đạt được thị lực tối đa, những trẻ này sẽ không nhìn rõ chữ trên bảng dù đã đeo kính. Tất cả học sinh cần được thử thị lực không kính và với kính đang đeo hàng loạt để sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho phù hợp.

Không nên làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài. Mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa.

Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác.

5. Làm sao biết trẻ bị tật khúc xạ?

Tật khúc xạ nói chung hoặc cận thị nói riêng đều gây giảm thị lực, như vậy trước hết cần phải được thử thị lực. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp thử nghiệm để xác định và đo chính xác tật khúc xạ. Ở trẻ nhỏ cần lưu ý đưa đi khám khi thấy có những dấu hiệu sau:

- Khi xem tivi hay chạy lại gần để nhìn, ở lớp trẻ hay chạy lại gần bảng mới thấy chữ, hoặc phải chép bài của bạn

- Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ

- Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa

- Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ

- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt

- Hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt

- Nhắm một mắt khi đọc sách hoặc khi xem TV

- Thường không thích các hoạt động liên quan tới nhìn xa như chơi ném bóng

- Đối với trẻ ở lứa tuổi đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc

- Trẻ nghi ngờ có lé mắt.

6. Điều trị cận thị như thế nào?

Phương pháp điều trị cận thị phổ biến và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng, sau đó tới đeo kính sát tròng và hiện đại nhất hiện nay là mổ Laser. Đeo kính gọng thông dụng, rẻ tiền và có thể thay đổi gọng kính theo thời trang. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nhìn thấy rõ khi đeo kính, khi không có sự hỗ trợ của kính thì lại thấy mờ như cũ. Người bệnh luôn luôn phải phụ thuộc vào cặp kính mọi lúc, mọi nơi, gây nhiều bất tiện trong các hoạt động thể thao, giải trí… Ngoài ra khi đeo kính gọng, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ, nhất là với những người cận nặng.

Kính sát tròng giải quyết được những yếu điểm của kính gọng, nhưng người sử dụng kính cần phải giữ gìn vệ sinh tốt khi đeo kính sát tròng, đặc biệt trong môi trường nóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam. Cần đeo vào mỗi sáng và tháo ra mỗi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi đi bơi, tắm biển. Chi phí cho dung dịch ngâm kính, thay kính cao. Người đeo kính sát tròng cần được kiểm tra tình trạng giác mạc mỗi 3 tháng, nếu có bất thường trên giác mạc, hoặc có phản ứng của mắt với kính thì phải ngưng sử dụng và tới khám bác sĩ ngay.

Hiện nay cận thị có thể được phẫu thuật để khỏi mang kính tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện cho những người từ 18 tuổi trở lên. Phương pháp phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay nhất là dùng Excimer Laser (LASIK). Với ưu điểm không đau, thời gian phẫu thuật rất ngắn (dưới 10 phút ), phục hồi nhanh (bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ), tính chính xác cao (hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0.5 đi ốp), khoảng điều trị rộng (tới -15.0 cận, +6.0 viễn, 6.0 loạn). LASIK là phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất trên thế giới. Cũng như mọi phẫu thuật khác, LASIK dù có tính an toàn rất cao, nhưng vẫn có thể có những biến chứng với tỷ lệ rất thấp (dưới 1%) trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc… hoặc biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng… Tuy nhiên những biến chứng này có thể giảm đến mức tối thiểu với những phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm, những cơ sở có trang thiết bị tốt, hiện đại cùng với sự tuân thủ nghiêm túc những hướng dẫn chăm sóc mắt sau mổ của bệnh nhân.

Những phương pháp khác như đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng cho những trường hợp cận nặng, giác mạc mỏng, hoặc có kèm bệnh đục thủy tinh thể.

Để có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu, bệnh nhân cần được khám kỹ lưỡng. Dựa trên những thông số của bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp về dự báo kết quả, những nguy cơ rủi ro nếu có của phẫu thuật. Người bệnh sẽ tự quyết định có phẫu thuật hay không sau khi nắm rõ những thông tin về bệnh của mình vì phẫu thuật không phải là phương pháp bắt buộc hoặc duy nhất để điều trị cận thị.

Không có gì có thể ngăn ngừa không bị cận thị, nhưng nếu thực hiện tốt những lời khuyên về vệ sinh thị giác sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi, quá sức và phần nào làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.


Các phương pháp điều trị bệnh cận thị


Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật. Đối với người bị cận thị, ảnh của vật nằm trước võng mạc, nên nhìn vật ở xa thì bị mờ, nhìn vật ở gần mới rõ. Có hai yếu tố nguy cơ gây bệnh cận thị là di truyền và môi trường.

I/ Nguyên nhân gây bệnh cận thị là gì?

Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc..., khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị. Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm là mức độ cận nhẹ hay trung bình dưới 6 đi ốp, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.

II/ Phân loại

Theo các sách chuyên sâu về mắt có 2 loại cận thị:

1. Cận thị nhẹ :

Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính.

2. Cận thị nặng (Cận thị bệnh):

Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc.

Nhược thị là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt.

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị.

- Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.

- Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng.

III/ Điều trị

Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính thì hơi muộn.

Có nhiều phương pháp điều trị cận thị:

1. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.

2. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

3. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

3. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.

Phối hợp:

- Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt.

- Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.

- Không bắt mất làm việc quá lâu.

- Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.

- Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.

- Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.

Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị.

- Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần.

- Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút.

- Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.

- Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.

- Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.

- Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần.


Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốc

Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi kính thuốc.

Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi kính thuốc. Chúng ta có vô số loại gọng kính thuốc để lựa chọn: cầu đơn, cầu kép, cầu treo. Chất liệu có thể là nhựa, kim loại lồng vào nhựa hay kim loại đơn thuần mà hiện nay titan được coi là ưu điểm nhất bởi không bị ôxi hóa, nhẹ, biến dạng được

Nguyên nhân của cận thị do nhiều yếu tố gây ra nhưng công việc do phải nhìn gần, trong một thời gian dài là nguyên nhân số một. Cận thị gặp nhiều ở tầng lớp “lao động trí tuệ”. Ông đã dẫn ra một ví dụ điển hình: tỷ lệ cận thị gặp rất ít ở các học sinh trường làng, gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung học và cao nhất ở bậc đại học, sinh viên y khoa có hơn 80% bị cận thị. Mới đây người ta nghiên cứu nguyên nhân gây ra cận thị cũng do yếu tố di truyền. Di truyền có ảnh hưởng đến việc phát sinh cận thị theo 3 cơ chế: trội, lặn và đôi khi liên kết với giới tính.

Cuộc sống văn minh, làm việc trong cự ly gần là yếu tố phát sinh ra cận thị.

Biểu hiện của cận thị ở trẻ: trẻ nhìn xa kém, chép bài vất vả hay phải nhìn bài người bên cạnh, xem tivi có xu hường ngồi gần, hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát. Phát hiện cận thị tương đối dễ dàng trừ một vài trường hợp khó. Cá nhà chuyên môn thường xếp loại cận thị như sau:

- Cận thị sinh lý hay cận thị học đường: cận thị nhỏ hơn 6 đi-ốp.
- Cận thị bệnh lý hay cận thị thoái hóa: cận thị >6 đi-ốp, có thoái hóa đáy mẳt.

Các bác sĩ chuyên sâu về khúc xạ có thể đưa ra kiểu phân loại thứ 2:

- Cận thị giả (do co quắp điều tiết): thường do nhìn gần lâu quá mức, trạng thái thần kinh bị kích động, dùng thuốc co đồng tử. Nhóm này hay gặp tuổi nhi đồng, cận thị nhẹ, thị lực không ổn định. Điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện.

- Cận thị thực thụ thì không như trên và tất nhiên phải đeo kính thuốc để có được thị lực hữu dụng.

Điều trị bệnh cận thị bằng cách đeo kính thuốc

Điều trị cận thị thì lại không phức tạp như nguyên nhân của nó. Vũ khí đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền vẫn là đôi gọng kính thuốc kinh điển. Gọng kính thuốc thời nay đã nhẹ nhàng, trang nhã và tốt hơn xưa rất nhiều. Chúng ta có vô số loại gọng kính thuốc để lựa chọn: cầu đơn, cầu kép, cầu treo. Chất liệu có thể là nhựa, kim loại lồng vào nhựa hay kim loại đơn thuần mà hiện nay titan được coi là ưu điểm nhất bởi không bị ôxi hóa, nhẹ, biến dạng được. Mắt kính thuốc rất sẵn và rẻ tiền với chất liệu thủy tinh, plastic, tốt hơn hết là thủy tinh hữu cơ bởi trọng lượng nhẹ, phản quang ít, không bám nước.

Phải thừa nhận là đeo gọng kính thuốc lâu năm làm biến dạng nhẹ, gây đau cho gốc mũi và vành tai. Trời mưa hay hơi nước bám vào kính thuố cũng gây phiền toái nhất định cho người đeo, lóa mắt khi có nguồn sáng ngược chiều, trường nhìn bị hạn chế là nhược điểm của kính thuốc gọng mà ai cũng phải công nhận. Kính thuốc tiếp xúc có thể giải quyết tất cả những chuyện vừa nêu nhưng với hai điều kiện:

- Bản thân người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về sử dụng kính thuốc.
- Bạn phải hợp với kính thuốc: không bị kích thích khi đeo kính thuốc, không có chống chỉ định với KTX (kính tiếp xúc)

Có rất nhiều bậc phụ huynh hỏi: có nên mổ laser cho con cái họ? Bạn nên tính đến việc này khi: con bạn không thể và không muốn đeo kính gọng hay KTX, con bạn đã ngoài 18 tuổi, con bạn không tăng số trong khoảng 1 năm gần đây, không mắc một số bệnh mắt hay bệnh toàn thân thuộc nhóm chống chỉ định (khô mắt, viêm gan, AIDS...). Thực phẩm chức năng, các yếu tố vi lượng như vitamin A-C-E, chorondin, selen và kẽm... vẫn còn cần những nghiên cứu lâu dài hơn, qui mô hơn để chứng minh được tác dụng thực sự của nó trong việc điều trị cận thị nhưng những bằng chứng khoa học cho tới nay cũng đủ để tất cả các bác sĩ mắt đồng thuận khuyên bệnh nhân cận thị nên dùng để chống các thoái hóa do tuổi già, chống tăng số cận thị và những thoái hóa tại hắc võng mạc có thể gặp do cận thị.

(ST)