Quản lý nhân viên hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu của sếp và mang tới nhiều lợi ích cho cả 2 bên. Sếp thành công trong vai trò của mình và nhân viên làm việc năng suất, nhiệt tình hơn. Dưới đây là 6 yếu tố tạo nên bí quyết đó:
Kỹ năng và phương pháp quản lý nhân sự
Bạn là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn đứng đầu một phòng ban hay có thể bạn đứng đầu một đội làm việc. Dù bạn ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng đang ở vai trò người lãnh đạo với nhiệm vụ hỗ trợ, thiết lập giúp nhân viên của mình xây dựng các mục tiêu làm việc của họ trong năm. Song điều này không phải dễ dàng với nhiều người khi làm sao hài hòa được giữ mục tiêu chung của tổ chức với khả năng hoàn thành công việc của nhân viên.
Bạn là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn đứng đầu một phòng ban hay có thể bạn đứng đầu một đội làm việc. Dù bạn ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng đang ở vai trò người lãnh đạo với nhiệm vụ hỗ trợ, thiết lập giúp nhân viên của mình xây dựng các mục tiêu làm việc của họ trong năm. Song điều này không phải dễ dàng với nhiều người khi làm sao hài hòa được giữ mục tiêu chung của tổ chức với khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. Việc các nhà lãnh đạo tự trang bị và học hỏi cho mình một phương pháp thiết lập mục tiêu làm việc hiệu quả cho nhân viên sẽ giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
Xác định mối quan tâm của nhân viên:
Thiết lập mục tiêu cho nhân viên không phải làcông việc bạn làm theo ý thích của bản thân mà cần dựa trên khả năng và sự quan tâm của nhân viên – những người trực tiếp thực hiện công việc. Nếu như bạn không thể xác định được sự quan tâm, khả năng và thế mạnh thực sự của họ thì rất khó để bạn có thể giúp nhân viên của mình hoàn thành công việc bạn đặt ra.
Điều chỉnh mục tiêu và kỳ vọng kinh doanh:
Tuy nhiên mọi kế hoạch kinh doanhcũng như mọi kỳ vọng của nhân viên không phải sẽ được đáp ứng một cách đầy đủ. Dựa trên những cơ sở bạn nhận được từ mục tiêu của mỗi nhân viên, bạn cũng cần điều chỉnh lại chính mục tiêu kinh doanh của tổ chức và của chính bản thân nhânviên.
Thảo luận với nhân viên về mục tiêu:
Mọi thay đổi dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có sự trao đổi giữa người lãnh đạo và nhân viên của mình. Bạn nên để nhân viên của mình tự đề ra mục tiêu của họ dựa trên mục tiêu chung của tổ chức. Việc áp đặt mục tiêu cho nhân viên theo ý kiến của bạn nhiều khi sẽ phản lại tác dụng khiến bản thân nhân viên không thoải mái về mặt tư tưởng và bị động. Dựa trên mục tiêu chung của tổ chức mà bạn đề ra và mục tiêu mà nhân viên thiết lập bạn cũng cần thảo luận lại với nhân viên để có sự điều chỉnh và thống nhất cần thiết các mục tiêu đã định.
Xác định các nguồn lực hỗ trợ:
Việc bạn yêu cầu nhân viên viết ra các mục tiêu của họ nhưng không cho họ hoặc không hướng dẫn cho họ sử dụng các nguồn lực hỗ trợ sẽ là sự bất khả thi trong quá trình thực hiện. Việc xác định rõ các nguồn lực hỗ trợ kể cả sự hỗ trợ từ chính bản thân bạn với nhân viên sẽ giúp nhân viên của bạn tự tin khi thực hiện và mục tiêu mà bạn giúp nhân viên thiết lập sẽ đảm bảo tính khả thi, tính thực tế.
Giám sát quá trình làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên:
Thiết lập mục tiêu cho nhân viên không phải chỉ là công việc trên giấy mà nó đòi hỏi bạn cần xây dựngvà thực hiện quá trình giám sát và hỗ trợ thường xuyên trong quá trình làm việc củanhân viên. Việc giám sát thường xuyên hiệu quả làm việc của nhân viên giúp người lãnh đạo quản lý được mục tiêu của tổ chức và có những sự hỗ trợ kịp thời khi nhânviên thực hiện mục tiêu của họ.
Phản hồi định kỳ:
Trong quá trình hỗ trợ người lãnh đạo cũng cần có sự phản hồi thường xuyên về hiệu quả, phương pháp làm việc của nhân viên. Phản hồi định kỳ sẽ giúp nhân viên nhận thấy những điểm mạnh và hạn chế của mình trong quá trình thực hiện công việc và tự họ sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp.
Huấn luyện và tư vấn giúp nhân viên hoàn thành công việc: Không phải nhân viên nào và ngay cả chính bạn đã có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Ngay từ khi thiết lập mục tiêu cho nhân viên, trong quá trình giám sát nhân viên thực hiện công việc hoặc trong quá trình hỗ trợ bạn cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Các kỹ năng được trang bị kịp thời cho nhân viên sẽ giúp họ bổ xung các nguồn lực để thực hiện mục tiêu công việc tốt hơn.
Đánh giá tóm tắt mục tiêu làm việc của nhân viên: Đây là điều cuối cùng bạn cần thực hiện khi đã thực hiện đầy đủ các bước chỉ dẫn trên. Bước này sẽ giúp bạn đánh giá lại tổng thể mục tiêu mà bạn đã giúp nhân viên thiết lập đã có đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ, có phù hợp với khả năng của nhân viên và đảm bảo tính khả thi thực hiện hay không.
Phương pháp thiết lập mục tiêu làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có thể thực hiện dễ dàng hơn nhiệu vụ của mình. Một phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn loại bỏ những phản ứng bất lợi đồng thời phát huy khả năng và sự nhiệt tình công việc của nhân viên.
Quản lý nhân sự hiệu quả
Việc quản lý nhân sự hiệu quả có nghĩa là tạo động lực và khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách cho họ thấy giá trị bản thân và vị trí quan trọng của họ trong công việc. Cách tốt nhất để thực sự khuyến khích nhân viên hăng say làm việc là cho phép họ tự giải quyết vấn đề. Bạn có thể cung cấp cho nhân viên những chỉ dẫn rõ ràng để họ có thể đạt kết quả tốt nhất so với yêu cầu. Thêm vào đó bạn cũng có thể đưa ra lời khuyên hoặc các gợi ý để nhân viên có thể tham khảo.
Điểm mấu chốt trong kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả là bạn cần tự nhận thức nhà quản lý là người điều hành, người hướng dẫn và là người ra quyết định chứ không phải đơn thuần là người ra quyết định. Nếu bạn chỉ nghĩ mình là người ra quyết định và muốn đưa ra quyết định trong mọi vấn đề từ lớn đến nhỏ thì đã tự làm khó cho mình. Vì không một ai có thể biết hết câu trả lời cho mọi câu hỏi.
Sau đây chúng tôi xin phép đưa cho bạn một vài gợi ý giúp bạn quản lý nhân sự hiệu quả
1. Luôn chấp nhận sự thật rằng nhóm của bạn có những thành viên khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, việc đầu tiên bạn nên làm là đề nghị nhân viên mô tả người quản lý lý tưởng của họ. Đây là cách tốt nhất để bạn có thể biết đối với mỗi nhân viên thì nên làm như thế nào?
2. Hãy hỏi những câu hỏi chung chung, không quá thực tế nhưng lại cho bạn thấy được nhân viên của bạn đang nghĩ gì?
3. Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng cách cho họ thấy những lợi ích và phần thưởng họ sẽ nhận được khi hoàn thành tốt công việc.
4. Giao cho nhân viên những công việc thử thách thật sự nhưng không phải là những công việc quá khó đến nỗi họ không thể thực hiện được.
Tóm lại, để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần nhận thức vai trò là nhà điều hành, là người hướng dẫn cũng như người ra quyết định của mình. Đồng thời phong cách quản lý của bạn cũng phải thật linh hoạt để phù hợp với từng thành viên trong nhóm. Chính vì vậy bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và luyện tập kỹ năng. Với vai trò là nhà quản lý, quá bận rộn và không có thời gian đến các lớp học kỹ năng thì các lớp học trực tuyến (Elearning) là sự lựa chọn tối ưu của bạn. Bạn có thể tham khảo các khóa học trong thư viện Kỹ năng quản lý của VietnamLearning, đặc biệt là một số khóa như “Phương pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên” hay “ Bí quyết xây dựng đội ngũ vững mạnh”… Hi vọng các khóa học trong thư viện sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Để trở thành người quản lý giỏi
Nhiều người cho rằng, những người giỏi chuyên món chưa hẳn đã quản lý tốt. Bởi muốn trở thành một người quản lý giỏi, doanh nhân cần biết tự nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của mình. Sau đây là 6 bài học nâng cao kỹ năng quản lý...
Kiểm tra kiến thức bản thân
Theo các chuyên gia phân tích, trước khi khởi nghiệp, mỗi người cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xem lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Hãy kiểm lại những kinh nghiệm của mình và những người đi trước xem những gì là có lợi và điểm gì phải thay đổi. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình.
Tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm
Bạn có thể tìm ngay trong chỗ làm của mình một người quản lý đã có kinh nghiệm, có uy tín, theo dõi học hỏi họ những thói quen, cách xử thế tốt rồi sau đó vận dụng. Bạn cũng có thể học kinh nghiệm từ những người quản lý giỏi ở nơi khác hoặc khi thân tình hơn có thể nhờ họ cố vấn cho mình.
Học lại - tự đào tạo lại
Đừng bao giờ coi việc học hành của mình đã đủ mà nên thường xuyên học lại. Hiện nay có nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý và cũng có nhiều hội thảo xoay quanh vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ những cơ hội để có thể học thêm chúng.
Đọc sách
Ai cũng biết, sách chính là kho tàng vô tận kiến thức của cả thế giới, vì thế bạn cũng có thể tìm hiểu qua sách cách tổ chức quản lý, kỹ năng điều hành... Tất nhiên ta không nên áp dụng một cách máy móc mà cần biết sử dụng nó trong từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể hay quá trình cụ thể.
Học cách lắng nghe và hiểu người khác
Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế, khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc cũng cần thiết và phải làm thường xuyên, song tránh nặng nề, quy chụp mặc dù bạn vẫn phải luôn yêu cầu họ làm tốt.
Đặt nhân viên của mình lên trên hết
Một người lãnh đạo tốt là người biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và bảo đảm đáp ứng nhu cầu hợp lý của họ thì họ khó có thể ủng hộ bạn làm tốt mọi việc.
Rich Moore, một chuyên gia cao cấp tại Hiệp hội Quản lý AAMI ở Mỹ, đã nói: “Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình".
Cách nâng cấp kỹ năng quản lý
1.Thay đổi phong cách quản lý của bạn: Mỗi một nhà quản trị có một phong cách quản lý riêng và mỗi một người lao động có cách chịu sự quản lý riêng. Dường như việc thay đổi kĩ năng mỗi khi tương tác với một nhân viên riêng biệt là rất khó khăn, nhưng hãy chú ý đến động cơ chính là có thể giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của mỗi thành viên trong nhóm.
2. Biết cách lắng nghe: Một nhà quản lý thành công biết lắng nghe nhân viên nói và hành động. Đừng nói rằng cánh cửa của bạn luôn rộng mở và sau đó thì chẳng bao giờ hành động theo những gì nhân viên mang đến cho bạn. Hãy cho họ thấy rằng bạn là người họ có thể tin tưởng bằng cách lắng nghe mối quan tâm hay những đề nghị của họ và chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đó.
3. Lãnh đạo bằng cách làm gương: Hãy đảm bảo rằng bạn đang hành động theo cách bạn muốn nhân viên của mình hành động. Bạn muốn hành động giống như một hình mẫu mà công ty mong đợi ở một nhân viên ưu tú, hãy chắc chắn rằng bạn mang lại đúng những rung cảm để khuyến khích nhân viên tiếp bước theo bạn.
4. Đừng bao giờ tỏ ra thiên vị: Kết bạn trong công việc là một điều hết sức tự nhiên, nhưng hãy cẩn thận về việc kết thân với một trong những nhân viên của mình bởi vì điều đó mang lại cho những nhân viên khác cảm giác bạn đang thiên vị, ngay cả khi bạn không nghĩ mình như vậy. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình và giới hạn số lượng các mối quan hệ cá nhân. Đừng để cho sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc quản lý một cách công bằng.
5. Không ngừng học hỏi: Một nhà quản trị giỏi luôn muốn tự hoàn thiện không ngưng nghỉ. Đọc sách, viết nhật kí và viết báo cáo đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý, tham gia các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao kĩ năng bản thân. Quản lý chính là những kĩ năng được học hỏi, tích lũy.
6. Giúp nhân viên thành công: Có ít người thích thú làm cùng 1 công việc trong suốt 50 năm. Hãy giúp đỡ nhân viên của mình bằng cách thăng chức và tiến cử họ vào các vị trí khác nhau trong công ty. Phải thông suốt rằng bạn ở đó để giúp họ tìm được công việc phù hợp nhất , thậm chí ngay cả khi nó không thuộc bộ phận của bạn.
7. Tuyển dụng những người thông minh hơn bạn: Đừng để tính tự phụ ngăn cản bạn; nhiệm vụ của bạn là tuyển dụng những người thông minh, những người có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn mong đợi. Bao bọc bản thân bởi những người thông minh chỉ khiến tăng vị thế của bạn mà thôi.
8. Bao quát mọi việc: Những nhà quản lý ẩn mình sau những cánh cửa đóng kín sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tương tác với nhóm của họ và cũng thật sự xa lạ với không khí chung của văn phòng. Đừng trở thành một trong số họ. Hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn hàng ngày, biết những gì đang diễn ra, do đó bạn có thể tránh những rắc rối đã có dấu hiệu báo trước.
9. Tạo dựng lòng tin: Hãy là một người sếp biết giữ lời; khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì đó, hãy thực hiện nó. Điều này khiến nhân viên bạn hiểu rằng bạn là người có thể tin cậy được, và điều đó khuyến khích nhân viện bạn cố gắng hết sức vì bạn.
10. Hãy biết rằng bạn sẽ không bao giờ đạt đến “đích”: Ngọn núi quản lý không hề có đỉnh. Bạn không bao giờ trở thành một nhà quản trị lý tưởng; chỉ đơn giản là bạn cần tiếp tục hoàn thiện từng ngày. Bằng cách khiêm tốn và tiếp tục làm việc để phát triển khả năng bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng kĩ năng quản lý của bạn liên tục được hoàn thiện.
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên nhân sự
Kế hoạch quản lý nhân sự cho các nhà lãnh đạo thông thái
Bí quyết có bài thuyết trình hay
Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày
Những kỹ năng cần có của nhân viên văn phòng
(ST)