Cách giao tiếp với cấp dưới khôn ngoan của người quản lý giỏi
Phong cách giao tiếp của người quản lý giỏi
Cách quản lý thời gian của sinh viên
Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng.
|
|||
Nga vào làm ở công ty này trước Huyền mấy năm. Về tuổi đời lẫn tuổi kinh nghiệm trong công việc, Nga đều hơn Huyền. Thế nên chuyện Huyền được cất nhắc dù đã được dự tính trước nhưng Nga vẫn rất ngạc nhiên và cay cú. Theo Nga, cái ghế đó xứng đáng thuộc về mình hơn. Tuy nhiên, theo nhiều người, cô là một người có năng lực, khá sắc sảo nhưng lại thường xuyên vi phạm các nguyên tắc kỷ luật của công ty. Chuyện đi làm muộn về sớm của Nga giống như cơm bữa, nhắc nhở kiểm điểm chán chê được một thời gian vẫn lại đâu vào đấy. Tính của Nga cũng khá kỳ quặc, giữa giờ làm việc nếu ai đó khiến cô không hài lòng là Nga tự nhiên cáu bẳn, la lối như ở chỗ đông người. Chuyện Nga dù giỏi nhưng vẫn lẹt đẹt cái chân quản lý nhóm là điều mà ai cũng hiểu , chỉ có Nga không chịu hiểu mà thôi. Vậy nên, từ ngày trở thành cấp dưới của Huyền, Nga càng tỏ ra bất mãn. Cậy mình lớn tuổi, trong các cuộc họp, Nga thẳng thừng chê trách, xỉa xói Huyền trước mặt các đồng nghiệp như thể Huyền chưa một ngày làm lãnh đạo của cô vậy. Việc Nga đi làm muộn khi bị Huyền nhắc nhở, cảnh cáo, thì Nga cũng chẳng thèm quan tâm đến nửa lời, thậm chí cũng chẳng thèm nhìn Huyền lấy một cái. Thái độ của Nga khiến Huyền nhiều lúc uất ức không thể chịu được. Cô hiểu lãnh đạo còn chần chừ trước trường hợp của Nga vì cô ấy là một trong những người đầu tiên cùng xây dựng nên công ty và thực sự là người có tài. Thế nhưng, một ngày, trước sự quá quắt của Nga, Huyền buộc phải tuyên bố với lãnh đạo nếu không ai đuổi việc Nga thì cô cũng xin từ chức. Làm sếp ở công ty, bạn sẽ phải đối phó với rất nhiều hạng người và đủ tính cách khác nhau. Sẽ thật may mắn cho bạn nếu cấp dưới là những thành viên đồng lòng với bạn trong mọi công việc lớn nhỏ nhưng sẽ có cả những nhân viên cứng đầu đến hết thuốc chữa. Sa thải hay tiếp tục "chịu đựng" những con người này đôi khi là bài toán khá nan giải cho một lãnh đạo còn ít kinh nghiệm và từng trải như bạn. Không ít sếp than phiền rằng họ cảm thấy ức chế, căng thẳng và bị coi thường khi phải đối mắt với thái độ bất hợp tác và phá hoại của những nhân viên cứng đầu này. Vậy đâu là phương pháp để "loại bỏ" những rắc rối đó? Nhiều lãnh đạo khẳng định rằng với nhân viên kiểu này tốt nhất cứ áp dụng phương pháp khiển trách và trừ lương thưởng thẳng tay. Còn nếu đến lúc không thể chịu được thêm nữa cứ sa thải bởi tìm được người tài bây giờ không khó bằng việc tìm những người tận tâm với sếp, với công ty. Quản lý nhân viên là một nghệ thuật, cứng rắn hay mềm mỏng là sự lựa chọn của mỗi một nhà lãnh đạo nhưng phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể để quyết định sử dụng phương pháp nào cho đúng. Chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo có đẳng cấp phụ thuộc rất lớn ở thái độ và cách cư xử của bạn đối với nhân viên trong những tình huống khác nhau. Cách chỉ đạo nhân viên cứng đầu
Trong công ty có một nhân viên “cứng đầu”, anh ta thường xuyên đi muộn, hay cáu bẳn và gây xích mích với các đồng nghiệp. Nhưng nhân viên này lại là một chuyên gia giỏi. Vậy nên sa thải hay tiếp tục “chịu đựng”? Đối với những nhân viên “lắm chuyện” nên dùng các biện pháp vật chất để “chiến đấu”. Bạn nên tạo ra một phản xạ có điều kiện đối với họ: gây rắc rối - khiển trách, vẫn tiếp tục - trừ đi một phần thưởng hoặc một phần lương. Còn đối với vấn đề đi muộn của những nhân viên tài năng thì có thể rơi vào ba trường hợp sau: 40% những người vi phạm các nguyên tắc của cơ quan là những người nói chung không thích tuân thủ quy tắc. Đó là những người không thể tìm được công việc yêu thích và buộc phải làm công việc mà mình không thích để sống. Bạn hãy trao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, cho phép họ phát triển các khả năng của mình, và khi đó anh ta sẽ biết quý thời gian. 30% tiếp theo là những người thích ngủ. Nhưng bạn cũng có thể thay đổi được thói quen này. Hãy tạo cho họ một môi trường làm việc dễ chịu để kẻ “lơ là” có thêm “động lực” thực thi những quy tắc bắt buộc dành cho mọi nhân viên. 30% còn lại là những người về bản chất rất biết cách lên kế hoạch sử dụng thời gian của mình, nhưng thường có những việc làm thêm ngoài giờ khác. Nếu bạn đánh giá cao tài năng của anh ta, thì hãy cho họ làm việc theo một thời khóa biểu riêng. Và như vậy, bạn cũng không đánh mất một nhân viên giá trị mà vẫn kiểm soát được tình hình. Bạn là một sếp nữ trong một tập thể phần đông là nam giới. Mặc dù, bạn là một người nghiêm khắc, nhưng không vì thế mà các nhân viên không buông lời cợt nhả có ẩn ý sau lưng bạn. Bạn hãy tin rằng, một sếp nam trong một tập thể “mặc váy” cũng vấp phải vấn đề y hệt như bạn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu gốc rễ của vấn đề trong chính tính cách của mình. Thứ nhất: Nuôi dưỡng sự tự tin vào bản thân và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu. Hãy phân tích tình huống: Có thể bạn quá đa nghi khi cho rằng những câu chuyện đó là nhằm vào bạn? Trong trường hợp này, thì bạn đừng quá chú ý tới những điều mà các nhân viên nói, hãy trao thêm nhiệm vụ cho những kẻ lắm lời. Thứ hai: Hãy sử dụng những biện pháp cứng rắn và tạo ra khoảng cách giữa bạn và nhân viên. Đây là điều nên làm nếu những câu chuyện thêu dệt làm hỏng bầu không khí trong công ty. Cách tốt nhất là hãy nhắc nhở mọi người, trên thực tế bạn là sếp của họ và họ chỉ là nhân viên. Hãy sa thải hoặc khiển trách những “kẻ đơm đặt chuyện”. MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Mỗi cây đều có quả bị sâu và mỗi nhóm cũng có những nhân viên khó tính. Giống như quả bị sâu làm ảnh hưởng tới năng suất của cây thì những nhân viên với tính cách phức tạp cũng sẽ cản trở tới sự hiệu quả công việc của cả phòng... Do đó, một người quản lí như bạn cần biết cách “ trị” những nhân viên như vậy để xây dựng môi trường làm việc hòa đồng và năng suất. Điều này đòi hỏi kĩ năng giao tiếp mềm mỏng nhưng không kém phần cứng rắn. Dưới đây là một số bước cụ thể bạn có thể áp dụng để làm việc ăn ý và đạt kết quả tốt nhất với những nhân viên khó tính nhất trong văn phòng của mình:
Tìm hiểu tâm tư của nhân viên
Những nhân viên khó tính không phải là những người độc ác và hầu hết bản thân họ không muốn bị coi là “ quái” tính. Họ cư xử như vậy bởi họ cho rằng đó là cách tốt nhất để đạt được nhu cầu cụ thể của mình. Hãy tìm hiểu những nhu cầu, tâm tư tình cảm và niềm tin của nhân viên khó tính. Đây là bước đầu tiên trong phương pháp “ trị” họ một cách hiệu quả.
Thảo luận một cách trung thực và khéo léo
Những nhân viên tính tình phức tạp sẽ tiếp tục cách cư xử không đúng nếu bạn không chỉ rõ vấn đề cho họ. Là người quản lí, bạn là người đầu tiên có trách nhiệm thảo luận với tất cả nhân viên về bất cứ vấn đề nào họ tạo ra. Khi làm việc này, nhớ rằng phải trung thực nhưng cũng khéo léo. Đó là phong cách giao tiếp tạo ra kết quả tốt nhất.
Thiết lập ranh giới
Nhân viên khó tính sẽ mặc định rằng cách xử sự của họ không phải vấn đề nghiêm trọng nếu không nhận thấy lí do phải thay đổi nó. Vì vậy, bạn phải thiết lập những ranh giới cứng rắn với họ. Hãy cho nhân viên biết rằng cách cư xử không đúng sẽ được ghi nhận và gây ra hậu quả tiêu cực trong khi cư xử tốt mang tới kết quả tích cực. Đừng chỉ nói suông, hãy chứng tỏ điều đó qua cách bạn đối xử với nhân viên.
Phản ứng kịp thời
Nếu cách cư xử không phù hợp của nhân viên phức tạp không được cảnh cáo, điều đó cho phép họ tiếp tục hành động tương tự. Và khi thời gian bạn đưa ra quyết định quá lâu hay bỏ qua, bạn sẽ khó kiểm soát họ hơn trong tương lai. Do đó, hãy nhanh chóng đưa ra phản ứng của mình với cách cư xử không đẹp của nhân viên.
Đối xử với nhân viên khó tính khó hơn so với những nhân viên còn lại nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Với kĩ năng giao tiếp tốt và sự chân thành, bạn có thể cảm hóa họ thành những nhân viên hòa đồng và làm việc hiệu quả trong nhóm.
Cách quản lý nhân viên "có vấn đề"
Bạn vừa được đề cử vào vị trí trưởng phòng. Là sếp mới, bạn háo hức với rất nhiều mục tiêu, kế hoạch đề ra cho cả phòng cùng phấn đấu. Nhưng chỉ ít lâu sau khi “yên vị” trên chiếc ghế làm sếp, bạn giật mình nhận ra hình như nhân viên ngấm ngầm chống đối mình. Cho dù bạn áp dụng mọi biện pháp từ mềm mỏng đến cứng rắn, làn sóng chống đối ngày càng lan rộng hơn và cấp dưới trở nên bất phục thấy rõ. Bạn phải làm gì để cứu vãn tình hình? Không ít người nghĩ làm sếp của một phòng ban hay công ty cũng oai phong như việc làm vua một cõi. Bạn có quyền quyết định những việc quan trọng, đưa ra hình thức kỷ luật với nhân viên mỗi khi công việc không được hoàn thành tốt, trong khi cấp dưới sẽ răm rắp nghe theo lời bạn. Nếu chỉ đơn giản vậy, hẳn không ai phải học thuật “đắc nhân tâm”! Trên thực tế, không phải ai cũng có năng khiếu lãnh đạo. Không ít vị sếp đã phải đau đầu khi cố viện mọi phương cách để “thu phục” những nhân viên khó bảo. 1. Bạn có đòi hỏi quá cao ở nhân viên? Ngoài ra, cách ứng xử của bạn mỗi khi nhân viên không theo kịp lịch làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của nhân viên. Khi bạn càng tỏ ra thất vọng, cấp dưới sẽ càng cảm thấy bức xúc vì thấy nỗ lực của mình không được nhìn nhận. 2. Bạn có cho rằng ý kiến của mình luôn luôn đúng? Một vị sếp dù có tài giỏi thế nào cũng không thể làm hết phần việc của một tập thể. Hãy lắng nghe đóng góp của nhân viên và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân.Từ đó, tận dụng thế mạnh của từng nhân viên để giao việc phù hợp. Như thế bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc. 3. Bạn có hòa đồng với nhân viên không? 4. Bạn có tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên? 5. Và cuối cùng, nếu là nhân viên, bạn có thích có một người sếp giống bạn hiện tại không? Khi bạn đã thật sự hiểu được những điều nhân viên bạn đang cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp. Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Nhân viên khó bảo không hiếm, nhưng “minh quân” không phải thời nào cũng có. “Cai trị” một “vương quốc” tuy khó mà dễ, chỉ cần sếp lưu ý trong đường lối quản lý và cách cư xử sao cho hợp lý hợp tình, việc “thu phục lòng dân” hẳn không còn là chuyện khó. Nghệ thuật quản lý nhân sự Làm thế nào để nhân viên dưới quyền mình làm việc nhiệt tình, hiệu quả đem lại năng suất cao? Đó chính là câu hỏi luôn đặt ra cho mọi nhà quản lý. |