Cách quản lý quỹ tiền mặt thông minh nhất


Quản lý tiền mặt là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng.





Nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền mặt

Cung cấp những hoạt động thuộc quá trình quản lý tiền mặt kể trên. Quản lý tiền mặt quốc tế thường liên quan đến thuế và kế toán.

 


Nhiều người suốt cuộc đời của mình mà không dành thời gian để lên kế hoạch tài chính. Ảnh: internet

Nguyên tắc cơ bản của kế hoạch tài chính như sau:

Nhiều người suốt cuộc đời của mình mà không dành thời gian để lên kế hoạch tài chính. bằng cách thiết lập một số thời gian cho kế hoạch tài chính bạn có thể gặt hái những phần thưởng và hưởng thụ một tiêu chuẩn sống cao hơn trong tương lai và ngay bây giờ

Tiết kiệm cho những chi phí bất ngờ

 Một trong những phần quan trọng của kế hoạch tài chính liên quan đến việc tiết kiệm cho những chi phí bất ngờ. Một cách để tiết kiệm là tạo một khoản quỹ khẩn cấp, đó là một khoản tiền mà bạn chỉ dành cho những chi phí khẩn cấp. Bằng cách này thay vì lấy ở các khoản tiết kiệm khác hoặc vay tiền khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra, bạn chỉ cần lấy từ quỹ khẩn cấp. Mua các loại bảo hiểm thích hợp cũng quan trọng cho khoản tiết kiệm tài chính của bạn. Bảo hiểm nhà, xe hơi, bảo hiểm sức khỏe, khuyết tật và bảo hiểm nhân thọ giúp cho khoản tiết kiệm tài chính cũng như quản lý tiền của bạn.
 


Một khía cạnh quan trọng khác của kế hoạch tài chính là thiết lập mục tiêu.

Thiết lập mục tiêu

 Một khía cạnh quan trọng khác của kế hoạch tài chính là thiết lập mục tiêu. Trước khi bạn có thể thiết lập mục tiêu bạn phải đánh giá tình trạng tài chính của bạn. Xem số tiền tiết kiệm bạn có, tài sản bạn có và những gì bạn nợ. Khi bạn biết mình đang ở đâu, thiết lập một số mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Ví dụ đặt ra mục tiêu về giá trị tài sản ròng của bạn trong vòng 5 năm, 10 năm. Mục tiêu khác có thể bao gồm việc sở hữu một căn nhà cụ thể hoặc xây dựng khoản tiết kiệm cho về hưu của bạn.

Tiết kiệm cho hưu trí

Tiết kiệm cho hưu trí là một quan trọng khác của kế hoạch tài chính. Nhiều người có thể đợi cho đến khi quá muộn để bắt đầu quản lý tiền tiết kiệm cho hưu trí của họ. Với sức mạnh của lãi suất kép, bạn có thể tích lũy một khoản tiền lớn cho những năm về hưu của bạn.Lựa chọn phương tiện phù hợp cho khoản tiết kiệm hưu trí của bạn là quan trọng. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một quỹ hưu trí. Lựa chọn này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền thuế khi lập kế hoạch hưu trí của bạn.

Lập tài khoản Tự do tài chính
Hãy mở và tách riêng một tài khoản ngân hàng gọi là tài khoản Tự do Tài chính của bạn. Bỏ vào đó 10% của mỗi đôla bạn nhận được (sau thuế). Số tiền này chỉ được sử dụng cho các vụ đầu tư, mua hay tạo ra các dòng tiền thu nhập thụ động. Công việc của tài khoản này là xây dựng một con gà vàng đẻ ra những quả trứng vàng gọi là thu nhập thụ động.
Khi nào bạn có thể chi tiêu số tiền này? Không bao giờ! Tài khoản này không bao giờ được dùng cho chi tiêu mà chỉ để đầu tư. Có thể, đến lúc bạn về hưu, bạn bắt đầu sử dụng thu nhập từ quỹ này (những quả trứng), nhưng không bao giờ được sử dụng tới số vốn gốc. Làm như vậy, nó cứ tiếp tục tăng lên và bạn sẽ không bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu.
Trong trường hợp bạn đang phải đi vay tiền để sống. Hãy vay thêm và quản lý số tiền đó. Dù bạn đang vay mượn hay chỉ kiếm ra vài đôla mỗi tháng, bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy. Những điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến một khi bạn chứng tỏ với vũ trụ rằng bạn có thể xử lý nguồn tài chính mình sở hữu. "Cho đến khi chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể nhận được nhiều hơn thế".
Hãy tạo ra một hũ Tự do Tài chính trong nhà bạn và cho tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1 một xu, hay toàn bộ xu lẻ của bạn. Số lượng không quan trọng, thói quen thì có. Bí quyết ở đây là đặt sự "chú ý hàng ngày", thái độ và trí óc của bạn vào việc trở nên tự do tài chính. Hãy để cho hũ tiền đơn giản đó của bạn trở thành nam châm tiền, hút nhiều tiền và cơ hội tự do tài chính đến với cuộc đời bạn.
Cân bằng cuộc sống với "tài khoản hưởng thụ"
Một trong những bí quyết lớn nhất để quản lý đồng tiền là sự cân đối. Một mặt, bạn để dành càng nhiều tiền càng tốt nhằm đầu tư và kiếm ra nhiều tiền hơn. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% khác từ thu nhập của bạn vào một "tài khoản hưởng thụ". Tại sao? Bởi vì con người là một thể thống nhất. Bạn không thể chỉ tác động đến một phần cuộc sống của bạn mà không tác động lên những phần khác. Một số người cứ để dành, để dành, để dành, và đến khi cái tôi đầy trách nhiệm và lý trí đã được toại nguyện, thì phần "tinh thần bên trong" lại không thoả mãn. Cuối cùng, nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng: "Tôi không chịu được nữa. Tôi cũng muốn được chú ý" và nó bắt đầu hủy hoại các thành quả của bạn.
"Tài khoản hưởng thụ" được thiết kế để củng cố khả năng "đón nhận" của bạn. Nó còn khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vui thích hơn. Tài khoản này chủ yếu được sử dụng để nuông chiều chính bạn, làm những việc mà bạn không hay làm. Quy tắc của tài khoản hưởng thụ là phải được giải ngân mỗi tháng. Mỗi tháng bạn phải tiêu một khoản tiền trong tài khoản này theo cách khiến bạn cảm thấy mình giàu có.
Đã có rất nhiều người thành công khi thực hiện đúng các nguyên tắc trên.
Khi tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, Emma - một học viên của T. Harv Eker đang ở trong tình trạng sắp phá sản. Cũng như những học viên khác, cô được hướng dẫn phân chia tiền của mình vào nhiều tài khoản khác nhau. Emma quyết định chia 1 USD mỗi tháng vào các tài khoản, trong đó tài khoản Tự do tài chính được chia 10 xu.
Cô nghĩ thầm: "Làm sao tôi có thể trở nên tự do tài chính chỉ dựa vào mười xu mỗi tháng?". Thế là cô quyết tâm nâng gấp đôi số tiền vào mỗi tháng. Tháng thứ hai cô chia 2 USD ra, tháng thứ ba là 4 USD, rồi 8 USD, 16 USD, 32 USD, 64 USD. Số tiền ấy cứ thế tăng lên.
Đến 2 năm sau, Emma đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên từ sự nỗ lực của mình. Cô đã có thể bỏ 10.000 USD vào tài khoản Tự do tài chính. Giờ thì Emma đã không còn nợ nần gì và đang tiến trên con đường đến tự do tài chính. Tất cả là nhờ cô đã ứng dụng đúng vào thực tế những điều đã học, cho dù chỉ với 1 USD mỗi tháng.
Ngay lúc này đây, dù bạn đang sở hữu một gia tài lớn hay chẳng có gì trong tay thì điều đó cũng không có gì quan trọng
Những bài tập thú vị dưới đây sẽ giúp các bạn hình thành thói quen quản lý tiền bạc ngay từ bây giờ:
1. Lời tuyên bố: Hãy đặt tay lên ngực bạn và nói:
"Tôi là người quản lý tiền tuyệt vời!".
Hãy đặt tay lên trán bạn và nói: "Tôi có Tư duy thịnh vượng!".
2. Hãy mở tài khoản ngân hàng Tự do Tài chính của bạn. Cho 10 phần trăm của tất cả thu nhập (sau thuế) của bạn vào tài khoản đó. Số tiền này bạn sẽ không bao giờ được chi tiêu, chỉ được đầu tư để đem lại thu nhập thụ động cho bạn.
3. Hãy lập hũ Tự do Tài chính trong nhà bạn và bỏ tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1, một xu, hay toàn bộ số tiền lẻ của bạn. Điều đó sẽ hướng sự chú ý hàng ngày của bạn vào tự do tài chính của bạn, và khi sự chú ý đi đến đâu, kết quả sẽ hiện ra ở đó.
4. Hãy mở tài khoản Vui chơi hay lập hũ Vui chơi trong nhà bạn rồi bỏ vào đó 10 phần trăm tất cả thu nhập của bạn.
Cùng với tài khoản vui chơi và tài khoản tự do tài chính, hãy mở thêm bốn tài khoản và gửi vào đó những số tiền theo phần trăm tổng thu nhập của bạn như sau:
10% cho các khoản Tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
10% cho tài khoản tự Giáo dục, học hành của bạn
55% cho tài khoản Nhu yếu phẩm của bạn
5% cho tài khoản Cho đi của bạn
5. Hãy bắt đầu quản lý ngay từ bây giờ bất cứ số tiền nào bạn hiện có. Không được trì hoãn đến một ngày khác. Thậm chí nếu bạn chỉ có một đôla, hãy quản lý một đôla đó. Bỏ mười xu vào tài khoản FFA, mười xu khác vào tài khoản vui chơi.
Chỉ với hành động này, bạn sẽ gửi vào vũ trụ thông điệp rằng bạn đã sẵn sàng cho nhiều tiền hơn. Tất nhiên, nếu bạn có thể quản lý nhiều hơn, bạn sẽ có nhiều hơn.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

QUẢN LÝ TIỀN MẶT TRONG DOANH NGHIỆP

Tiền mặt bao gồm tiền giấy trong két của doanh nghiệp và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Quản lý tiền mặt  là việc đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định. Quản lý tốt tiền mặt đòi hỏi vào bất cứ lúc nào bạn cũng phải biết doanh nghiệp đang cần bao nhiêu tiền mặt, lượng tiền mặt doanh nghiệp hiện có cũng như tiền đang ở đâu. Nếu không theo dõi được tiền mặt, việc kinh doanh của bạn có thể sẽ thất bại.    

Mục tiêu của quản lý tiền mặt là phải đảm bảo cho việc tăng đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận trong khi vẫn duy trì mức thanh khoản hợp lý để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Bạn phải lập kế hoạch khi nào thì có tiền nhàn rỗi có thể dành cho đầu tư và khi nào thì cần vay thêm tiền.

Lượng tiền mặt cần có phụ thuộc vào tình hình tiền mặt hiện có, độ ưa chuộng thanh khoản, kế hoạch đáo hạn nợ, khả năng vay nợ, dòng tiền mặt dự kiến và những phương án thay đổi dòng tiền mặt do những biến động trong tình hình thực tế. Doanh nghiệp của bạn không nên để số dư tiền mặt quá lớn bởi vì đó là vốn không sinh lợi.

Quản lý tiền mặt cũng bao gồm việc bạn biết số lượng tiền có thể đưa vào đầu tư là bao nhiêu và khoảng thời gian có thể đầu tư đối với khoản tiền đó. Khi việc thu và chi tiền diễn ra ăn khớp và có thể dự đoán trước được, doanh nghiệp của bạn sẽ chỉ cần duy trì một lượng tiền mặt thấp. Bạn cần dự đoán chính xác lượng tiền mặt cần có, nguồn tiền và mục đích chi trả. Dự đoán giúp bạn trong việc thực hiện một cách đúng lúc các hoạt động huy động vốn, trả nợ và tính số tiền lưu chuyển giữa các tài khoản.

Bạn không cần giữ nhiều tiền mặt nếu có thể vay tiền nhanh chóng từ ngân hàng, ví dụ theo hình thức vay theo hạn mức tín dụng, trong đó cho phép bạn vay tiền ngay lập tức tới một mức tối đa nhất định. Doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm các nguồn tiền mặt không nhất thiết phải nằm im trong tài khoản như các khoản tạm ứng cho nhân viên. Tiền mặt dư ra cần đem đầu tư vào các kênh đầu tư có tính thanh khoản cao như chứng khoán có thể mua bán để thu lợi nhuận. Tuy vậy, tiền mặt trong một số tài khoản ngân hàng có thể không dùng để đầu tư được. Ví dụ: khi ngân hàng cho một doanh nghiệp vay tiền họ thường yêu cầu doanh nghiệp phải gửi một khoản tiền tại ngân hàng như là khoản thế chấp. Khoản tiền này gọi là số dư bù trừ, thực tế đó là tiền mặt bị giới hạn đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp lại không thu được lãi từ khoản tiền này tại ngân hàng.

Nắm giữ các chứng khoán có thể mua bán được coi là giải pháp tránh tình trạng thiếu tiền mặt. Các doanh nghiệp có hoạt động mang tính thời vụ nên mua những loại chứng khoán có tính thanh khoản cao phòng khi thiếu tiền mặt.        

Áp lực của việc quản lý tiền mặt là thúc đẩy thu tiền và trì hoãn thanh toán.

Đẩy mạnh dòng tiền vào. Để đẩy mạnh dòng tiền vào, bạn cần

1 - biết về chính sách tiền mặt của ngân hàng

2 - biết nguồn và thực trạng tiền thu của công ty,

3 - Thu thập và cập nhật thông tin tình hình tài chính của khách hàng

4 - Gửi giấy báo nợ nhứng khoản nợ đến hạn của khách hàng, có thể sử gọi điện thoại thông báo cho khách hàng.

5 - lập quy trình thanh toán một cách tối ưu nhất, sử dụng đa dạng các phương thức thu tiền...

Trì hoãn dòng tiền ra. Có nhiều cách khác nhau để trì hoãn chi trả tiền bao gồm:
- Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu
- Thanh toán đúng hạn: Nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn phải thanh toán. Công ty có thể vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà cung cấp đồng thời vẫn có thể sử dụng được khoản tiền đó lâu nhất có thể;
-  Đàm phán với nhà cung cấp khi họ không thấy được tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty cần trì hoãn thanh toán, cần phải có được sự tin tưởng và thông cảm từ phía nhà cung cấp;
-  Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của nhà cung cấp. Nó có thể có lợi cho công ty nhưng cũng có thể là một thiệt thòi cho công ty khi thanh toán sớm. Cần xem xét chi tiết các điều khoản;
- Không nên luôn luôn lựa chọn những nhà cung cấp có giá thấp nhất. Nhiều khi điều khoản thanh toán mềm dẻo có thể góp phần cải thiện dòng tiền của công ty hơn là mặc cả được giá rẻ.
- Khi hàng hóa đã nhận nhưng hóa đơn chưa về, đây là lý do hợp lý với nhà cung cấp để bạn có thể trì hoãn thanh toán, tuy nhiên cần cân nhắc nếu là nhà cung cấp thường xuyên.

Các dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt tiền mặt

Liệu tiền mặt của doanh nghiệp có khả năng bị thiếu hụt không? Hãy chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo tiềm tàng sau:

·        Tiền mặt đã sụt giảm trong nhiều tháng.

·        Phải mất nhiều thời gian hơn để thu hồi cáckhoản phải thu

·        Gia tăng khoản phải trả.

·        Bạn phải gạt sang một bên các hóa đơn đáng lẽ bạn phải thanh toán đúng hạn.

·        Bạn không thể trả lương bình thường cho bản thân.

·        Người bán liên tục gọi điện hỏi bạn về việc thanh toán các hóa đơn.

·        Mức hàng tồn kho tăng lên.

·        Bạn đã thấu chi tài khoản vãng lai và hy vọng bù đắp bằng doanh thu bán hàng mới.

·        Bạn phải dùng tiền của mình để trang trải các chi phí hàng ngày của doanh nghiệp 


Làm gì khi lượng tiền mặt không đủ để trang trải các khoản nợ sắp đến hạn

Khi bạn đã vận dụng các phương pháp tối ưu nhất để quản lý dòng tiền, tuy nhiên thì nhiều khi có những yếu tố khách quan không lường trước được, đó là những rủi ro trong kinh doanh như khách hàng rơi vào tình trạng ko đủ khả năng thanh toán cho bạn, nhà cung cấp thường xuyên cho bạn yêu cầu thanh toán sớm mặt dù chưa đến hạn nhưng để duy trì mối quan hệ bạn buộc lòng phải thanh toán,.. trong khi các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản vay ngân hàng, phải trả người lao động.. đang đồn đập kéo tới

Chìa khoá để vượt qua sự thâm hụt về tiền là việc nhận biết những vấn đề càng sớm và càng chính xác càng tốt. Các ngân hàng thường cảnh giác đối với những công ty khan hiếm về tiền. Họ thường chỉ thích chovay khi những công ty chưa thực sự cần tiền, khoảng một tháng trước khi công ty cần tiền để chi tiêu. Nếu công ty không phát hiện và dự đoán được sự thâm hụt ngân quỹ, ngân hàng rất khó có thể cho công ty vay khi công ty đang lâm vào tình trạng thâm hụt.

Nếu công ty bạn dự đoán được sẽ thâm hụt tiền, bạn có thể đàm phán một hạn mức tín dụng với ngân hàng. Điều này cho phép công ty có thể vay tiền khi cần. Thực sự cần thiết khi công ty có được hạn mực tín dụng trước khi gặp phải khó khăn về tiền.

Quản lý tiền theo cách Peter Lynch





















Peter Lynch được mệnh danh là nhà quản lý tiền số một trên thế giới. Ông đã phát triển Quỹ Magellan Fund từ 20 triệu USD năm 1977 lên đến mức 14 tỉ USD năm 1990. Trong 13 năm đó, ông không thua lỗ năm nào, và thắng chỉ số S&P 500 Index 11 năm trong số 13 năm.
Nhà đầu tư cá nhân
Để thành công, nhà đầu tư cá nhân phải tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau:
- Mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Nếu không có mục tiêu rõ ràng thì rất khó thành công.
- Bạn sẽ đầu tư trong khoảng thời gian ngắn hay dài? Hãy nghĩ đến thời gian dài.
- Bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu giá cổ phiếu mình đang đầu tư xuống đột ngột? Hãy bỏ qua những chu kỳ lên xuống giá bất thường.
- Bạn đã có căn nhà của mình chưa? Hãy là chủ một căn nhà trước khi bỏ tiền vào đầu tư.
Theo Peter Lynch, nhà đầu tư cá nhân không phải lúc nào cũng thua nhà đầu tư tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân có thể hành động nhanh, và có thể nghiên cứu thông qua những quan sát, trải nghiệm hàng ngày của mình với sản phẩm của các công ty niêm yết trong tư cách là người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nhờ đó, nhà đầu tư cá nhân có thể mua những cổ phiếu khá tốt mà nhà đầu tư tổ chức không quan tâm.
Cách lấy thông tin
Thứ nhất, nếu nhà đầu tư có công ty môi giới, thì phải sử dụng hết những dịch vụ mà nhà môi giới có trách nhiệm phải cung cấp. Luôn luôn hỏi nhà môi giới những số liệu trong quá khứ, tiềm năng phát triển, và số liệu nào để hỗ trợ cho sự tư vấn, đề xuất của nhà môi giới.
Cách thứ hai là gọi thẳng cho phòng quan hệ với nhà đầu tư của công ty (Investor Relations). Theo ông, nhà đầu tư nên khôn ngoan trong câu hỏi của mình. Đừng bao giờ hỏi: tại sao giá cổ phiếu của công ty đi xuống, sẽ nhận câu trả lời “có trời mới biết”. Không hỏi “công ty sẽ lãi trong năm nay bao nhiêu” mà hỏi rằng “thị trường dự đoán mức lợi nhuận của công ty trong năm nay sẽ là bao nhiêu?”.
Cách thứ ba là nghiên cứu báo cáo thường niên. Con số đầu tiên Lynch khuyên nhà đầu tư nên xem xét là tiền mặt và những gì tương đương tiền mặt sau khi đã trừ đi nợ dài hạn. Lấy số tiền mặt trừ nợ này chia cho tổng số cổ phiếu. Thương số này sẽ là mức chặn cuối cùng của thị giá. Thị giá không thể nào thấp hơn mức này. Như vậy nếu có cổ phiếu nào thấp hơn số này là nhà đầu tư nên mua ngay lập tức.
Con số thứ hai nên xem xét là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Cao quá thì sẽ ảnh hưởng đến sự lành mạnh và phát triển của công ty, nhưng thấp quá cũng không tốt, công ty không tận dụng được hiệu quả đòn bẩy của nợ. Theo ông, tùy ngành, nhưng tỷ lệ nợ trên vốn nên ở quanh mức 25%.
Hãy tìm cổ phiếu tốt từ sáu loại công ty
Quan trọng nhất trong đầu tư, theo ông, chúng ta phải tìm được cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành công, hay chính xác hơn là những cổ phiếu có giá trị. Khi đã chọn được những cổ phiếu đó, việc lên xuống thị giá của các cổ phiếu đó không còn quan trọng. Và ông rất giỏi khi tìm kiếm những “ten bagger” - những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng giá trị lên 10 lần (hay 1.000%).
Peter Lynch chia các công ty ra làm sáu loại như sau:
Slow Grower: Đây là những công ty lớn, ổn định đã trải qua những giai đoạn của chu kỳ phát triển. Các công ty này hiện tại chỉ tăng trưởng với tốc độ nhỉnh hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế
Stalwarts: Những công ty đã ổn định này năng động hơn các công ty Slow Grower một chút, nhưng vẫn thuộc loại công ty tăng trưởng chậm.
Fast Growers: Đây là những công ty đang tăng trưởng mạnh mẽ, có khi đến 20-25%/năm.
Cyclicals: Đó là những công ty mà kết quả kinh doanh cũng như thị giá cổ phiếu lên và xuống theo chu kỳ.
Asset Plays: Đây là những công ty có những tài sản với trị giá cao mà thị trường không nhận biết. Peter Lynch cho rằng không phải lúc nào Wall Street cũng định giá chính xác.
Turnarounds: Đây là những công ty có khả năng xoay chuyển tình thế. Cứ mỗi khi đối diện với khó khăn, những công ty này có đủ tài lực để thay đổi tình hình qua hướng sáng sủa hơn.
Peter Lynch ưu tiên chọn nhóm công ty Fast Growers, Asset Plays, Turnarounds vào danh mục đầu tư của mình. Tuy vậy ông cảnh báo rằng, sự phân loại các công ty có tính cách tương đối theo thời gian. Do đó cứ vài tháng một lần, phải kiểm tra và phân loại lại.
Công ty càng đơn giản càng tốt
Cũng gần giống với Warren Buffett, Peter Lynch chỉ thích đầu tư vào những công ty mà ông nắm rõ sự vận hành. Ông thích những công ty đơn giản và có ưu thế cạnh tranh cao: ưu thế là ưu thế về thương hiệu, hay những thế mạnh về sản xuất, chất lượng sản phẩm. Với ưu thế cạnh tranh cao, công ty sẽ tránh khỏi rủi ro khi thay đổi quản lý.
Điều quan trọng nhất để đầu tư vào một công ty là tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của nó. Trước khi đầu tư vào cổ phiếu của bất kỳ công ty nào, Peter Lynch khuyên chúng ta hãy tự hỏi và tự đối thoại với bản thân mình trong hai phút: cái gì tạo ra giá trị cho công ty này, và công ty có thể thành công không?
Ngoài những nguyên tắc cơ bản như giá trị tài sản, doanh số bán hàng, tỷ số tiềm năng của lợi nhuận trên thị giá, khả năng thanh khoản, Peter Lynch còn quan sát một số dấu hiệu khác để tìm ra những cổ phiếu tốt: người trong công ty có mua cổ phiếu đó không? Công ty có đang mua lại cổ phiếu của mình không?
Tránh đầu tư
Peter Lynch khuyên chúng ta tránh đầu tư vào những cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu được “đồn” sẽ là sao sáng. Đây sẽ là một Intel, một Microsoft tương lai... Những ngôi sao sáng như vậy rất hiếm. Và nếu ai cũng biết nó là sao sáng thì nó khó có khả năng trở thành sao sáng vì lúc đó giá đã được đưa lên cao rồi.
- Công ty mua công ty khác để đa dạng hóa. Peter Lynch không tin là những phi vụ mua bán lớn sẽ tạo ra sức mạnh hợp quần, và thường thì các công ty không quản lý hiệu quả nhiều chức năng phát sinh đột ngột của mình. Ông khuyên nhà đầu tư đừng nên đưa tiền vào những phi vụ mua bán “dở hơi” như vậy.
- Những công ty trung gian - không phải là nhà sản xuất, dịch vụ hay trực tiếp phân phối sản phẩm - và phụ thuộc vào một vài khách hàng chính. Khi một hai khách hàng không tiếp tục hợp tác thì tình hình kinh doanh của công ty sẽ trở nên rất tệ.
- Những công ty có tên quá đẹp, quá hấp dẫn thị trường. Peter Lynch khuyên chúng ta tìm kiếm những cổ phiếu có tên bình thường, thậm chí xấu, những cổ phiếu có giá trị mà không bị để ý.




Cách quản lý tài chính hiệu quả
Cách kiểm soát dòng tiền hợp lý, hiệu quả
Cách kiểm soát tài chính cá nhân thông minh
Dạy con tiêu tiền
Cách kiểm soát chi phí tốt nhất
Cách tiết kiệm tiền cho vợ chồng trẻ
Cách lập kế hoạch tài chính dài hạn


(ST)