Cách quản lý thời gian học tập tốt nhất

Học, học và học, thế nhưng dường như lúc nào bạn cũng cảm thấy thiếu thời gian kinh khủng. Liệu phân bố thời gian học tập có thật nan giải  như bạn nghĩ?



Học cách quản lý thời gian











Nhiều khi các bạn ước một ngày không chỉ có 24h để có thể đủ thời gian học tập, giải trí và làm cả những điều mình yêu thích nữa. Hãy phân bố thời gian hợp lí để không cuống khi học tập nhé!

1. List “đầu việc” trong ngày

Hãy sắp xếp các việc cần làm trong ngày theo thứ tự ưu tiên. Nếu cẩn thận, các bạn có thể ghi ra giấy để theo dõi và tiện tick. Tuy nhiên chúng mình hoàn toàn có thể tự sắp xếp “trong trí óc” nếu việc không quá nhiều! Hãy rà soát các đầu việc lớn cần làm và chia khoảng thời gian cho nó thật hợp lí!

Hãy biết cách xen kẽ thời gian vừa học vừa thư giãn, không nên chỉ có học liên miên. Mỗi bài học hãy chia thời gian thật khít để tránh tình trạng học dông dài, học mãi, rồi vừa học vừa uể oải.
2. Tận dụng thời gian rỗi

Chẳng hạn bạn có thể đọc sách khi đi xe buýt đến trường. Như vậy là bạn đã dùng một mũi tên mà bắn trúng hai đích rồi đấy.

Khi giúp mẹ làm việc vặt trong nhà, hãy thử nhẩm lại bài xem, hay cố nhớ lại công thức toán học, một từ mới Tiếng Anh mình vừa học. Như thế sẽ giúp chúng ta đỡ lãng phí thời gian đấy!

Kế hoạch dựng trại cô ủy nhiệm cho bạn, tại sao mình không tranh thủ nghĩ vào lúc này để xin ý kiến mọi người nhỉ! Nó sẽ không hề làm mất thời gian học tập của bạn đâu!

3. Hãy nói "không”!

Hôm nay có một bộ phim bạn cực kết, mà mai lại có bài kiểm tra 15’. Bạn đắn đo: Chỉ là 15 phút thôi mà, điểm thấp sẽ gỡ gạc lại sau. Nhưng hãy biết cách nói “không” đúng lúc nhé! Xem nhiều sẽ tạo cho chúng mình một thói quen không tốt chút nào cả. Hơn nữa đấy lại là thói quen khiến nhiều người càng ngày càng mất tự chủ, tự buông thả mình.

Cố gắng tập trung học bài, dù đó là bài 15 phút hay 1 tiết. Khi nào cảm thấy hoàn toàn tự tin, không sợ bất kì một câu hỏi nào trong bài kiểm tra sắp tới thì hãy xem ti vi nhé!

4. Thời điểm thăng hoa

Có nhiều bạn chỉ thực sự tỉnh táo và giải quyết tốt các bài tập vào lúc tối muộn. Hãy tự xác định cho mình một thời điểm vàng nhé! Nó sẽ giúp chúng mình học vào, sáng suốt giải quyết tất cả các bài tập.

Còn thời gian khác, mình có thể đọc SGK, xem lại một lượt tất cả các bài ọc trong ngày để nắm được sơ bộ tình hình chung nhé! Như thế khi đi vào học chi tiết sẽ rất thuận lợi.

5. Không quên ôn lại!

Hãy dành ra 5, 10 phút sau mỗi bài học để rà soát lại toàn bộ hệ thống mình đã học nhé! Bạn sẽ nắm được bài học một cách logic và tìm được mối liên quan giữa các bài. Mỗi ngày ôn một chút ít, đến khi có bài kiểm tra học kì, việc học lại của bạn sẽ trở nên dễ dàng!
6. Ngủ sâu!

Goodnight! ^^

Đừng cố thức khuya để làm xong việc gì đó. Thiếu ngủ thường xuyên chỉ khiến chúng ta thêm mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả. Tuy nhiên nhiều bạn chỉ làm được việc khi đêm muộn, thế thì chúng mình hãy ngủ bù nhé! Hãy đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi để bộ não không phải làm việc quá căng thẳng.

7. Cho mọi người biết thời gian biểu của bạn

Hãy thông báo thời gian biểu của mình cho mọi người, đặc biệt là người thân trong gia đình. Điều ấy sẽ tạo điều kiện để mọi người giúp bạn bố trí thời gian. Ví dụ như thời gian ăn trưa, ăn tối, thời gian làm việc gia đình… Nếu chúng mình không có phòng riêng thì nhìn vào thời gian biểu của bạn, mọi người sẽ chú ý trật tự, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bạn học.

Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy.

8. Mục tiêu vừa sức

Đừng quá tham vọng là những công việc quá sức, khiến chúng ta mệt mỏi. Ví dụ vừa đi học, vừa viết báo. Nếu nó thực sự không ảnh hưởng đến thời gian học tập của bạn thì hãy nên làm. Chứ đừng vì dành thời gian làm thêm hay tổ chức các hoạt động mà bạn vắt chân lên cổ rồi vẫn học hành sa sút.

Một điều nữa là cũng không nên lo lắng thái quá khi sắp đến một kì thi quan trọng. Thay vì ngồi lo lắng, bối rối, hãy bắt tay vào học tập luôn đi nhé!

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

  • Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
    Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
  • Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
  • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
    Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
  • Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
    để có được sự tập trung cao độ
  • Có “thời gian chết”?
    Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
  • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
  • Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
    Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
  • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

  • To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
    Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
  • Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
    Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
    Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
    Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
    Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
  • Lịch ghi kế hoạch lâu dài
    Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
    NNhững lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.
 

Bạn có những mong muốn, những dự định và mục tiêu cho riêng mình, điều đó chỉ ra thiên hướng sử dụng qũy thời gian của mỗi cá nhân. Thời gian của đời người là hữu hạn và mỗi người lại có những đam mê khác nhau, nên cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Và mỗi dự định cũng nên có thứ tự ưu tiên nhất định, đó là vì sao mà bạn nên có một lịch trình công việc cụ thể. Một kế hoạch làm việc chính là sự tương thích giữa niềm đam mê và nguyện vọng cá nhân với thời gian phù hợp mà bạn sở hữu.

 



Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việcquản lý thời gian của mình:

- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó.

- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 2 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài, ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.

Do đó: Nếu bạn thấy mình đã từng bỏ phí thời gian thì hãy học cách sống có kế hoạch ngay từ bây giờ.

- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".

- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh

-> Kế hoạch chỉ đem lại hiệu quả nếu đấy là một kế hoạch linh hoạt.

- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.

Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.

Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:

+ Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn.

+ Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn. Vâng hôm nay tôi muốn học nấu ăn trước khi làm bài tập hoặc tôi phải đi cắt tóc cái đã trước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất!

+ Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn.

+ Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá

Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn. 

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Dạy trẻ cách quản lý thời gian

Mặc dù quản lý thời gian liên quan tới những người trong độ tuổi lao động nhưng trẻ em vẫn có thể có được nhiều lợi ích từ các kỹ năng quản lý thời gian. Dạy trẻ các lợi ích của việc quản lý thời gian sẽ cho trẻ một công cụ toàn diện, giúp trẻ trong suốt cuộc đời. Trong khoảng thời gian khi hoạt động ở trường chồng chéo với thời gian cá nhân, gia đình và xã hội, trẻ sẽ bị căng thẳng hoặc chịu các áp lực không cần thiết nếu chúng không có kỹ năng quản lý thời gian. Bằng cách dạy các kỹ năng quản lý thời gian cho con trẻ, bạn có thể giúp trẻ loại bỏ những căng thẳng này và ngăn ngừa các xung đột khác.

Trong thế giới bận rộn này, trẻ em không có khả năng cân bằng tất cả các hoạt động cần thiết như trách nhiệm gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta có thể dạy cho trẻ em sử dụng thời gian hiệu quả hơn trong trường học. Tất cả các kỹ năng chúng ta dạy cho con trẻ trong những năm phát triển đầu đời sẽ được trẻ tiếp tục sử dụng trong suốt cuộc đời. Vì vậy, trong một khía cạnh của quản lý thời gian, chúng ta cũng nên dạy trẻ làm thế nào để sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan.

Một đứa trẻ có thể khó nắm bắt những khái niệm này, kiên trì và sự hiểu biết sẽ giúp con trẻ đạt được mục tiêu.

Trước khi trẻ đến trường

Trước khi trẻ đến trường, hãy lên một lịch những mục tiêu mà trẻ có thể đạt được, nó phải được treo trong phòng làm việc, phòng  ăn hoặc trong khu vực nhà bếp. Hãy tìm nơi nào đó gần với lịch mà bạn và con trẻ có thể ngồi và nói chuyện về các khái niệm khác nhau thời gian. Khi bạn đang giải thích các khái niệm về quản lý thời gian cho con trẻ thì có một đồng hồ và một chiếc đồng hồ bấm giây để xung quanh thì đó là một ý tưởng tuyệt vời. Đồng hồ cho chúng ta biết thời gian khi chúng ta nghĩ về những điều chúng ta phải làm và chúng ta phải bao lâu để nhận thức được những điều này.

Bây giờ cho con mình xem đồng hồ, tám giờ là đi ngủ, vì vậy nếu bạn muốn đọc một cuốn sách cho con vào buổi tối bạn có để sẵn sàng vào giường trước đó và tìm hiểu trước xem đọc cuốn sách đó mất bao lâu. Cầm đồng hồ bấm giờ trong tay và thiết lập thời gian bạn, đọc một cuốn sách với con và dừng đồng hồ một khi bạn đã kết thúc. Cho con mình xem thời gian trên đồng hồ bấm giờ. “Hãy xem có chúng ta phải mất bốn phút để đọc cuốn sách”, do vậy, bạn biết được thời gian lên giường năm phút trước khi thời gian ngủ để đọc một cuốn sách vào ban đêm.”

Đây chỉ là một trong nhiều ý tưởng mà sẽ giúp cho bạn và con trẻ một thuận lợi hơn trong việc quản lý thời gian. Bạn cũng có thể làm tương tự với việc làm các vặt, lau nhà, đi tắm, ra ngoài xem phim hay ăn tối, hoặc công việc nào khác.

Những điểm cần lưu ý:

  • Để một lịch lớn treo nơi mà trẻ có thể nhìn thấy nó.
  • Nói qua lịch trình lịch với con của bạn.
  • Thảo luận về các khái niệm về thời gian và nhiệm vụ khác nhau mất bao lâu.

Khi trẻ có các khái niệm cơ bản về thời gian và khoảng thời gian cần làm các công việc, bạn có thể nói chuyện với trẻ về thời gian trong ngày và bao nhiêu công việc là phù hợp với một ngày làm việc hoặc một ngày vui chơi.

Mua cho con một lịch học tập của học sinh, những lịch thường bắt đầu trong tháng Tám (khi học thường bắt đầu) và tiếp tục cho đến tháng Bảy năm sau. Đây là một cách tuyệt vời để trẻ tham gia lịch trình và giữ cho các hoạt động một cách có tổ chức.

Nếu trẻ có một kế hoạch ở trường học hay các báo cáo thì đây là cơ hội hoàn hảo để cho trẻ mất biết được khoảng thời gian thực hiện và cách sử dụng quản lý thời gian một cách hợp lý. Trẻ cần viết ra thời gian được chỉ định và thời gian thực hiện, các phần của kế hoạch sẽ được hoàn thành. Nếu trẻ có một bản báo cáo lý do và có hai tháng để hoàn thành kế hoạch thì trẻ cần phải đọc nửa cuốn sách trong vòng hai tuần, nửa còn lại trong 3/4 tuần, làm đề cương báo cáo vào tuần sau, bản dự thảo đầu tiên,… Hãy chắc chắn trẻ thực hiện nhiệm vụ này bằng cách khuyến khích và khen ngợi các nhiệm vụ đã hoàn thành.

Những điểm cần lưu ý:

  • Hãy chắc chắn rằng trẻ có một lịch học ở trường
  • Xem xét lịch trình với trẻ em mỗi tuần để chắc chắn rằng trẻ đã viết tất cả mọi thứ.
  • Bao gồm các hoạt động gia đình và ngày sinh nhật.

Nếu con bạn tham gia các môn thể thao, các hoạt động ngoại khóa, các nhóm và câu lạc bộ thì việc tham gia quá nhiều vào các hoạt động này có thể dễ phản tác dụng và gặp khó khăn khi trẻ mất bình tĩnh. Nói chuyện với con về việc tham gia vào quá nhiều có thể có ảnh hưởng trên mỗi mặt. Đó là cách thích hợp cho trẻ em để mở rộng kiến thức về việc tham gia vào những hoạt động khác nhau và tham gia vào quá nhiều chỉ tạo ra một tác động tiêu cực.

Bạn cũng nên có một lịch học tập cho trẻ em trong độ tuổi này và hoàn thành cùng với các nhiệm vụ như cung cấp ở trên.

Những điểm cần lưu ý:

Giải thích cho con bạn các khái niệm về việc tham gia quá nhiều các hoạt động.
Xem xét lịch của con.



Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả
Cách sắp xếp thời gian hợp lý và thông minh nhất
Cách tiết kiệm thời gian hiệu quả thông minh nhất
Cách tự học hiệu quả nhất bằng mẹo đơn giản
Cách lập kế hoạch thời gian hiệu quả nhất
Cách học bài nhanh thuộc bằng những mẹo đơn giản



(ST)